Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài sống chết mặc bay

4 trả lời
Hỏi chi tiết
966
0
0
Tô Hương Liên
01/08/2017 02:23:41
SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. (Câu 1, Sgk tr 81)
Đoạn 1: "Gần một giờ đêm... Khúc đê này hỏng mất": nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân;
Đoạn 2: "Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn... Điếu mày !": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê";
Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
2. (Câu 2, Sgk tr 81)
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện:
- Một bên là cảnh dân làng đang vật lộn với mưa gió để hộ đê thật thảm thương.
- Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi “hộ đê”.
c) Miêu tả hai cảnh tương phản trên, tác giả có dụng ý lên án tên quan lòng lang dạ thú, mắt đui tai điếc trước nỗi thống khổ của đồng bào huyết mạch.
Mặt tương phản thứ nhất đã được miêu tả bằng nhiều chi tiết thuộc về:
- Thời gian: gần một giờ đêm (ý nghĩa của thời điểm này).
- Độ mưa, độ dâng của nước sông.
- Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, căng thẳng (qua tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân).
- Sự bất lực của sức người trước sức trời. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
Kết luận: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân.
d) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
e) Phân tích từng mặt trong sự tương phản:
- Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:
• Thời gian gần một giờ đêm.
• Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
• Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
g) Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
Phân tích làm rõ mặt thứ hai của sự tương phản: cảnh quan phủ và nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình đã được miêu tả bằng nhiều chi tiết, trong đó tâm điểm là thuộc về tên quan phủ.
- Địa điểm: Gần kề nơi dân chúng phòng chống lụt: “đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chắc...” trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", “đèn thắp sáng trưng” (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).
- Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau bạc, rễ tía... (chứng tỏ một cuộc sống hưởng thụ đến tận cùng, quý phái, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).
- Dáng ngồi quan dạng, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ: nghi vệ tôn nghiêm
- Sự đam mê tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng... Mê mải theo dõi từng quân bài, khoái trá vỗ tay xuống sập khi thắng ván to.
- Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.
- Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ hoàn toàn điềm nhiên trước tiếng kêu vang trời dậy đất của đám dân quê khốn khổ khi đê vỡ: "Ừ! Thông tôm, chi chi nảy"...
3. (Câu 3, Sgk tr 82).
Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản. Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả thể hiện trong từng chi tiết:
- Cảnh trời mưa mỗi lúc một to: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống.
- Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao: nước sông Nhị Hà lên to quá, dưới sông thơi nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
- Âm thanh: tiếng trống, tiếng ốc, tiếng người gọi nhau sang hộ mỗi lúc thêm ầm ĩ.
- Sức người mỗi lúc một kiệt, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đê vỡ.
Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng ("mưa tầm tã", "vẫn mưa tầm tã trút xuống"). Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao ("nước sông Nhị Hà lên to quá" ""dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên"). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuối. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến...
Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân, và rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc "ù ! Thông tôm, chi chi nảy" trong một niềm vui sướng cực độ, nhưng là phi nhân tính - nói như tác giả là "lòng lang dạ thú". Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.
Tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp:
Hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong bài văn được kết hợp khéo léo để vạch trần tâm địa xấu xa, vô nhân, lên án gay gắt bọn quan lại lòng lang dạ thú và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân ta do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây nên.
4. (Câu 4, Sgk tr 82)
a) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
b) Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
c) Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp thành công, miêu tả nhân vật sắc nét, sử dụng ngôn ngữ sinh động. Bằng lời văn, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Sống chết mặc bay lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
LUYỆN TẬP
1. Hình thức ngôn ngữ vận dụng trong truyện “sống chết mặc bay”
Hình thức ngôn ngữ

Không
Ngôn ngữ tự sự
X

Ngôn ngữ miêu tả
X

Ngôn ngữ biểu cảm
X

Ngôn ngữ người kể chuyện
X

Ngôn ngữ nhân vật
X

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

X
Ngôn ngữ đối thoại
X


2. Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ.
* Mê bài bạc, không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê, rồi vùi đầu vào canh bạc, coi như không biết gì, cứ hò hét chánh tổng và bọn nha lại đi bài: Có ăn không thì bốc chứ!
* Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, quan phủ vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân: Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!... Đuổi cổ nó ra!
* Tiếp tục đánh tổ tôm cho đến khi được một ván bài to: Đây rồi!... Thế chứ lại! Ừ! Thông tôm, ... Tiếng reo trong niềm vui sướng cực độ, giữa lúc dân làng kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lệnh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ...
Ngôn ngữ đối ngoại trên cho thấy:
- Đây là một viên quan phong kiến hống hách, chỉ biết hưởng thụ phè phỡn.
- Đây là một viên quan mê bài bạc, vô trách nhiệm, sống chết mặc bay, vô lương tâm, lòng lang dạ thú.
- Như vậy ngôn ngữ nhân vật trong truyện phản ánh được những nét về tính cách nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Sống chết mặc bay

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục (3) :

   - Đoạn 1 (Từ đầu … Khúc đê này hỏng mất) : Tình hình đê vỡ và sức chống đỡ.

   - Đoạn 2 (tiếp … Điếu, mày ! ) : Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm bài bạc.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Kết cục đê vỡ, nhân dân lâm vào lầm than.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Hai mặt tương phản cơ bản : Một bên người dân vật lộn, chống chọi mưa gió căng thẳng. Một bên quan lại bài bạc nhàn nhã.

   b. Làm rõ sự tương phản :

   - Dân hộ đê : Gần một giờ đêm, mưa tầm tã, nước sông cao. Cảnh tượng nguy kịch, người đã mệt lử nhưng trời vẫn mưa như trút. Sức đê yếu hơn sức nước.

   - Quan phủ nha lại ung dung bài bạc : Trong đình cao ráo, vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy nga, đương vui cuộc tổ tôm.

   c. Qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được khắc họa :

   - Ngồi nơi an toàn, đẹp đẽ, có người hầu bài.

   - Dùng đồ ngon vật lạ, sang trọng.

   - Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã.

   - Không màng chuyện đê vỡ, thậm chí còn khó chịu. Khi quan vui mừng ù ván bài cũng là lúc nước tràn, nhà cửa trôi, kẻ sống người chết.

   d. Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này : so sánh nổi bật sự đối lập, tăng sự khổ cực của nhân dân cũng tăng lên sự vô trách nhiệm của kẻ làm quan. Mục đích cuối cùng là tố cáo sự vô trách nhiệm, ham mê bài bạc của lũ quan.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   a. Sự tăng cấp trong miêu tả người dân hộ đê :

   - Mưa mỗi lúc một nhiều.

   - Mực nước mỗi lúc càng cao.

   - Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.

   - Sức người mỗi lúc một yếu.

   - Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần.

   b. Sự tăng cấp trong miêu tả độ đam mê bài bạc của quan :

   - Mê bài bạc đến vứt bỏ trách nhiệm.

   - Bên ngoài càng ầm ĩ mà vẫn điềm nhiên nhàn nhã.

   - Sung sướng cực độ ù ván bài to trong khi bên dưới đã vỡ đê.

   c*. Sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã bóc trần bản chất “lòng lang dạ thú” của bọn quan phủ : vô trách nhiệm, mải mê ăn chơi, ích kỉ, nhẫn tâm đến mất nhân tính.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của Sống chết mặc bay :

   - Hiện thực : phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống, sinh mạng nhân dân với bọn quan lại.

   - Nhân đạo : thể hiện niềm thương cảm trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân, cũng là thương cảm nhân dân bị bọn quan vô trách nhiệm cầm quyền.

   - Nghệ thuật : kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo. Lời văn sinh động, đầy cảm xúc, miêu tả nhân vật sắc nét.

Luyện tập

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Có tất cả các ngôn ngữ nêu đã nêu trừ ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Câu 2* (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ thường ngắn, gọn, có khi trống không mang tính mệnh lệnh. Lúc trách mắng thì tuôn ra tràng dài. Điều này bộc lộ một tên quan hống hách, mê bài bạc, vô trách nhiệm, vô nhân tính.

   - Ngôn ngữ phù hợp với tính cách. Ngôn ngữ phản ánh tính cách, tính cách bộc lộ qua ngôn ngữ.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Xem thêm: Tóm tắt: Sống chết mặc bay

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu… khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

- Phần 2 (tiếp… điếu, mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm mải mê đánh đổ tôm.

- Phần 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2) Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ

Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than

Câu 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

   + Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh

   + Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ

   + Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét

c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

   + Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú

Câu 4 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê

- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.

- Giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn bằng chứ quốc ngữ, nhân vật bắt đầu có tính cách

   + Tác giả sử dụng thành biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.

Luyện tập

Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2): Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là

Hình thức ngôn ngữ Không
Ngôn ngữ tự sựX
Ngôn ngữ miêu tảX
Ngôn ngữ biểu cảmX
Ngôn ngữ người kể chuyệnX
Ngôn ngữ nhân vậtX
Ngôn ngữ độc thoại nội tâmX
Ngôn ngữ đối thoạiX

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2): Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:

   + Hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm…

   + Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân

⇒ Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ , đó là thành công của tác giả

Ý nghĩa - Nhận xét

    Qua lời văn cụ thể, sinh động và sự khéo léo trong việc vận dụng hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật tự sự của tác giả, học sinh thấy được tiếng nói phê phán hiện thực sâu sắc: lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời học sinh cảm nhận được tinh thần nhân đạo của tác phẩm thông qua niềm cảm thương trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:13:41

Soạn bài: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư