Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ôn tập phần tập làm văn

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.670
3
1
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 01:07:44
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. VĂN BẢN BIỂU CẢM
1. Các bài văn biểu cảm
- Cổng trường mở ra Lý Lan
- Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi
- Cuộc chia tay của những con búp hê Khánh Hoài
- Thư cho một người bạn hiểu về đất
nước mình I-ri-na Ki-xlô-va
- Tấm gương Băng Sơn
- Tản văn Mai Văn Tạo Mai Văn Tạo
- Cây sấu Hà Nội Tạ Việt Anh
- Sấu Hà Nội Nguyễn Tuân
- Cây tre Việt Nam Thép Mới
- Người ham chơi Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Những tấm lòng cao cả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
- Mõm Lũng Cú tột Bắc Nguyễn Tuân
- Cỏ dại Tô Hoài
- Quà bánh tuổi thơ Đặng Anh Đào
- Tuổi thơ im lặng Duy Khán
- Kẹo mầm Băng Sơn
- Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam
- Sài Gòn tôi yêu Minh Hương
- Mùa xuân của tôi Vũ Bằng
2. Đặc điểm của văn biểu cảm (Xem bài 6)
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm
Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi.
4. Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.
5. Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm
Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.
6. Ngôn ngữ biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm tình cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp từ...
- Trong bài Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), biện pháp so sánh được sử dụng, từ so sánh giữa hai sự vật đến so sánh về tình cảm:
Cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn được so sánh với tình yêu của một người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu, chứa nhiều ngang trái.
Biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình yêu đậm đà không lay chuyển, kết hợp với biện pháp liệt kê để khẳng định rằng trong bất kì trạng thái thời tiết nào, bất kì ở thời điểm nào, tác giả vẫn cứ yêu
Mở bài
Giới thiệu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về đối tượng.
Thân bài
Nêu những biểu hiện của tư tưởng, tình cảm
Kết bài
Khẳng định tình cảm, cảm xúc

Sài Gòn da diết, không nguôi: Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng..., đêm khuya thưa thớt tiếng ồn... phố phường náo động, ... cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương...
-Trong bài Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), biện pháp so sánh được sử dụng thật tài hoa:
Tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc, tác giả không dừng lâu ở ngoại cảnh mà tập trung thể hiện sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng người bằng so sánh thật gợi cảm và cụ thể: nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... trồi ra thành nhưng cái lá nhỏ li ti...
Có đoạn đã chọn lọc và miêu tả hình ảnh với biện pháp so sánh đầy màu sắc: nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
7. Văn bản biểu cảm
Nội dung văn bản biểu cảm
Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm...
Mục đích biểu cảm
Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảm
Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ...

8. Bố cục bài văn biểu cảm
II. VĂN NGHỊ LUẬN
1. (SGK, tr.139) Các bài văn nghị luận đã học
- Chống nạn thất học Hồ Chí Minh
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội Bằng Sơn
- Hai biển hồ
- Học thầy, học bạn Nguyễn Thanh Tú
- Ích lợi của việc đọc sách Thành Mĩ
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
- Học cơ bản mới có thể thành tài lớn Xuân Yên
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai
- Tiếng Việt giàu và đẹp Phạm Văn Đồng
- Đừng sợ vấp ngã
- Không sợ sai lầm Hồng Diễm
- Có hiểu đời mới hiểu văn Nguyễn Hiến Lê
- Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng
- Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Ý nghĩa của văn chương Hoài Thanh
- Lòng khiêm tốn Lâm Ngữ Đường
- Lòng nhân đạo Lâm Ngữ Đường
- Óc phán đoán và óc thẩm mĩ Nguyễn Hiến Lê
- Tự do và nô lệ Nghiêm Toản
2. Văn bản nghị luận
- Trên báo chí, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về...
- Trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo chuyên đề...
3. Yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận
Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Luận điểm là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
4. Luận điểm (t. 140)
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức cau khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.
- Câu a và câu d là luận điểm.
• Câu b là câu cảm thán.
• Câu c là một luận đề, chưa phải là luận điểm.
- Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có (phẩm chất, tính chất... nào đó)
5. Nghị luận chứng minh (t. 140)
- Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.
- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.
- Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.
6. So sánh cách làm hai đề
a) Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cầy".
- Hai đề này có đề bài giống nhau (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây).
- Hai đề này có cách làm khác nhau: đề (a) giải thích, đề (b) chứng minh.
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
• Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
• Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Ôn tập phần Tập làm văn

Về văn biểu cảm

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 :

   - Cổng trường mở ra (Lý Lan)

   - Mẹ tôi (Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi)

   - Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

   - Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)

   - Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Đặc điểm của văn biểu cảm :

   - Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm người viết với đối tượng biểu cảm (con người, cây cối, đồ vật, ...)

   - Bố cục ba phần.

   - Rõ ràng, trong sáng.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Vai trò của yếu tố miêu tả : không nhằm miêu tả cụ thể cảnh vật, chân dung mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, tình cảm.

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Ý nghĩa của yếu tố tự sự : không nhằm kể mà chủ yếu thể hiện cảm xúc.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Em cần phải nêu lên được :

   - Vẻ đẹp, tính chất, đặc điểm, cơ bản nổi bật của đối tượng.

   - Cảm xúc của em với đối tượng đó.

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng biện pháp tu từ phổ biến.

   Ví dụ : Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ... : "Sài Gòn da diết", "nhựa sống trong người căng lên như máu", ...

Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Nội dung văn bản biểu cảm Biểu đạt tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật, …
Mục đích biểu cảm Khêu gợi sự đồng cảm, truyền cho người đọc cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảm Ngôn ngữ, hình ảnh

Câu 8 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Mở bài Nêu đối tượng và cảm xúc ban đầu
Thân bài Miêu tả và cảm nghĩ về đối tượng
Kết bài Chiều sâu cảm xúc về đối tượng

Về văn nghị luận

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2 :

   - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

   - Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

   - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

   - Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

   - Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

Câu 2 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Văn bản nghị luận thường xuất hiện trong trường hợp bài xã luận, diễn đàn, bình luận...

Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Trong bài văn nghị luận phải có yếu tố : luận điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. Yếu tố chủ yếu là luận điểm.

Câu 4 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, chính xác.

   Câu là luận điểm là : (a), (d)

Câu 5 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Nói như vậy là không đúng. Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần đến sự phân tích, diễn giải dẫn chứng. Chất lượng của luận điểm và dẫn chứng quyết định đến chất lượng, sự thành công của bài viết. Nếu luận điểm sai, bài văn sẽ truyền đạt một tư tưởng sai lầm. Dẫn chứng không xác thực cũng làm cho bài văn thiếu độ tin cậy, khó thuyết phục.

Câu 6 (trang 140 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Giống : cùng nói về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

   - Khác : Đề (a) yêu cầu giải thích, còn đề (b) yêu cầu chứng minh.

   * Nhiệm vụ giải thích và chứng minh là khác nhau :

   - Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về vấn đề cần nghị luận.

   - Chứng minh dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

Đề văn tham khảo

Đề 1 :

   * Lợi - hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... một cách quá mức :

   - Lợi : tác dụng giải trí.

   - Hại :

         + Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

         + Hại sức khỏe : Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

         + Trò chơi điện tử đôi khi gây "nghiện", gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, ...

   * Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận :

   - Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, ... Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

   - Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

   - Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

   * Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2 :

   * Giải thích các từ Hán Việt :

   - Nhất, nhị, tam : chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

   - canh : làm canh tác

   - trì, viên, điền : theo thứ tự là ao, vườn, ruộng

   * Nghĩa của câu tục ngữ :

   - Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).

   - Lời khuyên : Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

Đề 3 :

   - Nhân vật Phan Bội Châu chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua "kín đáo, vô hình" là bởi, sự im lặng đó, nụ cười, thần thái đó biểu lộ sự khinh bỉ cực độ, cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường của một nhà cách mạng.

   - "cái im lặng dửng dưng" của Phan Bội Châu làm cho Va-ren sửng sốt cả người vì "Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu", họ không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường.

Đề 4 :

   - Nỗi oan hại chồng.

   - Nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ :

         + Nỗi oan của Thị Kính luôn bị nhục mạ bằng lời của Sùng bà, toàn những lời chê bai cái nghèo, gia đình nông dân của Thị Kính : "nhà bà đây cao môn lệnh tộc", "giống phượng giống công"; chê cái loại "mèo mả gà đồng", "con nhà cua ốc", ...

         + Người cha Mãng ông bị dúi ngã bởi Mãng ông - một hành động đẩy nỗi đau lên cực điểm.

Đề 5 :

   a. Các trạng ngữ trong đoạn văn : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Công dụng của trạng ngữ : xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc, làm nội dung câu được đầy đủ.

   b. Một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ : một lòng / nồng nàn yêu nước. Cụm C-V làm vị ngữ của câu.

   c. Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ : lòng nồng nàn yêu nước. Câu nếu không đảo sẽ là : lòng yêu nước nồng nàn.

   Tác dụng của phép đảo : nhấn mạnh hơn mức độ "nồng nàn" của tình yêu nước.

   d. Trong câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh làn sóng mạnh để thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước. Việc sử dụng hình ảnh giúp sự liên tưởng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, sức mạnh như có hình dạng rõ ràng.

   e. Trong câu cuối đoạn có một loạt động từ : kết thành, lướt qua, nhấn chìm. Các động từ được sử dụng rất thích hợp. Động từ "kết thành" thể hiện sự đoàn kết, sự liên kết chặt chẽ; "lướt qua" thể hiện sự nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua nguy hiểm, khó khăn; "nhấn chìm" là động từ dành cho những kẻ thù cướp nước, bán nước, chúng đáng bị đánh bại mạnh mẽ như vậy.

Đề 6 :

   a. - Câu mở đoạn : "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

   - Câu kết đoạn : "Những cử chỉ đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước"

   b. Tác dụng của biện pháp liệt kê với việc chứng minh luận điểm cơ bản : diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những hành động, những khía cạnh cho luận điểm chính.

   c. Giữa hai vế được liên kết theo mô hình "Từ...đến..." có mối liên hệ với nhau. Các đối tượng trong đó đều là những công dân, người con của đất mẹ Việt Nam, có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ cho đất nước.

   d. Đoạn văn tham khảo có sử dụng ba lần mô hình "từ ... đến ...":

   Từ xưa đến nay, hiếu học vẫn luôn là một truyền thống được lưu giữ và phát huy. Từ những cụ già tóc bạc đến những cháu nhi đồng, từ người trí thức đến người nông dân, từ những anh lính sa trường đến những cô gái dệt tơ kén sợi, ai ai cũng nhận thức được sự quan trọng của việc học. Học là việc cả đời, học để hiểu biết, học để xây dựng đất nước.

Đề 7 :

   a. - Câu văn nêu luận điểm : "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".

   - Câu văn làm nhiệm vụ giải thích luận điểm là các câu còn lại của đoạn văn đó.

   b. Tác giả đã giải thích vè cái hay, cái đẹp của tiếng Việt : hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng người Việt, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa qua lịch sử.

   Hai phần này có liên quan đến nhau, cái đẹp cũng đồng hành cùng cái hay.

Đề 8 :

   a. Chọn ý thứ 3.

   b. Chọn ý thứ 2.

   c. Chọn ý thứ 3.

0
1
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:10

Soạn bài: Ôn tập phần tập làm văn

Câu 1 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Những nội dung lớn:

       + Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

       + Văn bản tự sự: Kết hợp tự sự với miêu tả và đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

   - Nội dung trọng tâm: Văn bản tự sự.

Câu 2 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả : vai trò thứ yếu, làm cụ thể, sinh động hơn cho bài văn thuyết minh.

   - Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa Cổ : Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa. Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.

Câu 3 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

So sánh giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự :

   - Giống nhau : mục đích để hiểu rõ về đối tượng, đề tài.

   - Khác nhau :

       + Thuyết minh phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu, sử dụng miêu tả và tự sự với mục đích làm rõ vấn đề, đối tượng thuyết minh.

       + Miêu tả, tự sự : có thể phát huy tính tưởng tượng, hư cấu, thường sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Chỉ đơn thuần là tả và kể.

Câu 4 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Trong ngữ văn 9 có hai nội dung về văn bản tự sự:

       + Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự với lập luận.

       + Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

   - Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn tự sự : miêu tả nội tâm diễn tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, làm cho câu chuyện thật hơn, sinh động hơn.

   - Ví dụ đoạn văn tự sự :

       + Có yếu tố miêu tả nội tâm : Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. ... Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

       (Lí Lan, Cổng trường mở ra)

       + Có yếu tố nghị luận : Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. [...] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. ... Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

       (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

       + Có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận : Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ...Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

       (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Câu 5 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

       + Đối thoại : Hình thức đối đáp trò truyện giữa hai hoặc nhiều người.

       + Độc thoại : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.

       + Độc thoại nội tâm là độc thoại trong suy nghĩ, không nói ra lời.

→ Tạo không khí thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật.

   - Hình thức thể hiện :

       + Đối thoại : các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

       + Độc thoại : Phía trước có gạch đầu dòng.

       + Độc thoại nội tâm : Phía trước không có gạch đầu dòng.

   - Ví dụ :

   “Có người hỏi:

   - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ...Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”

   (Kim Lân – trích Làng)

Câu 6 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

   - Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất : Chiếc lược ngà, Tôi đi học,...→ Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, thể hiện rõ nét cảm xúc nhân vật.

   - Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba : Lặng lẽ Sa Pa, Chí Phèo, Tắt đèn...→ Mang tính khách quan, có thể kể 1 cách tự do, linh hoạt từ điểm nhìn nhân vật này sang điểm nhìn nhân vật khác.

0
1
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Ôn tập phần tập làm văn

Câu 1: Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Cần chú ý vào nội dung trọng tâm nào?

- Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

- Văn bản tự sự:

    + Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận.

    + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

- Trong các nội dung trên, cần tập trung tìm hiểu kĩ các nội dung mới, nâng cao so với chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới như: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật; tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.

Câu 2:

Vị trí, vai trò, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng và đương nhiên và cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa cổ:

Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa. - Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.

Câu 3: Sự giống nhau giữa giải thích, thuyết minh và miêu tả.

- Giống nhau: Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.

- Khác nhau:

    + Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.

    + Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

    + Giải thích: Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Câu 4:

a. Văn tự sự trong ngữ văn 9 có hai nội dung:

- Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.

- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

b. Vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự:

- Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Đó là một bước phát triển của nghệ thuật. Vì miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

- Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Tuy nhiên miêu tả bên trong và miêu tả bên ngoài có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy nội tâm của nhân vật và ngược lại, từ việc miêu tả bên trong người đọc hình dung được hình thức bên ngoài của nhân vật.

- Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, ở đó người nói nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn sinh động hơn.

c. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Có thể tham khảo:

- "Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. ..." Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"."

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

- "Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. ... Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách."

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

- "Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ...Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Câu 5:

- Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.

- Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).

- Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng).

Đối thoại và độc thoại làm cho câu chuyện có khôn khí như cuộc sống thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật làm cho câu chuyện sinh động hơn.

VD: Xem lại bài "Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự"

Câu 6:

a. Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất: tham khảo tác phẩm "Tôi đi học", "Trong lòng mẹ", ...

b. Đoạn văn kể theo ngôi thứ 3: tham khảo tác phẩm "Chí Phèo", "Tắt đèn", ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư