Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.732
0
0
Bạch Tuyết
01/08/2017 01:44:00
Soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
I. Dùng kiểu câu bị động
Bài tập 1.
- Câu bị động : Hắn chưa được một người đàn bà nào yeu cả.
Mô hình chung của kiểu câu bị động : Đối tượng của hành động + động từ bị động (bị, được, phải) + chủ thể của hành động + hành động.
- Chuyển sang câu chủ động : Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
Mô hình chung của kiểu câu chủ động : Chủ thể của hành động + hành động + đối tượng của hành động.
Thay câu chủ động vào và nhận xét : Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài ; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên.
Bài tập 2.
- Câu bị động : Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.
- Tác dụng : Tạo sự liên kết với câu trước đó, tức là tiếp tục đề tài nói về hắn.
Bài tập 3. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn trăn trở về những vấn đề sống còn của nghệ thuật, về nghề văn, nhà văn. Ông quan niệm : văn chương phải phản ánh hiện thực, phải mang tinh thần nhân đạo. Đây là quan niệm nhằm phê phán thứ văn chương chỉ tả chân hời hợt bên ngoài.
Nhận xét : Câu bị động : Ông quan niệm : văn chương phải phản ánh hiện thực, phải mang tinh thần nhân đạo. Câu bị động này liên kết với câu văn trước, nhằm làm rõ quan niệm tiến bộ của Nam Cao về văn chương.
II. Dùng kiểu câu có khởi nhữ
Bài tập 1.
a. Câu có khởi ngữ : Hành thì nhà thị may lại còn.
- Khởi ngữ : Hành.
- Chuyển khởi ngữ : Nhà thị may lại còn hành. Câu này không còn khởi ngữ mà chỉ có bổ ngữ (hành), câu có khởi ngữ tạo ra sự đối lập về ý với câu đi trước, do đó nhấn mạnh được vào khởi ngữ.
Câu có khởi ngữ : Còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo…
Tác dụng : Tạo sự đối lập ý với câu trước, đồng thời tạo sự liên kết ý.
Bài tập 2. Câu văn thích hợp nhất là câu thứ ba : Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.
Bài tập 3.
a. Câu thứ hai có khởi ngữ : Tự tôi…
Vị trí : ở đầu câu, trước chủ ngữ.
Dấu hiệu nhận biết : có ngắt quãng (dấu phẩy) sau khởi ngữ.
Tác dụng : nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (thể hiện thông tin đã biết từ trước) : Tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước), dẫn đến cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
Bài tập 1.
- Phần in đậm đứng ở vị trí đầu câu
- Phần in đậm có cấu tạo là một cụm động từ
- Chuyển về sau chữ ngữ : Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười…
- Nhận xét : sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của cùng một chủ thể là Bà già kia. Nhưng theo kiểu câu đó một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu tiếp theo sẽ rõ ràng hơn so với câu trước đó.
Bài tập 2.
- Phần in đậm Nghe tiếng An là một cụm động từ đặt ở đầu câu, có đặc điểm :
+ Biểu hiện hoạt động của chủ thẻ mà chủ ngữ đề cập đến.
+ Biểu hiện hoạt động xảy ra đồng thời hay xảy ra trước hoạt động mà vị ngữ của câu đề cập đến.
- Phần in đậm đứng ở đầu câu có tác dụng :
+ Liên kết với câu đi trước dễ dàng hơn.
+ Thể hiện những điều đã biết từ những câu ai trước, hoặc điều dễ dàng suy ra từ những câu trước đó. Đó là những thông tin đã biết, nên giá trị thông tin thấp, thứ yếu. Vì thế, việc cấu tạo những câu có trạng ngữ đứng ở đầu câu có tác dụng phân bố thông tin : đưa phần thông tin đã biết, hoặc đưa phần thứ yếu lên đầu câu, tập trung trọng tâm thông tin ở phần vị ngữ chính, sau vị ngữ.
Bài tập 3.
a. Trạng ngữ chỉ tình huống : Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.
b. Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết với văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

I. Dùng kiểu câu bị động

Câu 1 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a, Câu bị động trong đoạn trích: Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả.

b, Chuyển câu bị động thành chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

c, Khi thay câu chủ động thành câu bị động không sai về mặt ngữ pháp nhưng câu không có sự nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên.

Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.

Tác dụng: Việc dùng câu bị động trong đoạn văn đã cho là: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”.

Câu 3 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Viết đoạn văn giới thiệu về nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1915 - 1951), là một trong những số nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua những khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu xuất sắc, nhưng không vì thế mà sáng tác của ông hòa tan vào dòng chảy chung ấy. Ý thức được tầm quan trọng trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, Nam Cao đã tìm được hướng đi riêng cho mình “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa) và ông đã thành công. Trong đó, Chí Phèo trở thành một kiệt tác trong sáng tác của Nam cao nói riêng và của văn học hiện đai nói chung.

Câu bị động: Ý thức được tầm quan trọng trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn.

Tác dụng: Nhấn mạnh quan điểm nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao.

II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ

Câu 1 (trang 194 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong đoạn văn trên, câu có chứa thành phần khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

Khởi ngữ: hành.

Câu 2 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Câu có chứa khởi ngữ có liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạohành (hai thứ cần thiết để nấu cháo). Hơn thế, do câu trước đã hàm ý nói về cháo hành và câu kế tiếp nói về gạo thì việc bắt đầu câu này bằng một khởi ngữ (hành) sẽ làm cho mạch văn trôi chảy hơn.

Câu 3 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Chọn câu C: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.

Câu 4 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a,

   - Khởi ngữ: Tự tôi.

   - Vị trí: Đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ.

   - Có ngắt quãng (dấu phẩy), sau khởi ngữ.

   - Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước.

b,

   - Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

   - Vị trí: đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

   - Có ngắt quãng (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

   - Tác dụng: Nêu lên một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện những thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   a, Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

   b, Phần in đậm có cấu tạo là một cụm động từ.

   c, Có thể chuyển phần in đậm thành: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

   Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ. Hai vị ngữ đó cùng có cậu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết câu theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp rõ ràng hơn với câu trước đó.

Câu 2 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Lựa chọn đáp án C (Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời). Bởi câu vừa đúng về ý, vừa liên kết chặt chẽ lại mềm mại và uyển chuyển.

Câu 3 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   a, Trạng ngữ tình huống trong câu đầu của đoạn văn trên: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

   b, Câu văn có chứa trạng ngữ nêu trên là câu đầu của văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải để liên kết văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.

IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản

Câu 1 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu trong những câu chứa chúng.

Câu 2 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước.

Câu 3 (trang 196 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Việc sử dụng những kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.

1
0
Nguyễn Thu Hiền
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

I. Dùng kiểu câu bị động

Câu 1:

- Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

- Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

- Thay câu chủ động vào và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước. Trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên.

Câu 2:

- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".

- Tác dụng: Tạo sự liên kết với câu trước đó, tức là tiếp tục đề tài nói về hắn.

Câu 3: Viết đoạn văn về nhà văn Nam Cao có sử dụng câu bị động.

   Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách thành phố Nam Định chừng hơn 10 km). Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943, ông vào Hội Văn hoá cứu quốc. Tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã. Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên - Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Cuối tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, ông bị giặc Pháp phục kích và bắn chết. Ông hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang nở rộ.

* Tác dụng của hai câu bị động trên:

- Nhấn mạnh tài năng và sự yêu mến, tin tưởng của mọi người với nhà văn Nam Cao.

- Nhấn mạnh nguyên nhân của sự hy sinh, gợi niềm thương tiếc về một nhà văn tài hoa nhưng phải bị hy sinh giữa lúc tài năng đang nở rộ

II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ

Câu 1:

   Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

- Khởi ngữ: Hành

- Chuyển khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành. Câu này không còn khởi ngữ mà chỉ có bổ ngữ (hành), câu có khởi ngữ tạo ra sự đối lập về ý với câu đi trước, do đó nhấn mạnh được vào khởi ngữ.

Câu 2: Chọn câu C: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.

Câu 3:

a. Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.

- Khởi ngữ: Tự tôi

- Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ.

- Dấu hiệu nhận biết: có ngắt quãng (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

- Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b. Câu chứa khởi ngữ là câu: "Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ".

- Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

- Vị trí: đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy)

– Có ngắt quãng: Dấu phẩy

– Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước.

III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống

Câu 1:

a. Phần in đậm đứng ở vị trí đầu câu

b. Phần in đậm có cấu tạo là một cụm động từ

c. Chuyển về sau chữ ngữ: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười…

- Nhận xét: sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của cùng một chủ thể là Bà già kia. Nhưng theo kiểu câu đó một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu tiếp theo sẽ rõ ràng hơn so với câu trước đó.

Câu 2: Chọn câu C là một câu có trạng ngữ chỉ tình huống vì câu này vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ lại mềm mại và uyển chuyển.

Câu 3:

a. Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b. Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết với văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.

IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản

– Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Tất cả các thành phần trên thường thể hiện thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Việc sử dụng những kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư