LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.543
0
0
Trần Đan Phương
01/08/2017 00:36:38
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I- Luyện tập thực hành tại lớp:
Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.
Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.
Gợi ý:
Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết, cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ, chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).
Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.
Gợi ý:
Trước khi viết cần xác định:
- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).
- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài.
- Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.
- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.
Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...
Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:
“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yến đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng". Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,... điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”.
(Trích bài làm của học sinh).
II- Luyện tập (ở nhà).
Bài tập 1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.
Gợi ý:
Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp.
Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:
- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.
- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...
- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...
Bài tập 2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh đểgiới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.
Gợi ý:
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...
- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

I. Đoạn văn thuyết minh

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hình thức.’

b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :

   - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

   - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

   - Diễn đạt chính xác và trong sáng.

   - Gợi cảm và hấp dẫn.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Điểm giống và khác của đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh :

   - Giống nhau : đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn, thống nhất về nội dung chủ đề, tính liên kết với các đoạn văn khác.

   - Khác nhau (sự khác nhau xảy ra bởi vì mục đích khi viết đoạn văn) :

       + Đoạn văn tự sự : chủ yếu kể, tả và biểu cảm.

       + Đoạn văn thuyết minh : chủ yếu cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính : mở, thân, kết. Mở đoạn giới thiệu chung, thân đoạn phát triển ý, kết đoạn tổng kết nội dung của đoạn.

   - Các ý trong đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh để tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn cho đoạn văn.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Dàn ý đại cương cho bài viết :

   a. Về một nhà khoa học:

   - Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

   - Quá trình đến với khoa học dễ dàng hay đầy gian nan thử thách.

   - Những đóng góp của nhà khoa học đó cho nền khoa học.

   - Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

   b. Về một tác phẩm văn học :

   - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.

   - Nội dung tư tưởng.

   - Đặc sắc nghệ thuật.

   - Đánh giá, tổng kết về giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Diễn đạt một ý thành một đoạn văn :

   Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” :

   Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu nhất phải kể đến là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, xuống một thế giới ngoài trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố hiện thực làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sức hấp dẫn ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh người Việt xưa, thế giới cõi âm là sự phản chiếu đời thực.

   * Khi viết một đoạn văn thuyết minh cần :

   - Xác định được vị trí và nội dung của đoạn văn đó.

   - Có câu chuyển ý, chuyển đoạn để tạo sự liên kết với đoạn khác và với toàn bài

.

   - Các ý phải sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.

   - Có vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp thuyết minh để đoạn văn cụ thể, sinh động, hấp dẫn

.

Luyện tập

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn văn nối tiếp đoạn văn trong phần II.2 là đoạn đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm :

   Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân - chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh.

   Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh.

0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

I. Đoạn văn thuyết minh

1.

a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

- Diễn đạt chính xác và trong sáng.

- Gợi cảm và hấp dẫn.

2. Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh.

- Giống nhau: Cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.

- Khác nhau:

    + Đoạn văn thuyết minh thường là giới thiệu để người ta hiểu là chủ yếu.

    + Đoạn văn tự sự thường là kể lại và cảm là chủ yếu.

3. Kết cấu của đoạn văn thuyết minh

Gồm 3 phần:

Thông thường thì có 2 phần chính là mở đoạn và phát triển đoạn.

- Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Câu 1: Phác thảo qua dàn ý đại cương cho bài thuyết minh về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học:

Gợi ý: Có thể nêu những ý sau:

a. Về một nhà khoa học:

- Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

- Giới thiệu con đường khoa học của nhà khoa học đó.

- Những đóng góp của ông (bà) cho khoa học.

- Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

b. Về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

- Thể loại.

- Thuyết minh về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá về tác phẩm.

Câu 2: Thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học.

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, tuổi, quê quán, ...).

Thân bài

Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

- Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời, ...

- Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

Phong cách nghệ thuật:

- Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.

- Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

Kết bài

- Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh, ...

III. Luyện tập

Xem lại bài Viết bài làm văn số 5 - văn thuyết minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư