LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

4 trả lời
Hỏi chi tiết
966
0
0
Nguyễn Thị Sen
01/08/2017 03:26:59
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH
CÂU BỊ ĐỘNG
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG
1. Xác định chủ ngữ: (SGK, Tr.57)
a) Mọi người yêu mến em. b) Em được mọi người yêu mến.
c) Chủ ngữ: Mọi người. d) Chủ ngữ: Em.
2. Sự khác nhau về ý nghĩa chủ ngữ (SGK, Tr.55)
a) Chủ ngữ trong câu (a) biểu thị chủ thể của hoạt động.
b) Chủ ngữ trong câu (b) biểu thị đối tượng của hoạt động.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(Theo Khánh Hoài)
Điền vào một trong hai câu:
a) Mọi người yêu mến em.
b) Em được mọi người yêu mến.
(1) Điền câu:
Câu (a) được chọn để điền vào đoạn trích:
- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
(2) Giải thích
Câu (a) được chọn vì nó giúp các câu văn trong đoạn văn liên kết chặt hơn. Câu trước đó đã nói về Em tôi, nên câu điền vào cũng nói về Em cho dễ hiểu. .
III. LUYỆN TẬP
Tìm câu bị động: (SGK, Tr.58)
(1) Câu bị động:
Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
• Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(2) Lí do:
Tác giả chọn viết loại câu bị động nhằm tránh lặp lại, đồng thời tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thông nhất cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ với chủ đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu chủ động và câu bị động

   Xác định chủ ngữ và ý nghĩa của nó :

   a.Mọi người” : chủ thể của hoạt động “yêu mến em”

   b.Em” : là đối tượng được hoạt động “yêu mến” tác động vào.

Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

   Em sẽ chọn câu (b). Vì câu trước đang nói về Thủy, câu sau tiếp tục nói về Thủy thì hợp logic hơn. Và cách nói này tạp được liên kết, thống nhất trong đoạn văn.

Luyện tập

   Các câu bị động là :

   a. Có khi được trưng bày trong tủ kính … trong hòm.

   b. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

   Tác giả chọn cách viết như vậy vì : Vừa tạo được sự đa dạng trong các kiểu câu lại tạo sợi dây liên kết logic mạch lạc chặt chẽ giữa các câu trong đoạn.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Giống : cùng nội dung miêu tả, cùng thiếu chủ thể hành động.

   - Khác : câu (a) sử dụng từ “được” còn câu (b) thì không.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Quy tắc chuyển câu chủ động sang bị động : Xem Ghi nhớ (SGK – trang 64)

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Cả hai câu đều không phải câu bị động. Vì chủ ngữ trong câu không phải là đối tượng được hoạt động khác hướng vào. Một cách phân biệt khác là hai câu này đều không có câu chủ động tương ứng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu Cách 1 Cách 2
a. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.
b. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Em bị/được thầy giáo phê bình.

   b. Ngôi nhà ấy đã bị/được người ta phá.

   c. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị/được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

   Câu bị động có từ “được” mang sắc thái ý nghĩa tích cực (biết ơn, hài lòng, vui mừng), ngược lại câu bị động có từ “bị” mang sắc thái tiêu cực (buồn, nuối tiếc).

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Đoạn văn tham khảo :

   Sách là nguồn tri thức dẫn tâm hồn con người đồng điệu với văn học. Những chân trời mới được sách khám phá. Văn học là ngọn nguồn của sách, nó dẫn ta phiêu lưu trên miền đất sa mạc nóng bức, hay đi trên đường băng vùng Bắc lạnh lẽo, … Thật thú vị biết bao khi đôi tay ta lướt trên những trang sách rộng mở đầy màu sắc ấy. Văn học là cảm hứng. Tình yêu văn học của em đã khơi gợi từ những tưởng tượng.

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I. Câu chủ động và câu bị động

a. Chủ ngữ là Mọi người là chủ thể của hành động yêu mến

b. Chủ ngữ là Em là đối tượng của hành động yêu mến

Câu (1) là câu chủ động, câu (2) là câu bị động.

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1: Chọn câu b "Em được mọi người yêu mến"

Câu 2: Câu đứng trước câu cần lựa chọn, và cả đoạn văn đều đang nói về Thuỷ (em). Thuỷ (em) trong đoạn này là đối tượng mà hoạt động hướng vào (được nói đến) chứ không phải là chủ thể của hoạt động. Cho nên, điền vào vị trí dấu ba chấm phải là câu bị động "Em được mọi người yêu mến." thì mới đảm bảo mối liên kết giữa các câu trong mạch chung của đoạn.

III. Luyện tập

- Trong hai đoạn văn, câu bị động là:

    + a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

    + a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

    + b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư