Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài "Luyện tập Phân tích và tổng hợp" (Ngữ Văn 9-tập 2)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.621
4
1
Hiếu Phan
08/01/2018 18:04:20
Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp
Câu 1:
- Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.
+ Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát tổng được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay của hồn lẫn xác, hay cả bài… không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".
+ Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép.
- Trong đoạn văn (b), người viết sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp. Trình tự ngược với đoạn (a), đầu tiên tác giả đưa ra và phê phán các ý kiến ấy chỉ đúng một phần về nguyên nhân của sự thành đạt.
+ Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng qua đi.
+ Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn làm thối chỉ, ngã lòng.
+ Điều kiện thuận lợi: Khối người dùng cái thuận lợi đó để ăn chơi
+ Tài năng: Mới chỉ là khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy cũng bị thui chột.
- Sau đó, tác giả kết luận (thao tác tổng hợp): "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người" thể hiện ở:
+ Sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi
+ Luôn trau dồi đạo đức
Câu 2:
Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
9
Bạch Ca
08/01/2018 18:09:14
Bài tập 1. (SGK tập 2, trang 11)
Gợi ý
1.a. Đoạn văn của Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu. Tác giả đã vận dụng phcp lập luận phân tích và tổng hợp.
Tác giả đã vận dụng cụ thể như sau:
- Câu đầu tiên tác giả nêu nhận xét khái quát có tính chất tổng hợp: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...".
- Các câu sau tác giả phân tích từng cái hay hợp thành cái hay cả bài:
+ Ở các điệu xanh.
+ Ở những cử động.
+ Ở vần thơ.
+ Ở các chữ không non lép.
1.b. Đoạn văn phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành đạt của con người, trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng. Trình tự phân tích như sau:
+ Đoạn văn mở đầu nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt. Đầu tiên, tác giả đưa ra những quan niệm cho rằng việc thành đạt là do nguyên nhân khách quan, sau đó phủ nhận nó.
+ Đoạn văn tiếp theo tác giả đưa ra các trường hợp do nguyên nhân khách quan nhưng phân tích cuối cùng quyết định vẫn là do nguyên nhân chủ quan.
Bài tập 2. (SGK tập 2, trang 12)
Gợi ý
Bản chất của lối học đối phó và những tác hại của nó.
- Bản chất của lôi học đôi phó:
+ Học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
+ Là lối học bị động, học do yêu cầu của thầy cô, của thi cử.
+ Học chỉ là hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Tác hại của lối học đối phó:
+ Học đối phó thì kiến thức trong đầu rồng tuếch, nội dung bài học nắm một cách qua loa, không chắc chắn.
+ Học đối phó dù có bằng cấp thì cũng là "hữu danh vô thực", sau này ra đời làm việc gì cũng không hiệu quả.
Bài tập 3. (SGK tập 2, trang 12)
Gợi ý
Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách:
- Đọc sách để trau dồi, nâng cao vốn tri thức.
- Đọc sách là cách tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu của loài người tích luỹ qua mọi thời đại nhhm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, lao động và sáng tạo.
Bài tập 4. (SGK tập 2, trang 12)
Gợi ý
Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách.
- Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc.
- Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc dọc những sách vô thưởng vô phạt.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách quan trọng đối với mình, dồn tâm lực mà đọc để nắm đưực những điều cơ bản nhất.
- Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo