Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
01/08/2017 01:14:39

Soạn bài cách làm bài văn lập luận chứng minh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.069
0
8
Nguyễn Thu Hiền
01/08/2017 01:24:13
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI
Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
Tìm hiểu đề:
- Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn.
- Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công.
- Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ).
Tìm ý:
+ Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. .
+ Nêu lí lẽ:
- Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc.
- Việc khó càng thất bại.
+ Nêu dẫn chứng:
- Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi
- Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước)
b. Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống...
+ Thân bài: Chứng minh cụ thể
- Xét về lí lẽ.
- Xét về thực tế.
+ Kết bài: Bài học rút ra.
c. Viết bài:
- Mở bài cần lập luận.
- Dùng từ liên kết: Đúng như vậy - Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài.
- Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau.
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
d. Đọc và sửa chữa.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP
So sánh các đề văn sau đây:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
+ Giống nhau: Có chung ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí.
+ Khác nhau:
- Đề 1: Khuyên nhủ con người bằng một chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ chí quyết tâm thì việc khó cũng làm được. Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim
- Đề 2: Khuyên nhủ con người qua hai chiều đối lập: lòng không bền thì không làm được việc - đã quyết chí thì việc dù lớn lao cùng làm nên. Bài thơ của Hồ Chí Minh vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
5
Nguyễn Thu Hiền
05/08/2017 02:37:27
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề yêu cầu điều gì?
Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chung của đề.
- Chúng ta phải chứng minh điều gì?
Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả.
- Luận điểm của bài văn sẽ là gì?
Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).
- Lập luận chứng minh theo cách nào?
Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:
+ Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng;
+ Kết hợp cả hai.
b) Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,...
- Mở bài:
Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.
- Thân bài:
+ Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?
+ Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?
+ Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.
+ Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.
- Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.
c) Viết bài
Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bàiKết bài.
- Cách viết Mở bài: Có các cách sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh
Chẳng hạn, với đề văn Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Có thể viết Mở bài như sau:
Có ý chí, nghị lực thì sẽ thực hiện được hoài bão của mình, mới có thể trở thành người thành đạt. Đúng như nhân dân ta đã đúc kết: "Có chí thì nên".
+ Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh
Cũng với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên.
+ Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh
Với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Nhân dân ta đã dạy rất đúng về điều này: Có chí thì nên.
- Cách viết Thân bài:
+ Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...; Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...; ...
+ Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;
+ Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.
- Kết bài:
+ Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,...; Như vậy,...; Đến đây, có thể khẳng định...
+ Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.
d) Đọc lại và sửa chữa
- Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp,...
- Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,...
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Các đề văn sau đây có gì giống và khác nhau?
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý: So sánh ở từng khía cạnh để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các đề:
- Về yêu cầu: cùng là chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm (chứng minh tính chân lí đồng nghĩa với chứng minh tính đúng đắn).
- Về vấn đề cần chứng minh, hãy so sánh:
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Suy cho cùng thì ý nghĩa của câu tục ngữ và bài thơ trên không khác nhau. Nhưng phải lưu ý sự khác nhau về cách biểu đạt. Câu Có công mài sắt có ngày nên kim nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim. Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển). Đối với cách biểu đạt gián tiếp, mượn hình ảnh để nói thì trước khi tiến hành chứng minh cần phân tích, cắt nghĩa từ nghĩa đen của từ ngữ để xác định được vấn đề cần chứng minh.
0
0
000000
28/03/2021 18:44:21
+3đ tặng
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
   1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 
   2. Lập dàn ý
 
   3. Viết bài
 
   4. Đọc lại và sửa chữa

 
Luyện tập
   Sự giống và khác của hai đề được đưa ra :
 
   - Giống : Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục
 
   - Khác :
 
         + Đề 1: trước khi chứng minh cần giải thích hình ảnh để rút ra ý nghĩa.
 
         + Đề 2: yêu cầu chứng minh theo hai chiều : Lòng không bền thì không làm được việc gì ; Có ý chí quyết tâm cao thì mọi khó khăn đều vượt qua.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo