TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI HOÀ BÌNH CHO THẾ GIỚIA. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN1. Quan sát bức tranh minh hoạ cho chủ điểm Cánh chim hoà bình và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì (SGK/56).Gợi ý:Bức tranh vẽ cảnh anh bộ đội cùng các bạn thiếu nhi cùng nhìn những cánh chim bồ câu (sứ giả của hoà bình). Một bạn dâng tặng những bông hoa tươi thắm cho anh bộ đội khi anh đã chiến đấu để bảo vệ hoà bình cho đất nước.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:1) Chuyện gì đã xảy ra với Xa-xa-cô?
Em chọn ý đúng để trả lời
a) Phải chứng kiến những người chết vì bom nguyên tử.
b) Bị nhiễm phóng xạ do bom nguyên tử và bị lâm bệnh nặng.
c) Tìm được cách thoát nạn, không bị nhiễm phóng xạ nguyên tử.
2) Xa-xa-cô đã làm gì để hi vọng kéo dài cuộc sông?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a) Nằm trong bệnh viện, nhẩm đếm từng ngày của cuộc đời.
b) Tin vào truyền thuyết, lặng lẽ gấp cho đủ một nghìn con sếu giấy.
c) Kêu gọi mọi người gấp đủ một nghìn con sấu giấy cho mình.
3) Các bạn nhỏ đã làm gì?
- Để thể hiện mong ước thiết tha cho Xa-xa-cô được sống.
- Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình).
4) Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
Gợi ý:1) b; 2) b
3) - Để thể hiện mong ước thiết tha cho Xa-xa-cô được sống, các bạn nhỏ đã gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô.
- Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muôn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
4) Em sẽ nói: “Bạn hãy yên nghĩ nhé! Bạn đã nhắc nhở chúng tôi phải yêu chuộng hoà bình và biết đấu tranh bảo vệ hoà bình”.
6. Tìm hiểu về từ trái nghĩa.1) So sánh nghĩa của các từ in đậm trong câu sau để hiểu thế nào là từ trái nghĩa:
Chúng ta phải biết giữ gìn, không được phả hoại môi trường.
2) Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
(Gợi ý: vinh: được kính trọng, được đánh giá cao; nhục: xấu hổ đến mức khó chịu đựng nổi vì cảm thấy mình bị khinh bỉ hoặc đáng khinh bỉ, danh dự bị xúc phạm nặng nề).
3) Câu tục ngữ trên muôn nói điều gì? Cách dùng các từ trái nghía trong câu tục ngữ có tác dụng gì?
Gợi ý:1) - Giữ gìn: giữ cho nguyên vẹn, không để hư hỏng.
- Phá hoại: cố ý làm cho hỏng.
Giữ gìn và phá hoại là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.
2) Vinh trái nghĩa với nhục.
Chết trái nghĩa với sống.
3) Câu tục ngữ trên nêu bật quan niệm sông cao đẹp của người Việt Nam, thà chết mà được mọi người kính trọng còn hơn sông trong sự khinh bỉ của người đời.
Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ có tác dụng làm nổi bật trạng thái đối lập nhau.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở:a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Gợi ý:a) đục trái nghĩa với trong.
b) đen trái nghĩa với sáng
c) rách trái nghĩa với lành; dở trái nghĩa với hay.
2. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:a) Hẹp nhà ... bụng.
b) Xấu người ... nết.
c) Trên kính ... nhường.
Gợi ý:a) rộng; b) đẹp; c) dưới.
3. Trò chơi: Thi tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:a) Hoà bình
b) Thương yêu
c) Đoàn kết
Gợi ý:a) chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn.
b) thù hận, thù ghét, căm ghét.
c) chia sẽ, xung khắc.
4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở hoạt động 3 và ghi vào vở.Gợi ý:- Trẻ em trên toàn thế giới luôn mong muôn được sống trong hoà bình.
- Mọi người đều xem chiến tranh là kẻ thù của mình.
6. a) Ghi vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần.
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quàn đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.
b) Tiếng nghĩa và tiếng chiến có gì giống nhau và có gì khác nhau về cấu tạo?
Gợi ý:a)
Tiếng
| Vần
|
Âm đệm
| Âm chính
| Âm cuối
|
Nghĩ
|
| ia
|
|
Chiến
|
| iê
| N
|
b) Tiếng nghĩa và tiếng chiến có cấu tạo:
- Giống nhau: có âm chính là nguyên âm đôi.
- Khác nhau: tiếng nghĩa không có âm cuối, tiếng chiến có âm cuối.
7. Thảo luận, nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.Gợi ý:- Tiếng nghĩa không có âm cuối: ghi dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
- Tiếng chiến có âm cuối: ghi dấu thanh ở chữ thứ hai ghi nguyên âm đôi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNGCùng người thân thi đặt câu với từ trái nghĩa:
M: Người thứ nhất đặt câu có một tính từ “Người thì cao”, người thứ hai sẽ nói “Người thì thấp" rồi đổi lượt.
Gợi ý:Đặt câu với từ trái nghĩa.
- Con cá này to. Con cá này nhỏ.
- Chiếc cốc này đầy nước. Chiếc cốc này vơi.
- Chiếc ao này sâu. Chiếc ao này nông.