Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài liên kết các đọan văn trong văn bản

7 trả lời
Hỏi chi tiết
3.644
7
8
Tô Hương Liên
01/08/2017 01:22:55
Soạn bài liên kết các đọan văn trong văn bản
I. Kiến thức cơ bản
A. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Hai đoạn văn trong SGK cùng kể về nhà trường, bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau vì:
- Đoạn trước kể về ngày học sinh tựu trường.
- Đoạn sau kể tác giả có ghé lại nhà trường một lần… nêu cảm tưởng về trường lớp.
2.
a. Nhưng hai đoạn văn này được viết lại có thêm tổ hợp từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn.
b. Hai đoạn văn đã diễn tả bảo đảm tính mạch lạc của văn bản.
c. Như vậy, tổ hợp “trước đó mấy hôm” là phương tiện chuyển đoạn, để chúng liền ý, liền mạch.
B. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Có hai biện pháp để chuyện đoạn văn:
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a. Hai đoạn văn của Lê Trí Viễn dùng từ ngữ để chuyển đoạn Trước hết, đầu tiên, bắt đầu là làm phương tiện chuyển đoạn.
Như vậy hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê nên từ ngữ chuyển đoạn là Bắt đầu là tìm hiểu … Sau khâu tìm hiểu.
b. Hai đoạn văn của Thanh Tịnh dùng các từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, thế mà, tuy vậy… làm phương tiện chuyển đoạn.
Hai đoạn văn này đã dùng các từ: trươc đó mấy hôm… nhưng lần này lại khác… làm phương tiện chuyển đoạn.
c. Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ. Trước đó là lúc nhân trước nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.
d. Đọc đoạn văn (Hồ Chí Minh – cách viết) ta thấy có những từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết như tóm lại, nói tóm lại.
Hai đoạn này có ý nghĩa tổng kết, khái quát, nên từ liên kết chuyển đoạn là: bấy giờ, nói tóm lại.
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Câu liên kết hai đoạn văn của Bùi Hiển là “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Đây là câu nối.
II. Luyện tập
Câu 1. Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong đoạn trích của Lê Trí Viễn, Thạch Lam và Nguyễn Đăng Mạnh là:
a. Nói như vậy…
b. Thế mà…
c. Cũng cần (nối đoạn 2 với đoạn 1) tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).
Câu 2. Các em chép các đoạn văn vào vở bài tập rồi chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp (trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn:
Gợi ý:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời.
Câu 3. Viết một số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan “cai đoạn chị Dậu…”. Tác giả đã tả sự việc rất phù hợp với logic, khách quan và tính cách nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 01:43:44
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tại sao phải chú ý đến việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
a) Đọc, so sánh hai cách viết sau và cho biết cách viết nào hợp lí hơn, vì sao?
(1) Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
(2) Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Gợi ý: Các câu trong đoạn phải nối kết với nhau để triển khai chủ đề của đoạn văn; đến lượt các đoạn cũng phải nối kết với nhau để đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Ở đây, ta không xem xét đoạn văn trong thế độc lập, tách rời mà đặt chúng trong mối quan hệ với đoạn trước và sau nó để xem xét sự duy trì, kết nối mạch triển khai nội dung. Hai đoạn văn trong ví dụ (1) không hợp lí vì mối quan hệ giữa chúng lỏng lẻo.
b) Nhận xét về tác dụng của cụm từ “Trước đó mấy hôm” trong ví dụ (2).
Gợi ý: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” không đơn thuần chỉ là cụm từ chỉ thời gian xảy ra hành động. Trong mối liên hệ giữa hai đoạn văn, cụm từ này có chức năng liên kết đoạn, là gợi dẫn quan trọng để người đọc có thể hiểu được diễn biến của các sự việc ở những đoạn văn khác nhau. Phải có những phương tiện liên kết này thì liên kết ý nghĩa giữa các đoạn mới chặt chẽ, liền mạch.
c) Qua tác dụng liên kết đoạn của cụm từ “Trước đó mấy hôm”, hãy tự rút ra nhận xét về tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.
Gợi ý: Khi kết thúc đoạn văn này chuyển sang đoạn văn khác, người viết phải chú ý sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện liên hệ ý nghĩa giữa chúng.
2. Các cách liên kết đoạn văn trong văn bản
a) Sử dụng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a1) Nội dung của hai đoạn văn sau có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Gợi ý:
+ Xác định được ý của mỗi đoạn;
+ Lưu ý mối quan hệ diễn biến theo các bước trước - sau giữa tìm hiểucảm thụ.
- Để thể hiện mối quan hệ trước - sau giữa hai bước của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, tác giả đã làm như thế nào?
Gợi ý: Tác giả đã sử dụng các từ ngữ liên kết: Bắt đầu là khâu tìm hiểu. - Sau khâu tìm hiểu
- Hãy kể thêm những từ ngữ có quan hệ liệt kê tương tự như những từ ngữ trong hai đoạn văn trên.
Gợi ý: trước hết, đầu tiên, trước tiên, thoạt đầu,… - tiếp đến, tiếp theo, sau nữa,…; một là - hai là - …
a2) Hai đoạn văn sau có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Gợi ý: Nội dung của hai đoạn văn có quan hệ đối lập, tương phản nhau (cảm nhận khác nhau về ngôi trường ở những thời điểm khác nhau).
- Mối quan hệ đối lập, tương phản giữa hai đoạn văn được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý: Lần ấy… - Nhưng lần này…
- Tìm thêm các từ ngữ biểu thị mối quan hệ tương phản.
Gợi ý: song, trái lại, ngược lại, thế mà,…
a3) Phân tích đặc điểm từ loại của các từ ngữ liên kết hai đoạn văn sau:
Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Gợi ý: “đó” trong cụm từ liên kết đoạn “Trước đó mấy hôm” thuộc từ loại chỉ từ. “đó” chỉ thời điểm buổi tựu trường đầu tiên (nói đến ở đoạn văn trước), “trước đó” tức là trước thời buổi tựu trường. Như vậy, chỉ từ cũng có khả năng tham gia vào liên kết đoạn văn.
- Hãy kể thêm các chỉ từ, đại từ tương tự:
Gợi ý: này, đây, ấy,…
a4) Hai đoạn văn sau có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
Bây giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.
Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ.
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
Gợi ý: Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là mối quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết, khái quát.
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa cái cụ thể và cái tổng kết, khái quát ở trên được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý: Cụm từ “Nói tóm lại”.
- Kể thêm những từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát.
Gợi ý: như vậy, nhìn chung, tổng kết lại,…
b) Câu liên kết đoạn văn
- Trong đoạn trích sau đây, câu nào có nhiệm vụ liên kết các đoạn văn với nhau?
U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận.
Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.
(Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí)
Gợi ý: Câu “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!” có tác dụng chuyển tiếp giữa hai đoạn văn, khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung mới.
c) Qua các trường hợp đã phân tích ở trên, hãy tổng kết lại về cách liên kết đoạn văn.
Gợi ý: Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn, người ta thường dùng hai phương tiện: từ ngữ liên kết (quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,…) và câu liên kết.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Giảng văn rõ ràng là khó.
Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng.
(Lê Trí Viễn)
b) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
c) Muốn đánh giá đầy đủ vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan, cần nhớ lại nền văn xuôi nước ta trong buổi đầu xây dựng khoảng trước sau năm 1930. Lúc bấy giờ trên sách báo còn đầy rẫy thứ văn biền ngẫu, ước lệ sáo rỗng, dài dòng luộm thuộm. Chính lúc ấy Nguyễn Công Hoan xuất hiện, đã tìm được cho mình hướng đi đúng đắn: hướng đi của chủ nghĩa hiện thực, của tiếng nói giầu có và đầy sức sống của nhân dân.
Cũng cần đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại ở nước ta. Mấy năm sau này sẽ xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc. Nhưng lịch sử văn học vẫn mãi mãi ghi đậm nét tên tuổi của những người có công phá lối, mở đường, tiêu biểu là Nguyễn Công Hoan.
Tuy nhiên, nếu như thể loại truyện ngắn nói chung đã được nhiều nhà văn nối tiếp nhau phát triển và hoàn thiện mãi, thì riêng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, chưa có cây bút kế thừa.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh,
Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan)
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn.
- Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ ý nghĩa ấy.
Gợi ý: Mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn sẽ quy định việc sử dụng từ ngữ liên kết. Các từ ngữ liên kết thường đứng ở đầu đoạn sau.
Mối quan hệ ý nghĩa trong từng trường hợp liên kết: (a) - quan hệ suy luận giải thích (đại từ thay thế như vậy); (b) - quan hệ tương phản (thế mà); (c) - liệt kê, tăng tiến (cũng), đối lập, tương phản (tuy nhiên).
2. Lựa chọn các từ ngữ cho trước để điền vào chỗ trống (…) trong các đoạn văn dưới đây cho thích hợp và giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy.
a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
(…) oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(từ đó / từ nãy / từ đấy)
b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
(…) : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.
(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)
(nói tóm lại / như vậy / nhìn chung)
c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
(…) điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
(nhưng / song / tuy nhiên)
d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
(…) Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học?
(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)
(Đi bộ đội hay đi học? / Thật khó trả lời.)
Gợi ý: Cơ sở để lựa chọn là mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. Đối với những từ ngữ có ý nghĩa tương đương nhau thì phải xem xét đến sắc thái ý nghĩa khác nhau giữa chúng để lựa chọn cho phù hợp với sắc thái ý nghĩa của văn bản. Ví dụ đối với đoạn trích (a), từ đótừ đấy tương đối trùng nhau về nghĩa gốc, chỉ khác nhau về sắc thái; nhưng từ đó phù hợp với sắc thái lời kể truyện cổ hơn từ đấy.
3. Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?
Gợi ý: Tham khảo:
“Chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, nhưng nhân vật cai lệ đã được Ngô Tất Tố khắc hoạ một cách rõ nét, sống động hệt như một con thú ác thực sự, đang sống. Làm sao những người dân lành có thể sống yên ổn được dưới roi song, tay thước, dây thừng của hạng người đểu cáng này!
Thế mà chị Dậu đã phải sống, cả nhà chị Dậu đã phải sống và nói rộng ra, cả cái làng Đông Xá này đã phải sống, tất cả những người nông dân ở biết bao cái làng khác cũng đã phải sống. Chỉ có điều sống dở chết dở, sống đau sống đớn mà thôi. (…)
(…) “Cháu van ông,…, ông tha cho!” Đến mức như thế mà tên cai lệ không những không mủi lòng lại còn đấm vào ngực chị Dậu mấy đấm. Đến đây, mới thấy bắt đầu những dấu hiệu phản kháng: Chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “Không thể chịu được” nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù.
Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng…”
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn (cb), Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 8, NXB ĐHQG TPHCM, 2004)
1
0
Phat tran
21/09/2017 21:26:34
Tim nhung tu ngu lien ket cac doan van trong van ban "lao hac"
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai đoạn văn này đều liên quan đến trường Mĩ Lí, nhưng lại không có mối liên hệ rõ ràng. Bởi đoạn trước nói về sân trường hiện tại lại đột ngột chuyển sang việc trong quá khứ.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa thời gian và tạo liên kết đoạn trước.

   b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn có sự liên hệ về dòng hồi tưởng của tác giả.

   c. Đoạn văn có liên kết đoạn sẽ mạch lạc, chặt chẽ và hợp lí hơn.

Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

Câu Quan hệ ý nghĩa Từ ngữ liên kết Từ liên kết tương tự
a. liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ - Bắt đầu là…
- Sau khâu tìm hiểu là…
trước hết, đầu tiên, thoạt đầu,… - tiếp đến, tiếp theo, sau nữa,…; một là - hai là…
b. cùng nói về cảm xúc của nhân vật “tôi” với ngôi trường Mĩ Lí nhưng nhưng, trái lại, vậy mà, song,…
c. thời gian Trước đó đó, này, kia,…
d. quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết Nói tóm lại như vậy, nhìn chung, tóm lại,…

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn

   Câu liên kết hai đoạn văn đã cho là Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy!

   Câu có tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.

Luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu Từ ngữ liên kết Quan hệ ý nghĩa
a. Nói như vậy quan hệ suy luận giải thích
b. Thế mà quan hệ tương phản
c. - cũng
- Tuy nhiên
- liệt kê, tăng tiến
- đối lập, tương phản

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền từ ngữ hoặc câu thích hợp:

   a. Từ đó

   b. Nói tóm lại

   c. Tuy nhiên

   d. Thật khó trả lời.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Đoạn văn tham khảo:

   “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Quả thực đúng như ý kiến của Vũ Ngọc Phan, đó là đoạn thể hiện rõ nét, sinh động tính cách nhân vật. Tình huống được xây dựng thật khéo léo. Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ tác giả miêu tả linh hoạt, sống động. Tên cai lệ hiện ra như một con ác thú thực sự, và chị Dậu đại diện cho sự bất mãn, sự áp bức khốn cùng bị kháng cự. Đó là đỉnh điểm của sự phản kháng. Kết hợp ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo càng làm nên cái “tuyệt khéo” của đoạn văn.

   Nhìn chung, cái “tuyệt khéo” được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều mặt ngôn từ diễn tả. Ngô Tất Tố thực sự đã tạo dựng được một đoạn văn đầy cao trào thật xuất sắc.

   → Phương tiện liên kết : Nhìn chung → quan hệ nội dung cụ thể và tổng kết.

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

I- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

1.

- Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.

-> Bởi vì đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.

- Hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau.

2.

" Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người… các nhà trong làng."

a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản.

a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

II- Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ liên kết các đoạn văn

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở phía dưới

- Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b, Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

d, Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

2. Câu liên kết giữa hai đoạn văn trên " Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy" có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên.

- Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn người ta có thể dùng từ ngữ hoặc câu nối.

Luyện tập

Bài 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a, Từ nối " Nói như vậy" : quan hệ suy luận, giải thích

b, Từ "Thế mà" : quan hệ tương phản

c, Từ "cũng cần" nối đoạn 1 với đoạn 2: mối quan hệ tăng tiến

Từ "tuy nhiên" nối doạn 2 với đoạn 3: quan hệ tương phản

Bài 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

a, Từ đó

b, Nhìn chung

c, Nhưng

d, Thật khó trả lời

Bài 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận định: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", đây là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất đúng với tên gọi "Tức nước vỡ bờ".

Đầu tiên, tác giả xây dựng nên tình huống truyện đặc sắc tái hiện không khí thu thuế ngột ngạt ở vùng quê nghèo Đông Xá trong đó gia đình chị Dậu thuộc vào cảnh cùng đường lại còn phải đóng thêm suất sưu thuế cho người em chồng đã mất. Chính vì thế chị Dậu phải bán con bán cả đàn chó để lo tiền đóng sưu, anh Dậu bị trói đánh tới ngất đi, vừa về nhà thì bọn cai lệ đã hùng hổ xông tới. Chúng sầm sầm tiến vào nhà roi song, tay thước định trói anh Dậu. Chị Dậu khẩn thiết van xin khất sưu nhưng với bản tính hung hãn của những kẻ lòng lang dạ thú chúng "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", ‘tát một cái đánh bốp". Không thể chịu nhịn, chị Dậu "nghiến hai hàm rằng", túm lấy cổ tên cai lệ rồi ấn dúi hắn ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo nhưng miệng vẫn thét trói vợ chồng chị Dậu. Người nhà lý trưởng sấn sổ bước tới giơ gậy đánh chị nhưng cũng bị chị túm cổ lẳng ra ngoài thềm. Đây là đoạn cao trào nhất trong tác phẩm: một người phụ nữ cam chịu nay đã biết đứng lên phản kháng, đó cũng là sức mạnh tiềm tàng của những con người nhỏ bé bị áp bức trong xã hội thực dân phong kiến cũ.

Như vậy, "cái tuyệt khéo" ở đây khi tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, tạo dựng ngôn ngữ của tác giả, đối thoại… Đoạn trích tô đậm thêm phẩm chất của người phụ nữ nông dân đảm đang, thương chồng con đồng thời luôn cháy trong mình tinh thần phản kháng mạnh mẽ trước bạo tàn, bất công.

0
0
vo tai
19/09/2019 20:22:28
Hai đoạn văn không có mối liên hệ gì với nhau. Vì nội dung, ý nghĩa của 2 đoạn không có sự liên kết: Đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.
Câu 2:
a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai.
b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau một cách logic về mặt ý nghĩa, khiến cho 2 đoạn có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc về mặt nội dung.
c. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: Giúp cho các đoạn trong văn bản liên kết với nhau về mặt ý nghĩa tạo ra sự thống nhất về chủ đề trong văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
a.
- Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ
- Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên: “bắt đầu”, “sau... là”.
- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, sau đó, tiếp đến, tiếp theo, tiếp sau, cuối cùng, sau nữa, một mật, mặt khác, một là, hai là...
b.
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: tương phản, đối lập.
- Từ liên kết trong hai đoạn văn: “nhưng”
- Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, khác với, tuy vậy, song...
c. Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: Đó, này, ấy, đây, vậy, đấy...
d.
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: từ cụ thể đến khái quát.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn : “nói tóm lại”.
- Các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát : tóm lại, nhìn chung, tổng hợp lại, nói tóm lại, tổng kết lại...
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Câu liên kết giữa hai đoạn văn: “Ấy dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Câu văn này có tác dụng liên kết là câu chuyển tiếp, khép lại nội dung đoạn 1 và bắt đầu nội dung đoạn 2.
Luyện tập
Câu 1: (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Từ ngữ liên kết trong đoạn văn và quan hệ ý nghĩa mà chúng thể hiện:
a. nói như vậy: quan hệ suy luận giải thích.
b. thế mà: quan hệ tương phản.
c. cũng: quan hệ liệt kê, tăng tiến, tuy nhiên: quan hệ đối lập tương phản.
Câu 2: (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Điền vào chỗ trống :
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
Câu 3: (trang 55 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo" là một nhận định đã khẳng định được giá trị của tác phẩm “Tắt đèn”. Trước tiên, đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ, Ngô Tất Tố đã tạo được một tình huống truyện gay cấn, kịch tính tạo cho người đọc sự bất ngờ, hồi hộp và cuối cùng là sự hả hê. Bên cạnh đó, đoạn trích đã khắc họa một cách chi tiết, sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật. Chúng ta thương xót và khâm phục một chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Ngược lại, căm phẫn trước một cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn. Cảnh đánh nhau ấy còn đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn bởi giọng văn hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai. Tóm lại, đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.
- Phương tiện liên kết trong đoạn văn trên: Từ ngữ có tác dụng liên kết
+ “Trước tiên”: Liệt kê
+ “Bên cạnh đó”: Quan hệ từ
+ “Ngược lại”: Thể hiện sự đối lập
+ “Tóm lại”: mang ý nghĩa tổng kết
Các bài soạn văn lớp 8 tập 1 ngắn gọn khác:
0
0
vo tai
19/09/2019 20:41:10
I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Hai đoạn văn có liên hệ với nhau. Vì chúng đều nói về trường làng Mĩ Lí.
2. a, Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn 2.
b, Với cụm từ trên, hai đoạn văn có liên hệ với nhau về mặt thời gian, đoạn 2 nói đến sự việc xảy ra trước đoạn 1, từ đó làm nổi bật những thay đổi trong ấn tượng về trường làng Mĩ Lí.
c, Việc liên kết đoạn trong văn bản kiến văn bản trở nên mạch lạc, logic hơn.
II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a, + Hai khâu đó là: tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm, cảm thụ tác phẩm.
+ Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là; Sau khâu…là khâu.
+ Phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, trước tiên, bắt đầu, sau đó, tiếp theo, tiếp đó, ngoài ra, bên cạnh đó,…
b, + Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn: quan hệ đối lập.
+ Từ ngữ liên kết: nhưng lần này lại khác.
+ Phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, không giống như vậy, trái với điều đó,…
c, + “đó” thuộc từ loại chỉ từ.
+ “Trước đó” là trước ngày đầu tiên đi học.
+ Các chỉ từ, đại từ có tác dụng liên kết: đó, này, thế, đây, kia, ấy, vậy,…
d, + Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn: cụ thể, chi tiết – tổng kết, khái quát.
+ Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại.
+ Phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết: tóm lại, nhìn chung, chung quy lại, tổng kết lại, tổng hợp lại,…
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
+ Câu liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
+ Câu này có tác dụng liên kết vì nó giúp chuyển từ một nội dung sang một nội dung khác, chuyển từ đối thoại sang lời độc thoại.
Luyện tập
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, Từ ngữ liên kết: Nói như vậy.
Thể hiện quan hệ ý nghĩa suy luận – giải thích.
b, Từ ngữ liên kết: Thế mà.
Thể hiện quan hệ ý nghĩa đối lập tương phản.
c, Từ ngữ liên kết: Cũng.
Thể hiện quan hệ ý nghĩa liệt kê tăng tiến.
Từ ngữ liên kết: Tuy nhiên.
Thể hiện quan hệ ý nghĩa đối lập tượng phản.
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
a, Từ cần điền: Từ đó.
b, Từ cần điền: Nói tóm lại.
c, Từ cần điền: Song.
d, Từ cần điền: Thật khó trả lời.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cau lệ quả là một đoạn tuyệt khéo, như nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận định.
Thoạt đầu, chị Dậu nhún nhường, van lơn vì biết mình nghèo khổ, lại thấp cổ bé họng. Tên cai lệ ra sức hằm hè, quát nạt, đánh đập, chị vẫn nhất mực nhẫn nhịn, chịu đựng.
Vậy nhưng, sau đó, khi hắn sấn sổ đến đòi trói anh Dậu, chị không thể chịu đựng thêm nữa. Từ gọi ông xưng cháu chị chuyển sang xưng tôi. Sau đó, cơn phẫn nộ lên đến đỉnh điểm, để bảo vệ người chồng đau yếu, chị quyết phản kháng đến cùng. “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” – lời nói mạnh mẽ, không chút run sợ. Chị đứng cao hơn bọn tay sai vô nhân tính kia.
Đọc đoạn văn này, thật hả hê làm sao!
+ Thoạt đầu, sau đó: biểu thị quan hệ ý nghĩa liệt kê.
+ Vậy nhưng: biểu thị quan hệ ý nghĩa đối lập tương phản.
Bản 2/ Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (siêu ngắn)
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Câu 1:
Hai đoạn văn không có mối liên hệ gì với nhau. Vì nội dung, ý nghĩa của 2 đoạn không có sự liên kết: Đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.
Câu 2:
a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai.
b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau một cách logic về mặt ý nghĩa, khiến cho 2 đoạn có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc về mặt nội dung.
c. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: Giúp cho các đoạn trong văn bản liên kết với nhau về mặt ý nghĩa tạo ra sự thống nhất về chủ đề trong văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
a.
- Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ
- Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên: “bắt đầu”, “sau... là”.
- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, sau đó, tiếp đến, tiếp theo, tiếp sau, cuối cùng, sau nữa, một mật, mặt khác, một là, hai là...
b.
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: tương phản, đối lập.
- Từ liên kết trong hai đoạn văn: “nhưng”
- Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, khác với, tuy vậy, song...
c. Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: Đó, này, ấy, đây, vậy, đấy...
d.
- Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên: từ cụ thể đến khái quát.
- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn : “nói tóm lại”.
- Các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát : tóm lại, nhìn chung, tổng hợp lại, nói tóm lại, tổng kết lại...
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
Câu liên kết giữa hai đoạn văn: “Ấy dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Câu văn này có tác dụng liên kết là câu chuyển tiếp, khép lại nội dung đoạn 1 và bắt đầu nội dung đoạn 2.
Luyện tập
Câu 1: (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Từ ngữ liên kết trong đoạn văn và quan hệ ý nghĩa mà chúng thể hiện:
a. nói như vậy: quan hệ suy luận giải thích.
b. thế mà: quan hệ tương phản.
c. cũng: quan hệ liệt kê, tăng tiến, tuy nhiên: quan hệ đối lập tương phản.
Câu 2: (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Điền vào chỗ trống :
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
Câu 3: (trang 55 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo" là một nhận định đã khẳng định được giá trị của tác phẩm “Tắt đèn”. Trước tiên, đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ, Ngô Tất Tố đã tạo được một tình huống truyện gay cấn, kịch tính tạo cho người đọc sự bất ngờ, hồi hộp và cuối cùng là sự hả hê. Bên cạnh đó, đoạn trích đã khắc họa một cách chi tiết, sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật. Chúng ta thương xót và khâm phục một chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Ngược lại, căm phẫn trước một cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn. Cảnh đánh nhau ấy còn đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn bởi giọng văn hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai. Tóm lại, đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.
- Phương tiện liên kết trong đoạn văn trên: Từ ngữ có tác dụng liên kết
+ “Trước tiên”: Liệt kê
+ “Bên cạnh đó”: Quan hệ từ
+ “Ngược lại”: Thể hiện sự đối lập
+ “Tóm lại”: mang ý nghĩa tổng kết

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo