Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự hình thành và trưởng thành của lịch sử công an nhân dân trong kháng chiến chống Pháp (từ năm 1945 đến năm 1954)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
996
1
0
Trịnh Quang Đức
26/12/2017 13:08:57
Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
a. Xây dựng chính quyền cách mạng
– Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.
– Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập UỶ ban hành chính các cấp.
– Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.
– Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân được thành lập.
– Ý nghĩa: bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính
* Giải quyết nạn đói
– Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hoà thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.
– Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất. bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.
– Nhờ có những biện pháp tích cực nói trên, chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.
* Giải quyết những khó khăn về tài chính
– Biện pháp trước mắt: Chính phủ phát động quyên góp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”. Kết quả chỉ sau một thời gian ngắn nhân dân cả nước đã góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.
– Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. Nhưng khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.
c. Về văn hoá – xã hội
– Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”. Người kêu gọi toàn dân đi học. Chỉ sau 1 năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
– Các trường phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo công dân, cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
– Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi; kết hợp với xây dựng nếp sống văn hoá mới.
– Ý nghĩa: Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời sống mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bạch Ca
08/01/2018 19:26:49
Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
Chính quyền cách mạng non trẻ vừa được thành lập đã phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vận mệnh của dân tộc như “Ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an đã làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, tiến hành bóc gỡ nhiều tổ chức phản động, bảo vệ Đảng, chính quyền và thành quả cách mạng. Đặc biệt, ngày 12/7/1946, Nha Công an Trung ương đã khám phá vụ án phản cách mạng ở Số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều), Hà Nội; phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân đồng loạt tấn công, bóc gỡ 40 trụ sở Quốc dân Đảng, bắt trên 100 tên phản động, đập tan âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền cách mạng của thực dân Pháp và bọn phản động. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng CAND đã cùng với quân và dân cả nước nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng Công an xung phong Hà Nội và Công an các địa phương đã tham gia tiến công, tiêu diệt, vây hãm địch, bảo vệ an toàn các cơ quan chính quyền, đoàn thể, bảo vệ vận chuyển tài liệu, kho tàng, tài sản quốc dân và tản cư nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự.
Trong vùng địch tạm chiếm, CAND đã xây dựng cơ sở nắm tình hình, tham gia diệt ác, phá tề, trừ gian, trấn áp bọn mật thám, phản động nguy hiểm, tổ chức nhiều trận đánh ngay trong lòng địch. Tổ Điệp báo A13 của Ty Điệp báo, Nha Công an Trung ương đã đưa người vào hàng ngũ địch, nắm được nhiều tin tức có ý nghĩa chiến lược phục vụ công tác đánh địch. Ngày 27/9/1950, tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổ Điệp báo A13 đã sử dụng một khối lượng lớn thuốc nổ đánh đắm Thông báo hạm Amiôđanhvin (Thông báo hạm lớn nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ) diệt hơn 200 sỹ quan, thuỷ thủ và binh lính Pháp. Chiến công vang dội đó đánh dấu bước trưởng thành của CAND và sự thất bại thảm hại của các cơ quan tình báo, phản gián Pháp.
Trong vùng tự do và hậu phương căn cứ cách mạng, CAND đã bố trí lại lực lượng trinh sát, bảo vệ vũ trang và tổ chức Công an xã; đẩy mạnh phong trào “Ba không” ở Bắc Bộ ,“Ngũ gia liên bảo” ở Nam Bộ, góp phần đấu tranh chống hoạt động do thám, gián điệp và bọn phản động tay sai; phối hợp với các lực lượng vũ trang bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, bảo vệ hậu phương và khu căn cứ kháng chiến. Ở các tỉnh Nam Bộ, lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc phối hợp với các lực lượng vũ trang, dũng cảm chiến đấu cản bước tiến của quân Pháp. Ngày 23/9/1945, Quốc gia tự vệ cuộc cần Thơ và Sóc Trăng đã bảo vệ chuyến tàu chỏ các chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, trong đó có các đồng chí: Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng. Ngày 12/11/1945, Quốc gia tự vệ cuộc cần Thơ bí mật tập kích vào Sở chỉ huy của quân Pháp tại thị trấn Cái Răng, tiêu diệt 20 tên. Tháng 12/1945, lực lượng trinh sát Khánh Hòa đột nhập vào sân bay Nha Trang đốt cháy và phá hỏng 3 máy bay, tiêu hủy 5.000 lít xăng của địch.
Trên khắp các chiến trường, nhất là trong các chiến dịch lớn, như: chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, chiến dịch Biên Giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, lực lượng Công an đã phối hợp với lực lượng Quân báo tổ chức tốt công tác nắm tình hình, bảo vệ bí mật quân sự, bảo vệ an toàn giao thông liên lạc và các cuộc hành quân, trú quân của bộ đội, bảo vệ an toàn lãnh tụ và các cơ quan đầu não chỉ đạo kháng chiến; phát động phong trào “Bảo mật, phòng gian”; phong trào “Ba không” trong nhân dân; tổ chức phá tề, trừ gian, bao vây kinh tế địch; bắt gọn hầu hết các toán gián điệp, biệt kích. Đáng chú ý, năm 1954, lực lượng Công an đã khống chế, sử dụng toán gián điệp ở Thái Nguyên để thu thập tin tức, tình hình của địch, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cùng với quá trình chiến đấu, công tác xây dựng lực lượng CAND luôn được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển lớn mạnh không ngừng. Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23-SL thành lập Việt Nam Công an vụ. Ngày 13/3/1947, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 36-NĐ “ủy quyền cho ủy ban Kháng chiến Hành chính khu thiết lập quận Công an trong phạm vi các tỉnh”. Ngày 16/5/1947, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ Nhất quyết định bỏ sở Công an Bắc Bộ và sở Công an Trung Bộ, lập Công an các Khu. Ngày 11/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Giám đốc Công an Khu XII, trong thư Người đã dạy cán bộ, chiến sĩ Công an phải rèn luyện Tư cách người Công an Cách mệnh, là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 438/NV về việc thành lập Ban Công an xã. Ngày 12/5/1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 05-CT/TW, quy định nhiệm vụ và tổ chức Nha Công an Việt Nam (trực thuộc Bộ Nội vụ). Ngày 03/01/1952 Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9-NĐ về việc thành lập Công an huyện. Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141-SL đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an. Tại kỳ họp từ ngày 27/8 đến 29/8/1953, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Đây là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành, lớn mạnh của CAND Việt Nam.
Trải qua 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh, lực lượng Công an luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nhiều chiến công thầm lặng nhưng vô cùng oanh liệt, đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động gián điệp, do thám của thực dân Pháp xâm lược; đập tan âm mưu hoạt động đảo chính, lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân của các thế lực tay sai phản động; bảo vệ tuyệt đối an toàn khu căn cứ địa cách mạng và các cơ quan đầu não của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; đấu tranh bài trừ lưu manh, trộm cướp, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản và cuộc sống của nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an nêu cao khí phách kiên cường, dũng cảm, lập công xuất sắc, tiêu biểu như các đồng chí: Bùi Thị Cúc (Công an Hưng Yên), Võ Thị Sáu (Công an huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Thị Lợi (Điệp báo Công an Hà Nội), Cao Kỳ Vân (Công an Bắc Giang), Trần Thành Ngọ (Công an Hải Phòng), Phan Khắc Trình, Trần Bình (Công an Hà Nội), Bửu Đóa (Công an Khánh Hòa), Nguyễn Xuân Thưởng (Công an Thừa Thiên - Huế)...
Công an nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
Ở miền Bắc, lực lượng Công an đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công trình quốc phòng, an ninh, công trình văn hóa - xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân; tổ chức nhân dân đi sơ tán; trấn áp, bắt giữ, xử lý hàng trăm tên tội phạm nguy hiểm và giúp nhân dân khắc phục thiệt hại do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra, góp phần giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh dập tắt các tổ chức phản động và hoạt động gây bạo loạn của bọn phản cách mạng; đấu tranh bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại của Pháp, bắt gọn hầu hết các toán gián điệp, biệt kích của Mỹ và bè lũ tay sai tung ra phá hoại miền Bắc.
Nhiều cán bộ, chiến sỹ Công an, ngày đêm vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù, bảo vệ an toàn các kế hoạch, địa điểm chuyển quân, chuyển hàng, kho tàng, bến bãi và các cuộc hành quân của bộ đội ta chi viện cho chiến trường miền Nam; bám đất, bám đường, bắn trả máy bay địch, phân tán xe cộ, ngụy trang bảo vệ vật tư, phương tiện vận tải; quên mình trong lửa đạn của kẻ thù để cứu người, cứu tài sản.
 
Lực lượng CATP Hà Nội tiếp quản Ty Cảnh sát quận 2 năm 1954 
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, lực lượng Công an đã tuyển chọn, huấn luyện, đưa hàng vạn cán bộ, chiến sỹ Công an cùng hàng trăm tấn vũ khí, tài liệu, phương tiện thông tin liên lạc chi viện cho An ninh miền Nam.
Ở chiến trường miền Nam, lực lượng An ninh tiến hành công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và khu căn cứ cách mạng, tổ chức nhiều trận đánh tiêu diệt địch ngay trong sào huyệt của chúng, trấn áp bọn phản động, trừng trị bọn ác ôn có nợ máu với nhân dân; phá tan nhiều kế hoạch tình báo của Mỹ, ngụy.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lực lượng An ninh miền Nam đã phát động sâu rộng phong trào “Bảo mật phòng gian”; phối hợp với các lực lượng vũ trang trên khắp các chiến trường, mở nhiều chiến dịch, bẻ gãy các cuộc tấn công, lấn chiếm, đưa kẻ địch vào tình thế bị động, bất ngờ, hoang mang, rối loạn và tan rã; bảo vệ bí mật các kế hoạch và các mũi tấn công chiến lược, góp phần cùng toàn dân, toàn quân ta đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×