Soạn bài tổng kết phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học
A. Kiến thức cơ bản
1. Thế nào là đọc - hiểu một văn bản văn học ?
Đọc – hiểu văn bản văn học là quá trình đọc – hiểu từ ngữ, ý nghĩa câu thơ, câu văn, nắm bắt được hình tượng và khả năng gợi mở biểu hiện của nó về đời sống cũng như tình cảm, tư tưởng tác giả. Từ đó đánh giá được các giá trị của văn bản.
Đôi khi từ việc hiểu khái quát nội dung tư tưởng tác phẩm, người đọc tiến hành phân tích, bình giảng để hiểu chi tiết, cụ thể, sâu sắc hơn.
Trong nhà trường, người học đọc – hiểu từng bài, trên cơ sở đó biết đọc – hiểu các văn bản tương tự, biết đối chiếu so sánh với văn bản khác cùng đề tài, chủ đề để có kiến thức, kĩ năng khái quát cao hơn.
2. Phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học.
Áp dụng kiến thức tiếng Việt để hiểu từ ngữ, câu,nghệ thuật thể hiện lời văn (các phép tu từ).
Nắm vững kiến thức lí luận văn học, nhất là kiến thức về thể loại văn học để có cơ sở đọc – hiểu một cách khoa học, hiểu hệ thống các yếu tố cụ thể trong chỉnh thể nghệ thuật của văn bản.
Trường hợp đọc – hiểu trích đoạn văn bản thì yêu cầu phải nắm vững toàn bộ nội dung và nghệ thuật văn bản ấy. Trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu từng chi tiết của trích đoạn.
B. Luyện tập
Câu 1. Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng :
« Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. »
Câu 2: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên :
"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"