Soạn bài: Làng
Tóm tắt:
Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tình huống truyện : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :
+ Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.
- Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.
- Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.
Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Qua lời trò chuyện, ta thấy:
+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.
+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.
- Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí : chân thực, sâu sắc, sinh động
- Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.
Luyện tập
Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Phân tích đoạn văn : Ông lão náo nức...đi đôi phần.
- Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, gần gũi đời sống hằng ngày.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước : Quê hương (Tế Hanh)
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
+ Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
- Nét riêng của truyện Làng : thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật.