Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài thêm trạng ngữ cho câu

6 trả lời
Hỏi chi tiết
901
0
0
Nguyễn Thị Nhài
01/08/2017 02:00:37
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ
Trạng ngữ
Dưới bóng tre xanh... xay nấm thóc.(Thép Mới)
a) Xác định trạng ngữ:
- Dưới bóng tre xanh
- đã từ lâu đời
- đời đời, kiếp kiếp
- từ nghìn đời nay.
Trạng ngữ bổ sung nội dung cho câu:
- Dưới bóng tre xanh xác định địa điểm.
- đã từ lâu đời xác định thời gian.
- đời đời kiếp kiếp xác định thời gian.
- từ nghìn đời nay xác định thời gian.
Vị trí của trạng ngữ:
- Câu (1): Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Các trạng ngữ có thể chuyển sang:
• giữa câu: Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
• cuối câu: Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.
- Câu (2): Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
Các trạng ngữ có thể chuyển sang:
• đầu cầu: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
• giữa câu: Tre, đời dời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
- Câu (3): Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc, trạng ngữ có thể chuyển sang:
• đầu câu: Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc.
• cuối câu: cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
II. LUYỆN TẬP
1. SGK, Tr 40
Cụm từ “mùa xuân”
- Câu a: Mùa xuân làm chủ ngữ (đầu câu), làm vị ngữ (giữa câu).
- Câu b: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
Là câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ.
- Câu c: Mùa xuân làm phụ ngữ trong cụm động từ.
- Câu d: Mùa xuân! Là câu đặc biệt.
2. Tìm trạng ngữ (SGK,Tr. 41 - 42)
Trả lời:Trạng ngữ trong các câu:
+ Đoạn a:
- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.
- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng.
- vì cái chất quý trong sạch của Trời.
- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
+ Đoạn b:
- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
3. Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được (SGK,Tr. 41 - 42)
Trả lời:
Trạng ngữ
Phân loại
khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
Trạng ngữ chỉ thời gian
trong cái vỏ xanh kia; dưới ánh nắng
Trạng ngữ chi không gian (nơi chốn)
vì cái chất quý trong sạch của Trời
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
Trạng ngữ chỉ cách thức
với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức


Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Đan Phương
05/08/2017 01:24:27
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của trạng ngữ
a) Xác định trạng ngữ trong các câu dưới đây
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới)
Gợi ý: Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu để nhận diện trạng ngữ.
b) Nhận xét về ý nghĩa của các trạng ngữ vừa tìm được trong các câu trên.
Gợi ý: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.
Các trạng ngữ
ý nghĩa
Dưới bóng tre xanh
làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.
đã từ lâu đời
bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
đời đời, kiếp kiếp
từ nghìn đời nay
c) Các trạng ngữ trên nằm ở vị trí nào trong câu?
Gợi ý:
- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong số các câu sau đây, ở câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ? Ở những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
Gợi ý: Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu để nhận diện trạng ngữ (nếu có) và xác định vai trò của cụm từ mùa xuân trong câu.
- a)
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - /
C
là mùa xuân có mưa riêu riêu,... có tiếng nhạn ... đêm xanh.
V
- b)
Mùa xuân, cây gạo / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
Tr. ngữ
C
V
- c)
Tự nhiên như thế: ai / cũng chuộng mùa xuân.


C
V
- d)
Mùa xuân!
Câu đặc biệt
2. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
Gợi ý: Xem bảng dưới
3. Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được dựa theo ý nghĩa mà nó bổ sung cho câu.
Gợi ý: Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu để xác định thành phần trạng ngữ. Hãy quan sát bảng sau:
Trạng ngữ chỉ thời gian
khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn)
trong cái vỏ xanh kia; dưới ánh nắng
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
vì cái chất quý trong sạch của Trời
Trạng ngữ chỉ cách thức
như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
Trạng ngữ chỉ phương tiện
với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
Các loại trạng ngữ trên đây cũng là các loại trạng ngữ mà chúng ta thường sử dụng khi nói, viết.
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu

Đặc điểm của trạng ngữ

Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7

Luyện tập

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Vai trò của cụm từ “mùa xuân” :

   a. nằm trong thành phần chủ ngữ

   b. trạng ngữ

   c. phụ ngữ

   d. câu đặc biệt

Câu 2 + 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Các trạng ngữ và phân loại trạng ngữ :

   a.

   - như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết → chỉ cách thức

   - khi đi qua những cánh đồng xanh → chỉ thời gian

   - trong cái vỏ xanh kia → chỉ không gian (nơi chốn)

   - dưới ánh nắng → chỉ không gian

   b. với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây → chỉ phương tiện

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu

I. Đặc điểm của trạng ngữ

Câu 1: Xác định trạng ngữ:

- (1) Dưới bóng tre xanh

- (2) Đã từ lâu đời

- (3) Đời đời, kiếp kiếp

- (4) Từ nghìn đời nay

Câu 2: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.

Theo thứ tự trạng từ đánh dấu ở câu 1 ta thấy các trạng từ bổ sung ý nghĩa cho câu như sau:

(1): làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.

(2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu

Câu 3: Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:

- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

II. Luyện tập:

Câu 1: Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:

a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)

b. trạng ngữ chỉ thời gian

c. phụ ngữ của cụm động từ

d. Câu đặc biệt.

Câu 2 + 3: Trạng ngữ trong các câu:

a.

- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)

- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))

- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)

b.

- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu

I. Công dụng của trạng ngữ

Câu 1: Xác định thành phần trạng ngữ:

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

Câu 2: Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,... Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

- Có thể gộp câu (1) và câu (2) thành một câu có hai trạng ngữ:

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

Câu (2) có vốn là trạng ngữ của câu (1), người viết đã tách nó ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý.

- Nếu gộp hai câu thành một thì làm giảm đi sắc thái nhấn mạnh thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.

III. Luyện tập

Câu 1: Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Câu 2: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?

a.

- Trạng ngữ: Năm 72.

- Tác dụng: nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.

b.

- Trạng ngữ: Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ dờn li biệt, bồn chồn.

- Tác dụng: làm nổi bật thông tin ở nòng cổt câu; nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.

"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)

0
0
Rimuru Tempest
12/02/2020 08:08:18

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ

1. Xác định trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đã mấy nghìn năm

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay

2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:

Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).

đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian

- đã mấy nghìn năm => trạng ngữ chỉ thời gian

đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian

từ nghìn đời nay => trạng ngữ chỉ thời gian

3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

a) Mùa xuân, … mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ

b) Mùa xuân => trạng ngữ

c) mùa xuân => bổ ngữ

d) Mùa xuân! => câu đặc biệt

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Các trạng ngữ:

a)

Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết => trạng ngữ cách thức.

Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc … tươi => trạng ngữ chỉ thời gian.

Trong cái vỏ xanh kia => trạng ngữ địa điểm.

Dưới ánh nắng => trạng ngữ nơi chốn.

b) Với khả năng thích ứng … đây => trạng ngữ cách thức.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Một số loại trạng ngữ khác mà em biết: trạng ngữ chỉ phương tiện, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, …

   Ví dụ:

(1) Bằng chất giọng hát thiên phú, anh ấy đã khiến sân khấu trở nên bừng sáng.

=> Bằng chất giọng thiên phú: trạng ngữ chỉ phương tiện.

(2) Để học giỏi môn Toán, chúng ta cần phải chăm chỉ làm bài.

=> Để học giỏi môn Toán: trạng ngữ chỉ mục đích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo