Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tóm tắt văn bản thuyết minh

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
749
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 01:57:05
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I- Cách tóm tắt văn bản thuyết minh:
Bài tập 1. Đọc văn bản "Nhà sàn" (SGK) và thực hiện các bước tóm tắt.
Gợi ý:
a. Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á.
Đại ý của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn.
b. Văn bản có bố cục ba phần:
* Mở bài (từ đầu đến "...văn hoá cộng đồng."). Định nghĩa về nhà sàn và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn.
* Thân bài (từ "Toàn bộ ..." đến "... là nhà sàn"). Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
* Kết bài (tiếp theo đến hết): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.
c. Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:
Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với những mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu vừa giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã và đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.
Bài tập 2. Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
Gợi ý:
Nói chung, việc tóm tắt một văn bản thuyết minh có thể tiến hành theo các bước:
- Trước hết cần xác định mục đích và yêu cầu tóm tắt.
- Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững nội dung văn bản gốc, lưu ý những nội dung chính cần đưa vào văn bản tóm tắt.
- Diễn đạt nội dung tóm tắt thành đoạn hoặc bài tuỳ theo yêu cầu và mục đích tóm tắt.
II- Luyện tập:
Bài tập 1.Đọc phần Tiểu dẫn bài "Thơ hai-cư của Ba-sô" (Ngữ vãn 10, tập 1) và thực hiện các yêu cầu:
a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.
b. Tìm bố cục của văn bản.
c. Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.
Gợi ý:
a. Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô là:
- Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô.
- Những đặc điểm của thể thơ hai-cư.
b. Bố cục của văn bản chia thành hai phần:
- Phần một (từ đầu đến "... M.Si-ki (1867 - 1902) "): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
- Phần hai (tiếp theo đến hết): Thuyết minh về đặc điểm của thơ hai-cư.
c. Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:
Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất nhưng vẫn ngắt làm ba đoạn. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư rất cao và tinh tế. Hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Bài tập 2.Đọc văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" (SGK) và thực hiện các yêu cầu:
a. Xác định văn bản thuyết minh vấn đề gì? So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
b. Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
Gợi ý:
a. Văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.
So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng (một thắng cảnh), vừa khác ở nội dung (tập trung vào những đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với di sản văn hoá của dân tộc).
b. Đoạn văn tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên có thể viết như sau:
Tháp Bút, Đài Nghiên (hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng khi
đến thăm đền Ngọc Sơn) là biểu tượng của trí tuệ văn hoá. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên" (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên'' bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thu Hiền
05/08/2017 01:33:03
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh
Để nắm chắc nội dung cơ bản của các văn bản thuyết minh và để dễ nhớ hoặc để tiện sử dụng, người ta thường tiến hành tóm tắt chúng với một nội dung thích hợp. Tóm tắt nghĩa là viết một văn bản ngắn gọn, trình bày chính xác những ý chính của văn bản được tóm tắt. Tóm tắt phải trung thành với nguyên bản.
2. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
- Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, xác định ý chính
- Ghi lại những câu mang ý chính
- Trình bày lại bằng lời của mình về nội dung văn bản dựa theo các ý chính đã xác định
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm và ghi lại những câu mang ý chính của bài văn sau:
TRI THỨC VỀ VĂN HOÁ
“Sự hiểu biết về vũ trụ mênh mông, huyền bí luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người. Ta là ai? Ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu? Đâu là điểm tựa cho đức tin duy trì sự trường tồn của nhân loại? Những câu hỏi huyết mạch muôn thủa ấy đã thôi thúc con người tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, của vật chất, của không gian và thời gian. Và chính những quan niệm (hay là sự hiểu biết) ấy là nguồn gốc của mọi nền văn minh và văn hoá.
Trong suốt hơn năm chục vạn năm lịch sử của mình, loài người mới chỉ có hai lần may mắn được chứng kiến những thay đổi có tính cách mạng trong những quan niệm đó. Lần thứ nhất do nhà thiên văn học Ba Lan kiệt xuất, Cô-péc-ních (1473 – 1543), mở đầu bằng một kết luận khoa học bác bỏ quan điểm “Trái đất là trung tâm vũ trụ”. Kết luận ấy đã xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kì Phục hưng. Đó chính là cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất với sự hình thành và phát triển vật lí – thiên văn cổ điển do công lao sáng tạo của nhiều thế hệ các nhà khoa học, mà tiêu biểu là Kép-lơ (Ba Lan), Ga-li-lê (Ý) và Niu-tơn (Anh).
Anh-xtanh là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tưởng chừng như sắp có thể hoàn chỉnh sự mô tả toàn bộ vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) tràn ngập không gian. Với trí tưởng tượng siêu đẳng và trực giác bẩm sinh, Anh-xtanh đã làm đổ vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luân khoa học xác đáng, phủ nhận sự tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ của mình. Lúc đó, cả thế giới triết học lẫn khoa học đã chao đảo như có ai đó (hẳn là Anh-xtanh rồi !) rút mạnh tấm thảm dưới chân mình. Cùng với Thuyết lượng tử mà Anh-xtanh cũng đóng góp một phần không nhỏ, Thuyết tượng đối của riêng Anh-xtanh là phiến đá tảng của nền khoa học và công nghệ hiện đại – một trong vài ba nét đặc trưng quan trọng nhất của thế kỉ XX. Vì thế, Anh-xtanh đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới chọn làm biểu tượng của thế kỉ vừa qua – thế kỉ của khoa học và công nghệ…”.
(Theo Chu Hảo, tạp chí Tia sáng, 4 – 2000)
Gợi ý:
Bài văn gồm 3 đoạn, dưới đây là tóm lược những câu mang ý chính của các đoạn:
- Đâu là điểm tựa cho đức tin duy trì sự trường tồn của nhân loại?
- Cô-péc-ních bác bỏ quan điểm “Trái đất là trung tâm vũ trụ”, xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kì Phục hưng.
- Anh-xtanh đã làm đổ vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luân khoa học phủ nhận sự tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ.
2. Diễn đạt các ý chính của văn bản Tri thức về văn hoá thành văn bản tóm tắt.
Gợi ý:
- Dựa vào các câu then chốt đã tìm được ở trên để xác định ý chính của văn bản;
- Tham khảo văn bản tóm tắt sau:
Đâu là điểm tựa cho đức tin duy trì sự trường tồn của nhân loại? Đó là tri thức về thế giới. Chính tri thức về thế giới là cơ sở của mọi nền văn minh và văn hoá.
Cô-péc-ních bác bỏ quan điểm “Trái đất là trung tâm vũ trụ”, xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kì Phục hưng.
Anh-xtanh đã làm đổ vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luân khoa học phủ nhận sự tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ, đặt ra nền tảng cho khoa học và công nghệ hiện đại.
3. Tóm tắt phần Tiểu dẫn của bài Phú sông Bạch Đằng.
Trương Hán Siêu làm quan dưới bốn đời vua Trần, là người nổi tiếng về tài đức.
Bài Phú sông Bạch Đằng, một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại, vừa chứa chan lòng tự hào dân tộc, vừa đọng một nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lí.

Bài phú được viết theo lối cổ phú. Nguồn :
0
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. – Đối tượng thuyết minh : nhà sàn – một kiểu kiến trúc độc đáo ở một số dân tộc miền núi nước ta và một số nước Đông Nam Á.

   - Đại ý của văn bản : Thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc, tiện ích của nhà sàn.

b. Bố cục :

   - Mở bài (đoạn 1) : Định nghĩa và mục đích sử dụng của nhà sàn.

   - Thân bài (đoạn 2, 3) : Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng nhà sàn.

   - Kết bài (còn lại) : Đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.

c. Tóm tắt văn bản Nhà sàn :

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với những mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang ... được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu vừa giữ vệ sinh ... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã và đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh :

   - Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.

   - Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh và tìm bố cục của văn bản.

   - Diễn đạt các ý chính thành câu, đoạn và bài tóm tắt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản : nhà thơ Ba-sô và thơ hai-cư.

b. Bố cục của văn bản :

   - Đoạn 1 : tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô.

   - Đoạn 2 : thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư.

c. Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư :

   Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai-cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư là một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

a. Vấn đề thuyết minh : Thắng cảnh đền Ngọc Sơn.

   - Đối tượng thuyết minh : một thắng cảnh, vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, vừa bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với một di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

b. Tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên :

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên "(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh

- Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn, nhằm giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.

- Để thực hiện được những mục đích nêu trên, văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung của văn bản gốc.

II. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh

Câu 1: Đọc văn bản "Nhà sàn" (SGK) và thực hiện các bước tóm tắt.

a. Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á.

Nội dung của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn.

b. Văn bản có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "... văn hoá cộng đồng."). Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn.

- Thân bài (từ "Toàn bộ nhà sàn ... " đến "... bao giờ cũng phải là nhà sàn"). Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.

- Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.

c. Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với những mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang ... được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu vừa giữ vệ sinh ... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã và đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.

Câu 2: Các bước tóm tắt một văn bản thuyết minh

- Xác định mục đích và yêu cầu tóm tắt.

- Đọc kĩ văn bản gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng.

- Diễn đạt nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của văn bản.

III. Luyện tập

Câu 1: Đọc phần Tiểu dẫn bài "Thơ hai-cư của Ba-sô" (Ngữ văn 10, tập 1) và thực hiện các yêu cầu:

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô gồm: tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư.

b. Bố cục của văn bản chia thành hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "... M.Si-ki (1867 - 1902)"): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.

- Đoạn 2 (còn lại): Thuyết minh về đặc điểm của thơ hai-cư.

c. Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:

Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai-cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư là một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 2: Văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" (SGK)

a. Văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.

So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng (một thắng cảnh), vừa khác ở nội dung (tập trung vào những đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với di sản văn hoá của dân tộc).

b. Đoạn văn tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên có thể viết như sau:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên "(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×