Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.123
1
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:46:11
Soạn bài chữa lỗi dùng từ tiếp theo
I. Dùng từ không đúng nghĩa.
1. Lỗi ở các từ :
a. Yếu điểm
b. Đề bạt
c. Chứng thực
2. Chữa lại.
a. Khuyết điểm
b. Đề cử
c. Chứng kiến
II. Luyện tập :
1. Gạch dưới.
- Bản
- Xán lạn
- Bôn ba
- Thủy mặc
- Tùy tiện.
2. Điền vào :
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn.
3. Chữa lỗi :
a. Thay tống bằng đạp
b. … bao biện = che giấu
c. … tinh tú = tinh hoa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 01:37:29
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (TIẾP THEO)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Dùng từ không đúng nghĩa
a) Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.
b) Trong các câu sau, người viết đã mắc lỗi dùng từ như thế nào?
(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Gợi ý: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Hãy tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ: yếu điểm, đề bạt, chứng thực; xét xem các từ này đã được dùng như thế nào, có đúng không?
- yếu điểm: điểm quan trọng;
- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);
- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
c) Sửa lại lỗi về dùng từ sai nghĩa trong các câu trên:
Đối chiếu nghĩa của các từ trên với nghĩa của các từ nhược điểm (hoặc điểm yếu), bầu, chứng kiến, để thấy được độ chính xác khi thay thế.
2. Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Lựa chọn phương án đúng trong các trường hợp kết hợp từ sau đây:
(1) bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn);
(2) (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn;
(3) bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại);
(4) (bức tranh) thuỷ mặc - (bức tranh) thuỷ mạc;
(5) (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện.
Gợi ý:
- Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thuỷ mặc, tuỳ tiện.
- Kết hợp có các từ này là kết hợp đúng.
2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) khinh khỉnh / khinh bạc
- ...: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b) khẩn thiết / khẩn trương
- ...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c) bâng khuâng / băn khoăn
- ...: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ khinh bạc, khẩn thiết, bâng khuâng, rồi so sánh với các lời giải nghĩa. Các từ phù hợp với các lời giải nghĩa sẽ là: khinh khỉnh, khẩn trương, băn khoăn.
3. Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:
(1) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
(2) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
(3) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Gợi ý: Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung); câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ). Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).
0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

Dùng từ không đúng nghĩa

Câu 1 + 2 (trang 75 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Lỗi dùng từ và sửa lỗi:

a. yếu điểm (điểm quan trọng) → điểm yếu / nhược điểm (mặt yếu kém).

b. đề bạt (cử giữ chức vụ cao hơn, thường do cấp trên quyết định) → đề cử/ bầu (chọn giữ chức vụ cao hơn do mọi người quyết định).

c. chứng thực (xác nhận đúng sự thật) → chứng kiến (tận mắt nhìn thấy).

Luyện tập

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Các kết hợp từ đúng:

   - bản (tuyên ngôn)

   - (tương lai) xán lạn;

   - bôn ba (hải ngoại)

   - (bức tranh) thuỷ mặc

   - (nói năng) tuỳ tiện

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Chọn từ thích hợp:

a. khinh khỉnh

b. khẩn trương

c. băn khoăn

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Chữa lỗi dùng từ:

a. cú đá (hoạt động của chân, không phù hợp dùng với từ tống) → cú đấm.

b. bao biện (làm cả những việc lẽ ra phải để người khác làm, dẫn đến kết quả không tốt) → ngụy biện (dùng lí lẽ có vẻ đúng nhưng thực ra sai để rút kết luận sai).

c. tinh tú (các vì sao) → tinh túy (giá trị nhất, quý báu nhất).

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

I. Dùng từ không đúng nghĩa

Câu 1: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

a. yếu điểm: điểm quan trọng;

b. đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);

c. chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.

Câu 2: Sửa lại

a. Thay yếu điểm bằng nhược điểm (điểm yếu)

b. Thay đề bạt bằng đề cử

c. Thay chứng thực bằng chứng kiến

Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.

II. Luyện tập

Câu 1: Phương án đúng là:

- (1) bản (tuyên ngôn)

- (2) (tương lai) xán lạn;

- (3) bôn ba (hải ngoại)

- (4) (bức tranh) thuỷ mặc

- (5) (nói năng) tuỳ tiện

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b. Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c. Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.

Câu 3: Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung);

b. từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ).

c. tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×