Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự khác và giống nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo

1- Sự khác và giống nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo
2-VD về nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác
NGẮN THÔI NHA ĐỂ MK CÒN HỌC THUỘC....THANKS TRƯỚC NHA!!!!!!!
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.716
5
11
Phạm Ngọc Na
11/03/2018 21:32:29
Câu 1
1. Khái niệm KN:
Khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.(Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
2. Khái niệm Tố Cáo:
“là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.(Khoản 2, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
3. Giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
4. Khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.
- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:
+ Về thẩm quyền
+ Về trình tự giải quyết.
- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
8
mỹ hoa
11/03/2018 21:32:35
1. Giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
. Khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.
- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:
+ Về thẩm quyền
+ Về trình tự giải quyết.
- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
2
6
mỹ hoa
11/03/2018 21:34:04
câu 2
  • Nhặt được của rơi trả lại cho chủ sở hữu.
  • Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
  • Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại chủ sở hữu.
  • Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1
4
Phạm Ngọc Na
11/03/2018 21:34:50
C2,
- Nhặt được ví tiền trả cho người bị mất .
- Mượn độ của người khác phải giữ gìn cẩn thận.
- Mượn đồ của ai trả lại ng đó...
14
3
Trịnh Quang Đức
11/03/2018 22:08:33
Câu 1: Có thể trả lời ngắn gọn hơn được mà!
* Giống nhau:
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
– Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
– Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
– Mục đích:
+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
-5sao nhé-
27
1
0
8
NoName.434557
21/03/2019 21:40:16
ko

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×