Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sưu tầm những câu ca dao có nội dung thể hiện tinh thần đoàn kết, ca ngợi những người lao động? Tìm hiểu vai trò của chữ quốc ngữ?

Câu 1. Sưu tầm những câu ca dao có nội dung thể hiện tinh thần đoàn kết, ca ngợi nhưng người lao động.
Câu 2. Tìm hiểu vai trò của chữ quốc ngữ
Câu 3. Tìm hiểu nhân vật Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ
Câu 4. Kể tên các công trình nghệ thuật Việt Nam mà em biết
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
441
2
0
$$$$$$
16/02/2019 14:49:04
Câu 2:
Vai trò của chữ quốc ngữ là:
- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển.
Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo.
Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
$$$$$$
16/02/2019 14:54:18
Câu 4: Một số công trình nghệ thuật dân gian ở Việt Nam như :
- Chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh),…
- Những truyện Nôm dài như: Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh,…
- Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.
.....
2
0
$$$$$$
16/02/2019 14:57:45
Câu 3:
Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.
- Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".
- Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
2
0
$$$$$$
16/02/2019 14:59:29
Câu 3:
Đào Duy Từ
Đào Duy Từ (Nhâm Thân 1572 – Giáp Tuất 1634)
Danh thần thời chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang bờ cõi về phía Nam, quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phường Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Ông thông kinh sử, tinh thâm lí số và binh thư đồ trận. Nhưng vì thân phụ ông là Đào Tá Hán xuất thân là quản giáp trong nghề ca hát mà luật lệ thì nghiêm cấm không cho con nhà xướng ca ra thi cử, nên ông không tiến thân được. Bất đắc chí ông bỏ Đông Kinh (Hà Nội) lần vào miền Nam, định theo phò chúa Nguyễn.

Trong lúc bơ vơ nơi phủ Hoài Nhơn (nay là phủ Bồng Sơn) tỉnh Bình Định, ông tạm khuất thân ở ẩn, chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long ở thôn Tòng Châu.

Tăm tiếng ông dần dần được sĩ phu biết đến, Khán lí Trần Đức Hòa ở Qui nhơn mến tài, gả con gái cho ông và tiến cử lên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Được chúa Sãi trọng dụng phong là Nội tán, ông tận tụy giúp chúa Nguyễn về quân sự, chính trị và văn hóa, đương đầu với chúa Trịnh đến thắng lợi.

Năm Canh Ngọ 1630, ông xướng xuất việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.

Qua năm sau (Tân vị 1631), ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), cao một trượng, dài hơn 200 trượng (tục gọi là lũy Thầy. Đến đời Thiệu Trị mang tên là "Định Bắc trường thành")

Năm Giáp Tuất 1634, ngày 17-10 ông mất thọ 62 tuổi, được phong tặng hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lí tự khanh, tước Lộc Khê Hầu. Đến triều Minh Mạng, truy phong tước Hoằng Quốc Công.

Đào Duy Từ còn để lại một bộ binh thư: Hổ trướng khu cơ và hai khúc ngâm: Ngọa Long cương văn, Tư Dung văn.

2
0
$$$$$$
16/02/2019 15:03:55
Câu 1:
Sưu tầm những câu ca dao có nội dung thể hiện tinh thần đoàn kết, ca ngợi nhưng người lao động:
- Đồng thanh tương ứng,
Đồng khí tương cầu

- Khi đói cùng chung một dạ,
Khi rét cùng chung một lòng

- Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
( Hồ Chí Minh )

- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
1
0
doan man
16/02/2019 15:16:50
4.

Người Việt ở Quảng Ngãi có các loại hò dùng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt cộng đồng. Nếu chia theo môi trường diễn xướng thì có thể chia làm 2 loại: hò trên cạnhò trên sông, nước.

Có các thể loại: hò giã gạo, hò đầm nền, hò đi cấy, hò xay lúa, hò tát nước, hò đạp xe nước, hò giã vôi, hò đẩy che mía... Tất cả các loại hò này là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường gắn liền với môi trường hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên ruộng lúa, ruộng mía, trên rẫy, trong nhà, ngoài sân, bến bãi, sân đình... Tiết tấu, giai điệu của từng điệu hò phù hợp với hoạt động sinh hoạt hoặc lao động sản xuất, như vòng quay của cối xay lúa, vòng quay của xe đạp nước, nhịp chày giã gạo, nhịp chân đầm nền, nhịp tay cấy lúa... Nội dung của các loại hò này tùy thuộc vào sự "tức cảnh sinh tình" của một cá nhân hay của hai người (nếu là đối đáp), hoặc của một nhóm người, không phân biệt là mỗi loại hò có mỗi nội dung riêng. Có khi là những lời trêu chọc, có khi là để tỏ bày tình cảm, có khi là để quên nỗi vất vả trong lúc lao động... Thường một cuộc sinh hoạt theo các loại hò có nhiều người cùng tham gia. Trong đó có một người xướng (hô), một số người hò theo (xô, ứng), theo trình tự có xướng, có vào hò và kết hò.

Đó là những điệu hò phổ biến, giai điệu, tiết tấu, lời ca tùy hứng, mặc dù có nhiều bài đã có sẵn lời (lời cũ). Tuy nhiên, cũng có điệu hò có tiết tấu ổn định, gọn ghẽ, giai điệu trong sáng, mạnh, như hò giã vôi chẳng hạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×