Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài sự giàu đẹp của tiếng việt

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.977
0
6
Phạm Văn Bắc
01/08/2017 00:34:55
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục bài văn - Ý chính mỗi đoạn
- Bài văn có hai đoạn, mỗi đoạn có ý chính như sau:
• Đoạn 1: "Người Việt Nam ngày nay... qua các thời kì lịch sử”. Nêu nhận định và giải thích tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
• Đoạn 2: "Tiếng Việt, trong cấu tạo... sức sống của nó": Chứng minh cái đẹp và sự giàu có của tiếng Việt, đó cũng là sức sống của tiếng Việt.
2. Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"
- Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.
3. Những chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đưa ra những chứng cứ đầy đủ và có sức thuyết phục, thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt, cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:
- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
- Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
4. Sự giàu và có khả năng phong phú của tiếng Việt
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt thể hiện ở ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
- Ngữ âm: giàu hình tượng ngữ âm, giàu thanh điệu (6 thanh).
+ Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
+ Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa,
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
+ Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
+ Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
- Tác giả đã chứng minh đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt như thế nào? Bằng những chứng cứ gì?
+ Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.
+ Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển.
Ví dụ:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Để trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
(Thơ duyên - Xuân Diệu)
5*. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
- Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
- Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.
- Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.
II. LUYỆN TẬP
1. Sưu tầm những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt
* Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Một tư tưởng có tính truyền thống
Từ xa xưa, bằng thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, ông cha ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói dân tộc. Nhân dân ta đã sáng tạo nên một kho tàng văn chương dân gian phong phú, là nơi tiếng Việt được rèn luyện, trau dồi, được chăm lo gìn giữ. Những thành tựu văn chương rực rỡ bằng chữ Nôm suốt mấy trăm năm, từ thế kỉ thứ XIII đến hết thế kỉ XIX, là biểu hiện lòng yêu quý của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... đối với tiếng nói dân tộc. Những nhà văn, nhà thơ Việt Nam ở thế kỉ thứ XX này, bằng sáng tác của mình, cũng đã góp phần khẳng định khả năng dồi dào và sự trong sáng của tiếng Việt.
Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã trở thành một quan điểm có tính chính thống. Sử sách cho biết, năm 1374, vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào. Chủ trì biên soạn sách Dư địa chí (năm 1435), một công trình khoa học lớn thời ấy, Nguyễn Trãi chủ trương: người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà.
Cũng trên một lập trường như thế, ở thế kỉ XVIII, Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã đề cao, coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng Việt với chữ Nôm lên địa vị ngôn ngữ và chữ viết chính thức của quốc gia, thay thế cho vai trò của tiếng Hán và chữ Hán.
Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn nửa thế kỉ nay, Đảng và Nhà nước ta mà tiêu biểu là những nhà lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đã có một sự quan tâm thường xuyên đối với những vấn đề của tiếng Việt. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt tiếp tục được đặt ra, với tinh thần "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". (Hồ Chí Minh)
(Tiếng Việt 11, Giáo dục, 1999. t.11-13)
* Sáng nghĩa, trong lời
Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng, thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó, tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và,hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho cầu thơ, câu văn trong sáng.
Xuân Diệu
"Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ"
Văn học số 3, 1966.
* Mỗi chữ phải là một hạt ngọc
... Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa Truyện Kiều mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã "ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu". Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy...
Ví dụ nữa, ba chữ "bén duyên" ở Truyện Kiều. Thông thường, ta hiểu' "bén duyên' có thể gần gũi với câu tục ngữ "lửa gần rơm lâu ngày củng bén". Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc đầu sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là tơ bén. Nếu chỉ viết "bén duyên" không thì còn có thể ngờ, chứ "bén duyên ta" thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học, và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khổ biết chừng nào!
Tô Hoài
“Tâm sự về một khía cạnh chữ nghĩa”
Văn nghệ số 148
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương)
(3)Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Phạm Văn Phú
05/08/2017 00:47:52
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai

I. VỀ TÁC GIẢ
Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
2. Cách đọc
Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...
Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.
3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…
(Ca dao)
- … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.
(Mai Văn Tạo)
- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
1
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục :

   - Mở đầu (Đoạn 1, 2) : Nêu luận điểm khái quát.

   - Phần khai triển (còn lại) : Cái đẹp, cái hay và sự giàu có của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể : một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu ; tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu ; có đầy đủ khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng ; thỏa mãn yêu cầu đời sống văn hóa.

Câu 3 : Chứng minh vẻ đẹp tiếng Việt :

   - Đưa ra ý kiến của người nước ngoài.

   - Tiếng Việt đẹp, hay ở từ vựng dồi dào, cú pháp uyển chuyển, cân đối.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở phương diện :

   - Từ vựng, cấu tạo từ phong phú, giàu hình ảnh.

   - Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.

   - Có sự phát triển qua các thời kì.

   Dẫn chứng :

   - Tạo từ : học tập, học trò, học sinh, học hỏi, …

   - “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

   Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” (Vội vàng – Xuân Diệu)

Câu 5* (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này :

   - Kết hợp các phương thức giải thích, chứng minh, bình luận.

   - Lập luận chặt chẽ.

   - Dẫn chứng bao quát, toàn diện.

   - Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng biện pháp mở rộng câu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sưu tầm :

   - “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào, đó là điều khó nói.”

   (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Phạm Văn Đồng)

   - “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.”

   (báo Nhân dân ngày 9/9/1962 - Hồ Chí Minh)

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :

   - “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bón lồng hoa.”

   (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

   - “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

   Cỏ cây xen lá đá chen hoa

   Lom khom dưới núi tiêu vài chú

   Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

   (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

1
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Đặng Thai Mai

Xem thêm: Tóm tắt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Bố cục:

    - Phần 1 (từ đầu đến "qua các thời kì lịch sử"): Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

    - Phần 2 (đoạn còn lại): Những minh chứng chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Phần 1 (đoạn 1, 2): Tiếng Việt đẹp và hay (luận điểm chính, tổng quát)

Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Nhận định Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp và hay được trình bày:

   + Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt

   + Vế thứ hai, giải thích ngắn gọn nhận định ấy.

Câu 3 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

   + Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm

   + Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài

   + Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú

Câu 4 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp

- Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu

- Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu

- Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng

   + Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu…

⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội

Câu 5 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:

- Tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận

- Lập luận chặt chẽ: nhận định ngay phần mở bài, tiếp đó chứng minh

- Tác giả đã phải sử dụng một hệ thống chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt

- Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.

Luyện tập

Câu 1 (trang 37 SGK): Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

   + Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

Câu 2 (trang 37 SGK):Năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.

   

    - Thân gầy guộc, lá mong manh

      Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

      Ở đâu tre cũng xanh tươi

      Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

    - Chú bé loắt choắt,

      Cái xắc xinh xinh,

      Cái chân thoăn thoắt,

      Cái đầu nghênh nghênh.

(Lượm – Tố Hữu)

    - Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Tục ngữ)

    - Ông trời

      Mặc áo giáp đen

      Ra trận

      Muôn nghìn cây mía

      Múa gươm

      Kiến

      Hành quân

      Đầy đường

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

    - Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

      Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

      Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Sông nước Cà Mau)

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện của tác giả, học sinh nhận thấy được sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đồng thời, học sinh còn nhận ra đượ những phẩm chất bền vừng và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của ngôn ngữ dân tộc, nó là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tộc.

    - Học sinh từ bài học, thêm yêu mến ngôn ngữ mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.

1
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/04/2018 11:13:41

Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Đặng Thai Mai

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×