Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài trợ từ - thán từ

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.122
1
1
Bạch Tuyết
01/08/2017 02:07:59
Soạn bài trợ từ - thán từ
I. Kiến thức cơ bản
A. Trở từ
1. Nghĩa của các câu (trong sách giáo khoa) có chỗ khác nhau :
- Nó ăn hai bát cơm : nói lên sự việc khách quan.
- Nó ăn những hai bát cơm : ngoài ý nghĩa khách quan, còn có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm : đánh giá nó ăn hai bát cơm là ít, không đạt mức bình thường.
2. Như vậy các từ « những » và « có » ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
B. Thán từ
1. Các từ a và vâng trong những đoạn trích trong SGK đã biểu thị như sau :
a. Hai từ này thường được thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại, hoặc biểu thị tức giận khi nhận ra điều gì đó không tốt, hoặc ngược lại biểu hiện sự vui mừng, sung sướng (tất nhiên là khác nhau về ngữ điệu).
b. Thán từ « này » có khả năng tạo thành câu như câu nói trong đoạn văn của Nam Cao. Thán từ này cũng làm thành phần phân biệt của câu như « này, vâng » trong đoạn văn của Ngô Tất Tố.
Từ « vâng » ở đây là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, trân trọng và có ý đang nghe họ nói.
2. Nhận xét cách dùng các từ này, a và vâng.
a. Các từ ấy có thể thành một câu độc lập :
- Này !
- Hở, cậu nói gì ?
- Mai nhớ đi học sớm nhé !

- A !
- Gì vậy !
- Một cú sút đẹp quá.

- Trời ơi !
- Mất ví tiền rồi !
c. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành phần một câu và thường đứng đầu câu.
- Này, đi xem xiếc cũng thú vị đấy chứ.
- A, ngày mai được đi tham quan.
- Vâng, tôi xin nghe lời bác dặn.
II. Luyện tập.
1. Nhận diện các trợ từ trong các câu trong SGK.
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
f. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
2. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong câu trong SGK.
a. Lấy : Biểu thị ý nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. Nguyên : chỉ có thế, không có gì thêm hoặc khác.
Đến : Biểu thị ý nhấn mạnh mức độ cao của tính chất sự việc.
+ (Các em giải thích nghĩa của từ « cả » trong câu nói của lão Hạc – Nam Cao và « cứ » trong bài thơ « Muốn làm thằng cuội ».
3. Chỉ ra các thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Lão Hạc.
a. Này, à.
b. Ấy.
c. Vâng.
d. Chao ôi.
e. Hỡi ơi….
4. Các thán từ in đậm trong những câu sau bộc lộ những cảm xúc gì ?
a. Kìa chúng bay đâu… kìa là lời gọi, thúc giục.
- Ha ha ! Cơm nguội… Ha ha là lời reo vui mừng vì đạt được ý muốn.
- Ái ái ! Lạy các cậu… Ái ái là tiếng kêu rên vì sợ và đau.
b. Than ôi ! Thời oanh liệt… là lời than nuối tiếc quá khứ.
5. Tìm năm câu có năm thán từ khác nhau.
(Ôi chao, ôi, ối, ô hay, ái chà…)
- Đời ! Ôi chao đời ! (Nam Cao)
- Ôi ! Bữa cơm hôm nay ngon tuyệt.
- Ối ai ơi của nặng hơn người.
- Ô hay ! Tôi cứ tưởng anh nói đùa !
- Ái chà ! Dân công chạy khỏe nhỉ. (Nguyễn Đình Thi)
6. Câu tục ngữ « Gọi dạ bảo vâng » khuyên ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu hiện sự lễ phép lịch sự.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phạm Minh Trí
05/08/2017 00:40:24
TRỢ TỪ, THÁN TỪ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trợ từ
a. Trợ từ là gì?
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành.
b. Ví dụ:
+ Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm
(Tục ngữ)
+ Ngay cả Hùng cũng nghỉ học ư?
+ Đúng là tụi giặc đuổi theo rồi
(Hồ Phương)
+ Nó mua những năm quyển sách.
c. Các loại trợ từ
- Trợ từ để nhấn mạnh: những, cái, thì, mà, là, …
Ví dụ:
+ Bây giờ thì tôi quay lại phía biển
(Nguyễn Thị Kim Cúc)
+ Bà đồ Uẩn đặt lên chiến một mâm đầy những thịt cá..
(Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)
- Trợ từ biểu thị thái độ, sự đánh giá sự việc, sự vật: có, chính, ngay, đích, …
Ví dụ:
+ Đích thị hôm qua bạn đi xem
+ Chính là qua anh cán bộ huyện (…) Nam Tiến biết được tôi hiện nay ở đâu.
(Bùi Hiển)
2. Thán từ
a. Thán từ là gì?
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
b. Ví dụ:
+ Ơ kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi ai lại hỏi chào?
(Tố Hữu)
+ Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!
(Hồ Xuân Hương)
+ Bác ơi, tim Bác mênh mông thế!
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Tố Hữu)
c. Đặc điểm
- Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó.
Ví dụ:
+ Ái chà, dân công chạy khoẻ nhỉ?
(Nguyễn Đình Thi)
- Thán từ có thể làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.
Ví dụ:
+ Chao ôi, bức tranh thật đẹp!
(Thành phần biệt lập)
+ Ô hay! Sao lại viết thang thế này? (Trần Đăng)
(Câu đặc biệt)
d. Các loại thán từ
- Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm: ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …
Ví dụ:
+ Hỡi ơi lão Hạc (Nam Cao)
+ ối, đau quá!
+ Khốn nạn! (Ngô Tất Tố)
- Thán từ dùng để gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, …
Ví dụ:
+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ
(Ngô Tất Tố)
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần
(Ca dao)
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Trong các từ gạch chân của các câu dưới đây từ nào là trợ từ, từ nào là thán từ?
a. Hào nhìn kỹ, đúng là xếp Thuần
(Võ Huy Tâm)
b. Anh đĩ Mùi đi chợ về quảy một gánh nặng những khoai lang
(Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)
c. Hừ, quân này to gan thật
(Ngô Tất Tố)
d. Ái chà, đau quá!
e. Cuốn truyện này hay ơi là hay!
g. Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!
(Hồ Xuân Hương)
Gợi ý:
Trợ từ: đúng là, những, là
- Thán từ: hứ, ái chà, ô hay.
2. Xác định các trợ từ và thán từ có trong những đoạn sau:
a. Đã dậy rồi hả trầu?
Ta hái vài lá nhé
Cho bà và cha mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
(Trần Đăng Khoa)
b. Vui là vui gượng kẻo là,
Tri âm ai đó mặn mà với ai?
(Nguyễn Du)
c. Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
(Nguyễn Du)
d. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng ơi! Vàng rơi… thu mênh mông
(Bích Khuê)
g. Chao ôi! Mong nhớ ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
(Chế Lan Viên)
h. Than ôi! Thời oanh liệt còn đâu!
(Thế Lữ)
i. Cái phút hoa quỳnh nở
Nó thế nào hở trăng?
Nó thế nào hở sao?
Nó thế nào hở gió?
Cái phút hoa quỳnh nở
Làm sao tìm lại đây
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Gợi ý:
- Trợ từ: hả, nhé, là, hở.
- Thán từ: ôi, hỡi, ô hay, chao ôi, ôi, than ôi.
3. Nêu ý nghĩa của những từ gạch chân sau đây:
Ồ đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường
(Tố Hữu)
Gợi ý:
Ý nghĩa của:
- Ôi: Thốt lên, biểu thị cảm xúc mạnh mẽ trước những điều bất ngờ.
- Ồ: Tiếng thốt ra biểu lộ cảm xúc bất ngờ hoặc sực nhớ ra điều gì đó. 4. Đặt 6 câu, trong đó có 3 câu sử dụng trợ từ, 3 câu sử dụng thán từ.
Gợi ý:
Yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, đúng yêu cầu :
Mẫu:
- Đích thị là Hùng bị điểm kém.

- Eo ôi, mình sợ lắm.
0
1
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Trợ từ, thán từ

Trợ từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Nghĩa của các từ khác nhau:

   - Nó ăn hai bát cơm: thông báo khách quan

   - Nó ăn những hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là nhiều

   - Nó ăn hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các từ "những" và "có" ở các câu trong mục 1 là các trợ từ đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Thán từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   a.

   - "Này" là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.

   - "A" trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.

   - "Vâng" là thể hiện sự đáp trả lời người khác.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Những câu trả lời đúng: a, d.

Luyện tập

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các từ in đậm là trợ từ ở trong các câu: a, c, g, i và có tác dụng nhấn mạnh vào đối tượng được nói tới.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Giải thích ý nghĩa từ in đậm:

   a. cả ba từ lấy đều là trợ từ nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.

   b.

   – nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm, khác.

   - đến: nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên.

   c. cả: nhấn mạnh mức độ phạm vi.

   d. cứ: biểu thị ý khẳng định về hoạt động sẽ xảy ra, nhấn mạnh việc lặp lại.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Các thán từ:

   a. này, à

   b. ấy

   c. vâng

   d. chao ôi

   e. hỡi ơi

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Nghĩa của các thán từ:

   a.

   - Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to tỏ ý thoải mái.

   - Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột

   b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt câu với năm thán từ:

   - Trời ơi! Bạn đang làm cái gì thế?

   - Ơ kìa! Tôi đang làm phần đấy rồi mà!

   - Này, giúp chị mở cửa lấy ánh sáng đi em!

   - Ui da! Đau quá!

   - A, mưa rồi kìa!

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Ý nghĩa câu tực ngữ " Gọi dạ bảo vâng" khuyên chúng ta phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và người bề trên. Cách xưng hô dạ - vâng biểu thị sự lễ phép.

2
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Trợ từ, thán từ

I – Trợ từ

1.

- Nó ăn hai bát cơm. -> thông báo sự việc khách quan

- Nó ăn những hai bát cơm -> nhấn mạnh việc ăn hai bát cơm là nhiều hơn bình thường.

- Nó ăn có hai bát cơm -> đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.

2.

- Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

II- Thán từ

1. Các từ "này", "a" và "vâng" trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

   + Từ "này" để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

   + Từ "A" bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

   + Từ "vâng" thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

2. Nhận xét về cách dùng các từ "này", "a" và "vâng" bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:

a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

Luyện tập

Bài 1 ( trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Trong các câu dưới đây, trợ từ là:

a, Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này

c, Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

e, Cô ấy đẹp ơi là đẹp

i, Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Bài 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Bài 3 (trang 71sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Các thán từ bộc lộ cảm xúc:

   + Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị

   + Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột ( sự sợ hãi)

   + Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

   + Ôi! Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao.

   + Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

   + Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế?

   + Than ôi, thân phận bọt bèo.

   + Chao ôi, món ăn này ngon tuyệt!

Bài 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

   + Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

   + Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

1
0
vo tai
26/09/2019 21:01:49
I. Trợ từ
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Nó ăn hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn
- Nó ăn những hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều hơn mức bình thường.
- Nó ăn có hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh ăn hai bát cơm là ít so với bình thường
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Các từ "những" và "có" trong các câu trên đi kèm với từ ngữ "hai bát cơm"ở trong câu và biểu thị thái độ nhận xét, đánh giá sự việc được nói đến trong câu.
II. Thán từ
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. - Này: gây ra sự chú ý đối với người đối thoại
- A!: biểu thị thái độ tức giận
b. - Này! : dùng gọi đáp
- Vâng! : biểu thị thái độ lễ phép.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập
d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu
Luyện tập Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Trong các câu đã nêu, câu có từ in đậm là trợ từ là:
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này.
c. Ngay tôi cũng không biết đếnviệc này.
g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn cứ quên.
Câu 2 (trang 70, sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. Trợ từ "lấy": nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. - Trợ từ "nguyên": nhấn mạnh duy chỉ có một thứ
- Trợ từ "đến": nhấn mạnh mức độ quá cao, làm người khác cảm thấy vô lí.
c. Trợ từ "cả": nhấn mạnh mức độ cao
d. Trợ từ "cứ": sắc thái khẳng định, nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. này, à
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi
e. hỡi ơi
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. - Ha ha: bộc lộ sự sung sướng, sảng khoái, đắc chí
- Ái ái : tỏ ý van xin, sợ hãi
b. Than ôi: tỏ ý đau buồn, tiếc nuối
Câu 5 (trang72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Trời ơi, bạn đã làm gì với cuốn truyện của mình thế này?
- Vâng, chiều em sẽ qua nhà chị ạ.
- Ô hay, tôi đã bảo là tôi không làm mà.
- ÔI, chiếc áo mới đẹp làm sao.
- Này, cậu có thời gian rảnh thì qua nhà tôi chơi nhé.
Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Gọi dạ bảo vâng": Câu tục ngữ khuyên người bậc dưới phải có cách nói năng và thái độ ứng xử lễ phép, ngoan ngoãn, kính trọng với người bề trên khi giao tiếp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×