Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài từ đồng âm

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.924
2
2
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 03:24:22
Soạn bài từ đồng âm
I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi
1. Thế nào là từ đồng âm?
Câu 1. Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong hai câu sau.
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
Lồng trong câu:
+ Là động từ
+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Lồng trong câu:
+ Là danh từ
+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.
Câu 2. Nghĩa hai từ lồng trên không liên quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.
2. Sử dụng từ đồng âm.
Câu 1. Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
Câu 2. Câu đem cá về kho nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa.
- Nghĩa thứ nhất : Đem cá về kho - > Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)
- Nghĩa thứ hai : Đem cá vè kho - > Đem cá vè cất trong nhà kho.
- Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa :
+ Đem cá về kho tộ nhé !
+ Đem cá về nhập kho ngay nhé !
Câu 3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
II. Luyện tập
Câu 1. Trước hết ta phải tìm nghĩa các từ này trong văn cảnh của bài thơ có nghĩa là gì, sau đó mới tiến hành tìm từ đồng âm, từ trong bài thơ đánh số 1, từ đồng âm cần tìm đánh số 2.
- Thu :
+ Thu 1 : danh từ, mùa thu - > chỉ một mùa trong năm.
+ Thu 2 : động từ, thu tiền - > chỉ hành động.
- Cao :
+ Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp
+ Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).
- Ba :
+ Ba 1 : số từ, ba lớp tranh.
+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ)
- Tranh:
+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh)
+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi)
- Sang:
+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương)
+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng)
- Nam:
+ Nam 1: chỉ phương hướng (Nam / Bắc)
+ Nam 2: giới tính của con người (nam / nữ)
- Sức:
+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)
+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).
- Nhè:
+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác
+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra
- Tuốt:
+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa
+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)
- Môi:
+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)
+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)
Câu 2.
- Nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
+ Nghĩa 1: bộ phận của cơ thể nối đầu với thân (cổ tay)
+ Nghĩa 2: sự cứng cỏi không chịu thuyết phục (cứng cổ)
+ Nghĩa 3: bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)
+ Nghĩa 4: bộ phận của áo hoặc giày: cổ áo, cổ giày.
- Từ đồng âm với cổ.
Đồ cổ - Đồ vật có từ xa xưa và có giá trị.
Câu 3. Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau.
- Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.
- Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học.
- Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.
Câu 4.
- Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
Vạc 1: Con vạc
Vạc 2: Chiếc vạc
Đồng 1: bằng kim loại
Đồng 2: cánh đồng
- Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:
+ Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật.
Hoặc:
+ Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 01:29:55
TỪ ĐỒNG ÂM


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm từ đồng âm
a) Hãy giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Gợi ý:
- Nghĩa của mỗi từ lồng:
+ lồng (1): Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;
+ lồng (2): Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,...
b) So sánh và cho biết nghĩa của hai từ lồng trong hai câu trên có liên quan gì đến nhau không?
Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. Sử dụng từ đồng âm
a) Dựa vào đâu để phân biệt được nghĩa của các từ lồng như trên?
Gợi ý: Phải đặt các từ này vào câu, trong mối quan hệ với các từ khác xung quanh nó thì mới hiểu được nghĩa của chúng, từ đó mà phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
b) Câu "Đem cá về kho!" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo những nghĩa nào? Hãy thêm vào câu này một số từ để có thể hiểu được rõ nghĩa của nó.
Gợi ý: Việc hiểu nghĩa câu này phụ thuộc vào việc hiểu nghĩa từ kho. Từ kho, nếu tách khỏi ngữ cảnh, có thể hiểu là: cách chế biến, một việc làm hoặc chỗ chứa đựng. Có thể thêm từ như sau để câu trở nên rõ nghĩa: Đem cá về mà kho! hoặc Đem cá về để nhập vào kho.
c) Như vậy, để tránh lầm nghĩa của từ do hiện tượng đồng âm, chúng ta phải chú ý tới điều gì?
Khi viết, nói cũng như khi đọc, nghe phải chú ý tới ngữ cảnh cụ thể để phân biệt các từ đồng âm, tránh lẫn lộn nghĩa của các từ này.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc lại đoạn dịch thơ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ "Tháng tám, thu cao, gió rét già" đến "Quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được các nghĩa khác nhau và cách dùng các từ này. Chú ý đưa các nghĩa khác nhau của từ vào trong ngữ cảnh cụ thể để hiểu, ví dụ:
- sang:
+ Ngôi nhà này được trang trí rất sang trọng.
+ Chiều nay, tớ sang nhà cậu học bài nhé!
2. Sử dụng từ điển để tra nghĩa của danh từ cổ.
a) Giải thích mối liên quan giữa các nghĩa khác nhau của danh từ này.
b) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của nó.
Gợi ý:
- Cổ:
+ Bộ phận trong cơ thể nối đầu với thân;
+ Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ;
+ Bộ phận của đồ vật hình dài và thon giống cái cổ;
+ Cổ chân, cổ tay.
Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều có liên hệ với nhau qua nghĩa gốc này.
- Đồng âm với danh từ cổ:
+ Bà nội rất thích xem chèo cổ. (cổ: xưa, cũ, lâu đời)
+ Phong, lao, cổ, lại, tứ chứng nan y. (cổ: một căn bệnh ngày xưa cho là khó chữa)
3. Đặt câu sao cho ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm cho sẵn sau đây: bàn (danh từ) - bàn (động từ); sâu (danh từ) - sâu (tính từ); năm (danh từ) - danh (số từ).
Gợi ý: Chú ý đến đặc điểm về từ loại đã gợi ý trước để đặt câu cho đúng.
- bàn: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc.
- sâu: Con sâu nằm sâu trong kén.
- năm: Năm nay em gái tôi lên năm tuổi.
4. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại con vạc cho người hàng xóm? Nếu là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân biệt phả trái?
Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò."
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
Gợi ý: Chú ý các từ đồng âm:
- vạc: con vạc - cái vạc
- đồng: làm bằng đồng (một chất kim loại) - cánh đồng, ngoài đồng.

Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác.
0
1
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Từ đồng âm

Thế nào là từ đồng âm

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Lồng (1) : động từ chỉ ngựa, trâu vùng lên chạy xông xáo.

   - Lồng (2) : danh từ chỉ vật dụng để nhốt chim, gà.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Nghĩa của các từ lồng trên không có quan hệ gì với nhau.

Sử dụng từ đồng âm

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Có thể phân biệt nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên dựa vào văn cảnh, chức năng và mối quan hệ với các từ khác trong câu.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Câu "Đem cá về kho" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa:

       + Nghĩa thứ nhất: Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)

       + Nghĩa thứ hai: Đem cá về cất trong nhà kho (nhà kho là nơi cất giữ đồ).

   - Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:

       + Nghĩa thứ nhất : Đem cá về làm món cá kho.

       + Nghĩa thứ hai : Đem cá cất vào kho.

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý đến ngữ cảnh khi giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - thu : mùa thu (danh từ) / thu tiền (động từ)

   - cao : cao thấp (tính từ) / cao hổ cốt (danh từ)

   - ba : số ba (số từ) / ba má (danh từ)

   - tranh : cỏ tranh (danh từ) / tranh ảnh (danh từ) / tranh cãi (động từ)

   - sang : sang trọng (tính từ) / di chuyển sang (động từ)

   - nam : hướng nam (danh từ) / nam giới (danh từ)

   - sức : sức lực (danh từ) / tờ sức (một loại văn bản – danh từ)

   - nhè : nhằm vào (động từ) / khóc nhè (động từ)

   - tuốt : thẳng một mạch (tính từ) / tuốt lúa (động từ)

   - môi : đôi môi (danh từ) / môi giới (động từ)

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ :

   - Bộ phận cơ thể (hươu cao cổ, cổ chân, cổ tay)

   - Bộ phận của áo, giày (cổ áo, cổ giày)

   - Bộ phận của đồ vật (cổ chai, cổ lọ)

   b. Từ đồng âm với danh từ cổ :

   - Cổ : xưa, cũ, lâu đời (chèo cổ, phố cổ)

   - Cổ : một căn bệnh ngày xưa được cho là khó chữa (phong, lao, cố, lại, tứ chứng nan y)

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu :

   - bàn : Mọi người đang bàn bạc chuyện cũ ở dãy bàn cuối.

   - sâu : Con sâu đang bò sâu vào hốc cây khô.

   - năm : Năm học này có năm học sinh xuất sắc nhận được học bổng.

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

       + Vạc 1: Con vạc

       + Vạc 2: Chiếc vạc

       + Đồng 1: bằng kim loại

       + Đồng 2: cánh đồng

   - Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:

       + Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:

       + Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.

0
1
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Từ đồng âm

I. Thế nào là từ đồng âm?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

Câu 1: Nghĩa của mỗi từ lồng:

- Lồng (1): Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;

- Lồng (2): Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,...

Câu 2: Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

II. Sử dụng từ đồng âm

Câu 1: Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

Câu 2: Câu "Đem cá về kho" nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa:

- Nghĩa thứ nhất: "Đem cá về kho" -> Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)

- Nghĩa thứ hai: "Đem cá về kho" -> Đem cá vè cất trong nhà kho.

Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:

    + Đem cá về kho tộ nhé !

    + Đem cá về nhập kho ngay nhé !

Câu 3: Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

III. Luyện tập

Câu 1:

- Thu:

    + Thu 1 : danh từ, mùa thu -> chỉ một mùa trong năm.

    + Thu 2 : động từ, thu tiền -> chỉ hành động.

- Cao :

    + Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.

    + Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

- Ba :

    + Ba 1 : số từ, ba lớp tranh.

    + Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

- Tranh:

    + Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

    + Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

- Sang:

    + Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

    + Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

- Nam:

    + Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

    + Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

- Sức:

    + Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

    + Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

- Nhè:

    + Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

    + Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

- Tuốt:

    + Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

    + Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

- Môi:

    + Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

    + Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2:

- Cổ:

    + Bộ phận trong cơ thể nối đầu với thân;

    + Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ;

    + Bộ phận của đồ vật hình dài và thon giống cái cổ;

    + Cổ chân, cổ tay.

Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều có liên hệ với nhau qua nghĩa gốc này.

- Đồng âm với danh từ cổ:

    + Bà nội rất thích xem chèo cổ. (cổ: xưa, cũ, lâu đời)

    + Phong, lao, cổ, lại, tứ chứng nan y. (cổ: một căn bệnh ngày xưa cho là khó chữa)

Câu 3: Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau.

    + Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.

    + Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học.

    + Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.

Câu 4:

Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

    + Vạc 1: Con vạc

    + Vạc 2: Chiếc vạc

    + Đồng 1: bằng kim loại

    + Đồng 2: cánh đồng

- Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:

    + Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:

    + Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo