TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh sau và cho biết bức tranh vẽ những cảnh gì (SGK/26)
Gợi ý:
Tranh vẽ cảnh tiên bồng bềnh mây có người ông dặn dò con cháu, nàng tiên bước ra từ hoa sen và đôi hạc đang bay giữa núi non hùng vĩ.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột phải phù hợp với từ ở cột trái:
(- Viết vào vở theo mẫu. M: a - 4
- Dựa vào kết quả đã chọn, hãy nói lời giải nghĩa từ.)
Gợi ý: a - 4; b - 3; c - 1; d - 2
a) Được sự giúp đỡ, che chở âm thầm của bề trên, người đã khuất.
b) Rộng lượng, bao dung tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
c) Giàu cảm xúc, dễ cảm thương cho hoàn cảnh của người khác.
d) Vương vấn, quan tâm đến sự việc và con người.
5. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:
1) Câu thơ nào cho ta biết vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? (Viết câu thơ vào vở.)
2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Em còn biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
a. Truyện cổ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ cha ông.
b. Các bạn thiếu nhi rất thích đọc truyện cổ.
c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải. (Chọn ý đúng và trả lời thành câu.)
Gợi ý:
1) Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.
2) Bài thơ gợi nhớ những truyện cổ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường.
Những truyện cổ thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích cây khế, Sự tích trầu cau.
3) Bằng những truyện cổ, cha ông dạy ta sống nhân hậu, công bằng, độ lượng và chăm chỉ.
7. Đọc thầm truyện “Thỏ và Sóc” (SGK/29)
8. Tìm hiểu về hành động của nhân vật trong truyện.
Thảo luận, trả lời câu hỏi, nêu nhận xét:
1) Sóc có những hành động nào?
(- Khi Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc...
- Thỏ cố với, trượt chân ngã nhào, Sóc...
- Cành cây sắp gãy, Chích Chòe bảo buông Thỏ ra, nếu không Sóc có thế rơi xuống đá, Sóc...
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra nếu không sẽ bị rơi theo, Sóc...)
2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người như thế nào?
3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý:
1) - Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc vội ngăn vì sợ nguy hiểm.
- Thỏ trượt chân ngã nhào, Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ.
- Cành cây sắp gãy, Sóc vẫn cố giữ chặt Thỏ, không bỏ bạn.
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra, Sóc cương quyết không rời xa bạn.
2) Sóc là người nhân hậu, dũng cảm, không bỏ rơi bạn dù trong hoàn cảnh nguy hiểm.
3) Các hành động trên được kể theo thứ tự thời gian: hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Điền tên nhân vật vào chỗ trống trong Phiếu học tập.
Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích tốt bụng, hay giúp bạn. Còn sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý.
Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện:
1. Một hôm, ... được bà gửi cho một hộp hạt kê.
2. Thế là hằng ngày ... nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
3. ... đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
4. Khi ăn hết, ... bèn quẳng chiếc hộp đi.
5. ... không muốn chia cho .... cùng ăn.
6. ... bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.
7. Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa.
8. ... vui vẻ đưa cho ... một nửa.
9. ... ngượng nghịu nhận quà của ... và tự nhủ: “... đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”
(Các hành động cần được sắp xếp theo thứ tự:...)
Gợi ý:
Thứ tự cần điền tên nhân vật: 1. sẻ; 2. sẻ; 3. Chích; 4. sẻ; 5. sẻ, Chích; 6. Chích; 8. Chích, sẻ; 9. sẻ, Chích, Chích.
+ sắp xếp thành câu chuyện: 1-5-2-4-7-3-6-8-9.
+ Các hành động cần được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
3. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc
Dựa vào những câu hỏi sau, kể lại câu chuyện bằng lời của mình:
a) Bà lão nghèo làm gì để sinh sống?
b) Ba lão đã bắt được con ốc như thế nào?
c) Bà lão đã làm gì khi bắt được ốc?
d) Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
e) Khi rình xem, bà lão thấy gì?
Gợi ý:
Ngày xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc. Hằng ngày, bà đi mò cua bắt ốc để sinh sống qua ngày.
Ngày nọ, bà bắt được một con ốc rất xinh, vỏ ốc lấp lánh và xanh biếc. Thấy ốc dễ thương, bà không nờ bán mà mang về bỏ vào chum nước. Từ ngày có ốc, nhà cửa của bà rất ngăn nắp như có một bàn tay vô hình nào đó đã giúp bà. Đàn lợn đã được ăn no, vườn rau không còn cỏ, cơm nước đã chuẩn bị sẵn.
Khi rình xem, bà lão thấy một nàng tiên bước ra từ vỏ ốc. Thê là bà lấy vỏ ốc đập vờ đi và nàng tiên ơ lại sống với bà như hai mẹ con.