LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Trung thực - Tự trọng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.580
0
1
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 00:52:09
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TRUNG THỤC - TỰ TRỌNG
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thi tìm nhanh từ có tiếng “tự”.
M: tự tin
Gợi ý:
Tự lập

2. Giải nghĩa từ:
Chọn từ ở cột A thích hợp với lời giải nghĩa ở cột B:

Gợi ý: a - 3; b - 1; c - 2; d - 5; e - 6; g - 4

3. Xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm rồi viết vào vở.
a) Các từ chỉ đức tính tốt.
b) Các từ chỉ tính xấu.
Gợi ý:
a) tự tin, tự trọng, tự hào
b) tự ti, tự kiêu, tự ái

4. a) Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống?
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) .... " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2)...
Minh giúp đờ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3)... nhất cũng dần dần thấy (4)... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5).... về bạn Minh.
(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào).
c) Viết vào vở theo mẫu: M: (1) tự trọng
Gợi ý:
(1) tự trọng, (2) tự kiêu, (3) tự ti, (4) tự tin, (5) tự hào.

5. Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm.
(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “ở giữa”
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
M: trung thu
M: trung thành
...
...
...
...
Gợi ý:
Từ “trung” có nghĩa là ở giữa
Từ “trung” có nghĩa là một lòng một dạ
Trung bình, trung thu, trung tâm
Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

6. Đặt câu với một từ đã cho ở hoạt động 5 và viết vào vở.
Gợi ý:
Trường học của em nằm ngay trung tâm thành phố.

B. HOẠT ĐỘNG THƯC HÀNH
1. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kế lại côt truyện Ba lưỡi rìu. (SGK/103)
Gợi ý:
Sự việc 1: Ngày xưa, ngôi làng nọ có một anh tiều phu hiền lành, chất phác. Một hôm, khi đốn củi, anh làm rơi lưỡi rìu bằng sắt xuống sông.
• Sự việc 2: Thấy anh ngồi khóc, một ông lão tóc bạc phơ hiện ra và hứa sẽ giúp anh vớt lưỡi rìu lên.
• Sự việc 3: Lần đầu, cụ vớt được lưỡi rìu bằng vàng. Anh thanh niên bảo không phải của anh.
• Sự việc 4: Lần thứ hai, cụ lại vớt được lưỡi rìu bằng bạc. Anh thanh niên buồn bã vì đó vẫn không phải lưỡi rìu của anh.
• Sự việc 5: Lần này, ông cụ vớt lên lười rìu bằng sắt khiến anh mừng rỡ vì đó chính là của anh.
• Sự việc 6: Cụ già khen anh thật thà và tặng cho anh cả hai lưỡi rìu vàng và bạc.

2. Dựa vào một tranh ở hoạt động 2 và lời kể dưới tranh, mỗi em kể thành một đoạn câu chuyện; chú ý nghe và nhận xét bạn kể chuyện.
Gợi ý:
Căn cứ vào các sự việc mà kể, chú ý ngoại hình, tính cách nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư