Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
381
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 16:49:14

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

   - Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.

   - Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.

   - Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

   Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.   Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. 

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

   Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: 

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

Luyện tập

    (Học thuộc lòng đoạn thơ)

Ý nghĩa - Nhận xét

   - Về nội dung:

    → Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân

    → Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.

   - Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 11:14:53

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

   - Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.

   - Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.

   - Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

   Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.   Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. 

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

   Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: 

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

Luyện tập

    (Học thuộc lòng đoạn thơ)

Ý nghĩa - Nhận xét

   - Về nội dung:

    → Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân

    → Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.

   - Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư