LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài vận nước

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.352
0
1
Bạch Tuyết
01/08/2017 02:16:17
Soạn bài vận nước của Pháp Thuận
(Quốc tộ)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi.
Câu 1. Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)
Trong cách so sánh này tác giả lấy hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Cách so sánh vận nước như dây leo quấn quýt nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượn của đất nước. Đó còn là sự mền dẻo nhưng bền bỉ, nhu thắng cương, nhược thắng cường. Nó nói lên sức mạnh nội tại của đất nước.
Câu 2. Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh / chị về:
- Hoàn cảnh đất nước.
- Tâm trạng tác giả.
Học sinh tự làm (xem lại phần Hướng dẫn tìm hiểu bài).
Câu 3. Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”.
Hai câu thơ này nói về đường lối trị nước, cô đọng lại ở hai chữ “vô vi”. Theo thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên. Trong bài thơ này vô vi cần được hiểu theo tinh thần của Nho giáo, một học thuyết chính trị - đạo đức. Người lãnh đạo (cụ thể ở đây là vua) dùng đức của bản thân để cảm hóa nhân dân, hòa hợp với lòng người và không làm gì trái với đạo lí khiến cho dân tin phục. Khi nhân dân tin phục thì xã hội sẽ đạt được cảnh thái bình, vua không cần phải làm gì hơn. Tác giả khẳng định như vậy nhằm khuyên nhà vua trong việc điều hành chính sự nên thuận theo lẽ tự nhiên, dùng đức để trị, lấy đức mà giáo hóa dân. Có làm được như thế thì đất nước mới thái bình, thịnh trị, không còn họa chiến tranh.
Câu 4. Theo anh / chị, hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/08/2017 00:58:58
VẬN NƯỚC
(Quốc tộ)
ĐỖ PHÁP THUẬN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc dòng thiền Nam phương, từng giữ những công việc cố vấn quan trọng dưới triều Lê.
2. Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của con người thời đại bấy giờ và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
3. Về nghệ thuật, bài thơ giầu tính triết lí : dùng hình tượng tự nhiên để khẳng định vận nước vững bền, hưng thịnh, lâu dài. Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm xúc. Câu thơ có nội dung và hình thức một châm ngôn nghệ thuật.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước (vận nước như dây leo quấn quýt). Nghệ thuật so sánh ấy vừa nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình. Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước (Quốc tộ là vận may của quốc gia) đồng thời nói lên niềm thin của tác giả vào vận nước.
2. Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được :
- Hoàn cảnh đất nước : Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Nhà vua (Lê Đại Hành) muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh, một quốc gia hùng cường. Trong khí thế đi lên của dân tộc, mọt vận hội mới như đang mở ra trước mắt.
- Tâm trạng : Nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan và tự hào của tác giả.
3. Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tất cả cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”. Vô vi theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên. Vô vi trong bài này được hiểu là : người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hoá nhân dân khiến cho dân tin phục. Khi dân tin phục thì đất nước sẽ tự đạt được thái bình. Trị nước như thế nghĩa là lấy đức mà trị quốc. Hai câu thơ cuối là một lời khẳng định bởi chỉ có lấy đức mà trị quốc mới là kế sách lâu bền để xây dựng một quốc gia thái bình thịnh trị.


4. Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ ấy. Nguyện vọng của con người thời đại bấy giờ là mơ ước một nền “thái bình muôn thủa". Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.
0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Vận nước (Quốc tộ)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình ảnh thiên nhiên – những cây leo quấn quýt để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng dài lâu của đất nước.

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Bài thơ ra đời sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược và kết thúc cuộc nội chiến nước ta. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Bài thơ đã thể hiện thế sự của đất nước lúc này: đất nước thống nhất, chủ tướng tài giỏi, quân dân một lòng. Tác giả thể hiện niềm tin đối với vương triều mới sẽ bền chặt, thịnh vượng.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Tác giả khẳng định “vô vi trên điện ác – chốn chốn dứt đao binh”:

      - “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi trong bào thơ này được hiểu theo học thuyết Nho giáo, tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng đức để cảm hóa lòng dân, không làm điều gì trái với lẽ thường để “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng, tuân theo. Cứ theo lối sống ấy, trăm họ sẽ thuận ý, đất nước sẽ không còn chiến tranh.

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Hai câu thơ cuối đề cập đến ước muốn được sống một cuộc sống thái bình, phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Vận nước

Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1:

   Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ vừa khẳng định tình đoàn kết toàn dân, đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

Câu 2:

   Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được:

- Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.

- Tâm trạng: Nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước.

Câu 3:

   Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tác giả khẳng định: muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hóa nhân dân. Quan điểm "Đức trị" của nhà thơ được thể hiện tập trung trong hai chữ "vô vi".

Câu 4:

   Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:16:45

Soạn bài: Vận nước

Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1:

   Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí, làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ vừa khẳng định tình đoàn kết toàn dân, đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.

Câu 2:

   Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận được:

- Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.

- Tâm trạng: Nhà thơ rất tin tưởng vào tương lai của đất nước.

Câu 3:

   Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tác giả khẳng định: muốn cho đất nước thái bình, người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hóa nhân dân. Quan điểm "Đức trị" của nhà thơ được thể hiện tập trung trong hai chữ "vô vi".

Câu 4:

   Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư