TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CHO RỪNG LUÔN XANH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Cùng chơi: Ô chữ bí mật.
Chọn một chữ trong ô vuông màu vàng đặt vào từng ô trống ở dưới để tạo từ (SGK/48).
Gợi ý:
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Trồng rừng ngập mặn” (SGK/48, 49).
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Vì sao mà một phần rừng ngập mặn bị mất đi? (Đọc đoạn 1)
2) Rừng ngập mặn bị mất đi gây ra hậu quả gì? (Đọc đoạn 1)
3) Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? (Đọc đoạn 2)
4) Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì? (Đọc đoạn 3)
Gợi ý:
1) Rừng ngập mặn bị mất đi do chiến tranh; các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.
2) Rừng ngập mặn bị mất đi làm cho lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
3) Các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
4) Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng bảo vệ đê không còn bị xói lở, lượng hải sản phát triển mạnh, các loài chim nước trở nên phong phú hơn, thu nhập của người dân được tăng lên đáng kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc đoạn văn về chú bé vùng biển (SGK/51).
2. Trao đổi: Đoạn văn trên tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Viết các từ ngữ em tìm được vào vở.
Gợi ý:
- Chiều cao: cao hơn hẳn bạn cùng trang lứa một cái đầu.
- Nước da: rám đỏ khoẻ mạnh với nắng, nước biển và gió biển.
- Thân hình: rắn chắc, nở nang.
- Cặp mắt: to và sáng.
- Miệng: tươi hay cười.
- Trán: hơi dô ra, vẻ bướng bỉnh, gan dạ.
3. Thảo luận: Trong bài văn tả ngoại hình của người nên chú ý tả những gì?
Gợi ý:
Trong bài văn tả ngoại hình của người nên chú ý tả những chi tiết tiêu biểu, nhằm khắc hoạ rõ nét hình ảnh của nhân vật, đồng thời nêu bật được tính tình và nội tâm của nhân vật ấy.
4. Lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm, ...).
5. Chuẩn bị kể chuyện theo một trong hai đề dưới đây:
Đề 1. Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
Đề 2. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
Tham khảo Truyện đọc lớp 5.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Tìm đọc trong sách báo hoặc trên mạng in-tơ-nét để biết ở rừng ngập mặn có những loài cây nào, có những con vật nào sinh sống.
2. Trao đổi với người thân và bạn bè những việc cần tránh để không gây ô nhiễm môi trường.
Gợi ý
1. Rừng ngập mặn có các loài cây: bần, mắm, đước, ô rô, dừa nước và những con vật như: chim nước; các loài bò sát như: kì đà, trăn, rắn, cá sấu.
2. Để tránh gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cần trồng cây, chăm sóc cây, không xả rác bừa bãi, không phá hoại cảnh quan môi trường.