Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài nỗi oán của người phòng khuê

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
824
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 01:09:18
Soạn bài nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh
(Khuê oán)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Anh / chị có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?
Nghệ thuật cấu tứ của bài thơ này rất độc đáo. Chỉ trong 28 chữ nhưng đã vẽ nên hai bức tranh tâm trạng của người khuê phụ: một là ở câu đầu với tâm trạng “bất tri sầu” (chẳng biết sầu) và hai là ở câu cuối với tâm trạng “hối” (hối hận). Và bản lề của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy chính là câu thứ ba “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” (Chợt thấy sắc [xuân] của cây dương liễu bên đường). Từ câu bản lề này mà tâm trạng của người khuê phụ chuyển biến. Hai bức tranh hoàn chỉnh và chuyển tải một cách trọn vẹn dụng ý của nhà thơ.
Câu 2. Vì sao khi thấy “màu dươn liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?
Vì khi nhìn thấy màu xanh của cây dương liễu người khuê phụ bỗng thấy nuối tiếc cho một thời sắc xuân của mình đang phai nhạt đi (màu dương liễu là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ và cũng là màu li biệt) trong khi đó hạnh phúc của nàng đang ở một nơi xa xôi nào đó: chồng nàng đang ở ngoài chiến trận, theo đuổi bóng dáng xa xăm của “phong hầu”. Bởi vậy nên sau khi nhìn thấy màu dương liễu nàng hối hận rồi nàng hờn oán chiến tranh phi nghĩa đã làm nên cảnh chia li của nàng và chồng.
Câu 3. Vì sao chỉ với 28 chữ, bài “Khuê oán” lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường?
Chỉ trong 28 chữ nhưng bài thơ này đã vẽ nên được những hậu quả do chiến tranh phi nghĩa sinh ra, đó là gia đình bị chia lìa, chồng xa vợ, cha xa con và những người ở nhà chờ đợi người ra đi mà không biết đến ngày nào sẽ trở lại. Hạnh phúc của con người trở thành một bóng dáng xa xôi… và cái khát khao hạnh phúc của người khuê phụ trẻ tuổi kia làm mủi lòng người, bài thơ trở thành một bản cáo trạng tố cáo chiến tranh phi nghĩa của những con người thời đại bấy giờ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Đan Phương
05/08/2017 01:04:52
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
(Khuê oán) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của người thiếu phụ phòng khuê, bài thơ đã cất lên tiếng nói căm ghét oán hờn đối với chiến tranh.Với một bài thơ như Khuê oán thì hàng trăm mũi tên phản chiến ắt còn phải chiụ thua xa.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu : Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
2. Như trên đã nói, màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt”, tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay : từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầuv; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

3. Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:

   - Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.

   - Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm

   - Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt. Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hấn khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh hi nghĩa.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ

0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Nỗi oan của người phòng khuê

         (Khuê oán)

Câu 1:

   Bài thơ Khuê oán có cấu tứ độc đáo. Vương Xương Linh cấu tứ theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ. Tâm trạng ấy từ "bất tri sầu" (vô tư) sang "hối" (hối tiếc và hối hận). Thực ra khuê phụ đã thay đổi nhận thức. Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2:

   Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là "màu li biệt", vì thế khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầuv; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa. Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia li và sự phi lí của chiến tranh.

Câu 3:

   Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang "ăn mòn" cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

0
0
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:16:47

Soạn bài: Nỗi oan của người phòng khuê

         (Khuê oán)

Câu 1:

   Bài thơ Khuê oán có cấu tứ độc đáo. Vương Xương Linh cấu tứ theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ. Tâm trạng ấy từ "bất tri sầu" (vô tư) sang "hối" (hối tiếc và hối hận). Thực ra khuê phụ đã thay đổi nhận thức. Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2:

   Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là "màu li biệt", vì thế khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầuv; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa. Khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của chia li và sự phi lí của chiến tranh.

Câu 3:

   Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê Oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang "ăn mòn" cuộc sống con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,… Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×