Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng chen lấn, xô đẩy, đốt rất nhiều vàng mã nơi đền chùa những ngày đầu xuân

Ai làm giúp mk vs mk học văn kém lắm @@ 
ai lam đc ibb fb mk ht
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.361
7
1
I/ MỞ BÀI:
Xếp hàng được xem là thước đo ý thức công dân về văn hoá ứng xử của các nước nhưng hiện nay đã bị nhiều người xem thường, bỏ quên, dặc biệt việc xếp hàng của đại đa số người dân Việt Nam đang là bài toán nan gian giải...
II/ THÂN BÀI:
1/ Biểu hiện – thực trạng:
Chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự, đứng không đúng vị trí ở những nơi công cộng, chen lấn khi mua vé tàu xe, vé xem phim, thủ tục hành chính, dân sự...
2/ Nguyên nhân:
- Ý thức cá nhân kém, ai cũng muốn hơn thua, muốn đấu đá, cạnh tranh để giành phần hơn từ những việc nhỏ nhất hòng tìm một một “vị trí’ đẹp, thuận lợi cho công việc của mình.
- Tư tưởng ăn thua cay cú, muốn mình được ưu tiên trước mà không mất thời gian chờ đợi.
- Các cấp quản lí chưa có những biện pháp và hình thức xử lí cụ thể, thường xem nhẹ và bỏ quên việc xếp hàng…
3/ Hậu quả:
- Gây ùn tắc, hỗn loạn và phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn: móc túi, trộm cắp, thậm chí gây thương vong.
- Dẫn chứng:
+ Cảnh tượng chen lấn giành giật chỉ để giành những chai nước, phần thức ăn miễn phí đã trở thành một tì vết trong văn hoá ứng xử của người việt.
+ Cảnh chen lấn, giành giật áo mưa tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội khi đại sứ quán Hà Lan phát 3000 áo mưa miễn phí cho người Việt , người người xô đẩy, hỗn loạn cốt chỉ để lấy một cái áo mưa, đáng buồn hơn là những khuân mặt đầy thanh tú cũng “tích cực giành những chiến lợi phẩm”
– Một cảnh tượng xấu xí mà có lẽ không một người Việt có ý thức nào muốn nhìn thấy.
+ Hình ảnh xấu nhất và trở thành một đề tài được bàn án sôi nổi trong năm 2015, một vết “nhơ” về văn hoá ứng xử của người Việt là cảnh tượng hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau , trèo rào để được vào công viên Hồ Tây tắm miễn phí. Thật đáng buồn trước những cảnh tượng đó!
- Số người Việt kém ý thức và văn hoá “lùn” không nhiều, vẫn còn đâu đó những ý thức xếp hàng. Thiết nghĩ người Việt nên học hỏi văn hoá xếp hàng từ láng giềng Nhật Bản, một điểm sang đáng tự hào của con người xứ sở Phù Tang. Thế giới đã thấy rõ điều này khi hội chợ thương mại Expo quốc tế Nagoya kết thúc tại Aichi, Nhật Bản. Người ta thống kê được rằng trong 185 ngày hội chợ có tới 22 triệu lượt khách tham quan trong số đó 95% là người Nhật. Trong khi. Những người nước ngoài chẳng hề quan tâm thì người Nhật lại xếp hàng dài để xem người ta nói về các con thú trên gian hàng của Hitachi.
- Tạo ấn tượng xấu trong mắt bạn bè quốc tế, những du khách nước ngoài khi sang Việt Nam ấn tượng đầu tiên của họ là “Người Việt thật hiếu khách và thân thiện!”, “Cảnh sắc đẹp tuyệt vời!”, “Một nền văn hiến đáng tự hào”,…thì than ôi chỉ bởi cái văn hoá xếp hàng mà vô hình chung họ sẽ có những cái nhìn không mấy thiện cảm.
- “Xếp hàng” không đơn thuần là đúng hàng lối, ngay thẳng, trật tự, đúng vị trí mà còn mang ý nghĩa nội hàm là sự bất công, thiếu công bằng và minh bạch. Đơn cử là vấn đề xin việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó. Nếu họ có tiền, có mối quan hệ tốt thì chỉ cần một cú điện thoại, một cuộc hẹn “xã giao” và nghiễm nhiên họ sẽ “xen ngang” và cướp mất di cơ hội của những người đường đường chính chính, có năng lực đang chờ đợi mòn mỏi những mong được một vị trí trong công việc. Thế mới thấy văn hoá xếp hàng đã tồn tại và ăn sâu vào tư duy của nhiều người ngay từ những việc cỏn con để rồi len lõi vào trong mọi ngõ ngách cuộc sống.
4/ Biện pháp: Để xây phục hồi lại văn hoá xếp hàng vốn đã trở thành một nếp cũ xưa đẹp của người Việt Nam những năm sau giải phóng 1975, thời mà mua bất cứ hàng hoá nào cũng phải đợi đúng số, đúng tên quả thật không khó.
- Các nhà quản lí các cấp cần tạo cho công dân chỗ xếp hàng
- Những nơi thường tụ tập đông đúc - Đối với các hành vi chen lấn, vượt rào ban đầu có thể nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí buộc phải lùi về vị trí sau cùng. Có thế mới thấy được cái thiệt rước vào thân cũng chỉ bởi một chút hơn thua, lần sau cũng phải suy xét trước khi hành động.
- Thiết lập một xã hội công bằng trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ thì có lẽ văn hoá việt sẽ có được một diện mạo mới, một cái nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế.
5/ Bài học nhận thưc
– Hành động
- Nhận thức: Xếp hàng là một nét văn hoá ứng xử tốt đẹp cần phải được coi trọng và phát huy.
- Hành động:
+ Xếp hành nơi công cộng, đông người
+ Ưu tiên vị trí cho những người thật sự cần, trong những tình huấn khẩn cấp ...
III/ KẾT BÀI:
Xếp hàng đôi khi mất nhiều thời gian, tạo cảm giác chờ đợi mệt mỏi nhưng hãy thử kiên nhẫn để tạo một hình ảnh tốt đẹp, thiện cảm, đặc biệt là sự công bằng cho mỗi người. Nhưng với một thói quen cố hữu và ăn sâu để thay đổi có lẽ phải mất nhiều thời gian...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
3
Lưu Ly
02/03/2018 12:39:25
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với đặc trưng là văn minh lúa nước thì lễ hội ở nước ta là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu, đó như là sợi dây gắn kết, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, cầu mong những điều tốt lành, đồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Đặc điểm đó đem đến cho “lễ hội truyền thống Việt Nam như một bảo tàng sống” khi lễ hội mang đặc trưng của đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng, dân tộc, của vùng miền khác nhau.Tuy nhiên thời gian qua, từ sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số những nét văn hóa chưa đẹp, thiếu lành mạnh của các yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiệu tượng tiêu cực khác từ lễ hội đã khiến cho ý nghĩa thiêng liêng đó phần nào bị suy giảm. Nhẩt là hiện tượng chen lấn, xô đẩy, đốt rất nhiều vàng mã nơi đền chùa những ngày đầu xuân
Trên thực tế hàng năm, Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trên khắp đất nước, trong đó có nhiều lễ hội lớn như: chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), đền Hùng (Phú Thọ), Bà Ðen (Tây Ninh), đền Trần và Phủ Dầy (Nam Ðịnh), Chùa Bà (Bình Dương),... thu hút hàng triệu khách thập phương hành hương dự lễ, nhưng không nhiều người hiểu được thần tích, không gian văn hóa và giá trị riêng của lễ hội họ tham gia, đó là nguyên nhân khiến các lễ hội chưa năm nào thoát khỏi cảnh ùn ùn kéo đến, trèo lên lư hương để nhìn kiệu rước, giẫm lên cả bệ thờ để chạm tay vào “bảo kiếm”, xin ấn, thậm chí "cướp ấn" vì ngỡ có ấn này sẽ được thăng quan, tiến chức, mặc cho ban tổ chức đã chuẩn bị các phương án an ninh chặt chẽ như huy động hàng nghìn cán bộ chiến sĩ công an, quân sự tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông; hay như khung cảnh hàng trăm thanh niên lao vào nhau, giẫm đạp, đả thương đến đổ máu tại lễ hội cướp phết làng Hiền Quan (Phú Thọ) vào ngày 13 tháng Giêng thực sự là những hình ảnh nhức nhối của mùa lễ hội.
Ngày nay, khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì số người tham gia lễ hội ngày một đông, các cụ có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Nhiều người cho rằng, cứ lễ to là lộc lớn, lên trên các ban bệ của đền chùa các loại bánh trái được bày la liệt. Ðó cũng là nguyên nhân dẫn đến quan niệm lệch lạc đã dự lễ hội là phải quyên tiền công đức, bằng không sẽ mắc tội với thánh thần. Ðiều này lý giải tại sao khi tới một số lễ hội, bên khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh là la liệt chậu nhôm, mâm nhôm hứng tiền "giọt dầu" từ người đi lễ. Tiền công đức khó quản nên mạnh ai nấy làm, có nơi sau mỗi mùa lễ hội thu về tới hàng tỷ đồng, và không rõ số tiền ấy đi đâu, về đâu. Khi người dự hội sẵn sàng rút tiền để "mua chuộc thần linh", thì kẻ vụ lợi càng có cơ hội kiếm trác. Ở một số khu di tích vẫn còn tình trạng đốt vàng mã tràn lan, không chỉ gây lãng phí về tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Thêm nữa, không thể không kể đến ý thức của một số người đi hành lễ. Mặc dù các đền, chùa đều có biển ghi rõ không thắp hương, không chen lấn, xô đẩy khi vào lễ nhưng những hành vi, lời nói không được “phải phép” cho lắm cứ thản nhiên xuất hiện ở nơi vốn được coi là chốn tôn nghiêm.
Có thể thấy, văn hóa lễ hội là một trong những nét văn hóa đẹp và riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đẹp khi mỗi người đến với lễ hội đó với một tâm thành và ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc. Các cụ có câu: “quốc thái, dân an”, chỉ khi mọi người đều nghĩ và hướng về cái chung thì an bình mới đến với mỗi người.
Ha Trang
có thể cho mình hỏi phép liên kết câu trong đoạn văn ở đâu được không ạ
5
13
Họ Và Tên
03/03/2018 14:37:07
2 bạn trên xóa bài đc k

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×