Ôn lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh
Trả lời:
- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Trả lời câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh
Trả lời:
Những loài vật có tên gọi từ tượng thanh: mèo, tắc kè, bò, (chim) cu...
Trả lời câu 3 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Xác định từ tượng thanh và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích.
Trả lời:
- Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ tồ
- Các từ tượng hình có tác dụng trong việc mô tả đám mây một cách sống động, cụ thể.
Trả lời câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Lời giải chi tiết:
- So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.