Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Văn bản thông báo

3 trả lời
Hỏi chi tiết
675
0
0
Bạch Tuyết
05/08/2017 01:13:03
VĂN BẢN THÔNG BÁO 1. Khi có một kế hoạch cần được triển khai, người tổ chức hoặc đại diện cho cơ quan, đoàn thể lập kế hoạch, cấp có thẩm quyền sẽ viết thông báo để cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo biết để thực hiện hay tham gia.

Hoặc cũng có thể là một sự việc, sự kiện gì đó xảy ra, các cấp có thẩm quyền muốn thông báo rộng rãi để mọi người biết (ví dụ như thông báo về tình hình trật tự, an ninh trong khu phố).
2. Văn bản thông báo phải thể hiện rõ :
- Chủ thể thông báo (người tổ chức, cấp có thẩm quyền...).
- Đối tượng nhận thông báo (các thành viên trong tổ chức, đoàn thể, nhân dân trong khu phố...).
- Nội dung thông báo (thông báo về việc gì).
3. Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
Như vậy, nếu so sánh với văn bản tường trình, ta sẽ thấy một trình tự ngược lại. Văn bản tường trình được gửi từ cá nhân lên người có trách nhiệm, thẩm quyền, còn văn bản thông báo lại từ bên trên (người tổ chức, đoàn thể) xuống các thành viên, những người tham gia, thực hiện hoặc quan tâm.
4. Tình huống cần làm văn bản thông báo
Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào cần phải làm một văn bản khác.
Tình huống a): không phải viết thông báo mà viết tường trình.
Tình huống b): Ban Giám hiệu viết thông báo gửi xuống các lớp.
Tình huống c): Ban chỉ huy liên đội viết thông báo gửi xuống các Ban chỉ huy chi đội.
5. Cách làm văn bản thông báo
Bố cục chung của các văn bản thông báo:
+ Phần mở đầu
Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm …
+ Phần nội dung
Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện…
+ Phần kết thúc
Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Văn bản thông báo

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Văn bản 1

   + Người ra thông báo là thầy hiệu phó nhà trường, người nhận thông báo là thầy cô chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp của trường THCS Hải Nam.

   + Mục đích: thông báo thông tin về lịch hoạt động của nhà trường.

   + Nội dung thông báo: kế hoạch của nhà trường về việc tổ chức duyệt các tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11.

   + Thể thức của văn bản theo đúng thể thức của một văn bản hành chính.

Văn bản 2:

   + Viết thông báo là liên đội trưởng Trần Mai Hoa trường THCS Kết Đoàn. Người nhận thông báo là các chi đội TNTP của trường THCS Kết Đoàn.

   + Mục đích thông báo là thông tin về kế hoạch hoạt động của liên đội để các cho đội chuẩn bị.

   + Nội dung thông báo: về các bước chuẩn bị để tiến hành Đại hội đại biểu liên chi đội của trường.

   + Thể thức văn bản đúng với thể thức văn bản hành chính (song còn thiếu quốc hiệu)

3. Những trường hợp cần thiết để viết thông báo trong học tập và sinh hoạt hằng ngày như:

- Thông báo về lịch thi học sinh giỏi,

- Thông báo về tổng vệ sinh,

- Thông báo về việc tổ chức ngày hội truyền thống của trường.

II. Cách làm văn bản thông báo

Câu 1: Các tình huống cần làm văn bản thông báo

- Sắp tới nhà trường tổ chức đợt tổng vệ sinh toàn trường, để góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp

   + Tình huống này cần viết thông báo.

   + Người viết là BGH nhà trường, người nhận là các thầy cô giáo chủ nhiệm và học sinh ở các lớp.

- Gần cuối năm học, Ban chỉ huy liên đội TNTP muốn triệu tập Ban chỉ huy chi đội đế bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học.

   + Tình huống này đương nhiên cần phải viết thông báo.

   + Người viết thông báo là một đại diện của Ban chỉ huy liên đội, người nhận là tất cả các chỉ huy chi đội.

Câu 2: Cách làm văn bản thông báo

Bố cục chung của các văn bản thông báo:

   + Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm ...

   + Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...

   + Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...

0
0
Phạm Văn Bắc
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Văn bản thông báo

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  - Trong văn bản 1:

   + Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).

   + Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.

  - Trong văn bản 2:

   + Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.

   + Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

Câu 2 (trang 142 Sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường:

    - Ngày nghỉ lễ

    - Ngày thi hết học kì của từng khối lớp

    - Ngày tổ chức hội thi giáo viên giỏi

    - Ngày tham quan

    - Ngày lao động toàn trường

    - Ngày hội diễn văn nghệ

    - Ngày có phái đoàn cấp trên về kiểm tra

II. Cách làm văn bản thông báo

  1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

    Những tình huống cần làm thông báo:

    b, Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

    c, Gần cuối năm, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm nay.

  2. Cách làm văn bản thông báo.

  - Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

  - Bố cục chung của một thông báo thường là:

    + Phần mở đầu

    + Phần nội dung

    + Phần kết thúc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư