Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của anh chị về tính ích kỉ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
265
2
0
Nguyễn Thành Trương
04/04/2019 17:58:57

Có thể nói, tính ích kỉ đều ẩn chứa sâu sa tận trong mỗi con người. Tuy nhiên, có những người biết từ bỏ những đức tính ích kỉ, nhỏ nhen ấy để hướng đến lợi ích của cả tập thể. Thế nhưng, vẫn có phần đông con người chưa thể gạt bỏ thói quen ích kỉ, khiến cho họ trở thành những con người đáng trách.

Tính ích kỉ là gì? Có thể hiểu, đây là một cách sống khiến con người ta trở nên nhỏ nhen, chỉ biết sống vì lợi ích của bản thân mà chà đạp lên lợi ích của người khác. Người sống ích kỉ không thích có sự giao du, chia sẻ, làm gì cũng chỉ quan tâm đến thua thiệt, hơn thua.

Có rất nhiều biểu hiện của tính ích kỉ , được thể hiện qua lời nói, tính cách, hành động của mỗi người trong đời thực. Con người chỉ muốn nhìn thấy cái lợi trước mắt, tính toán với người khác ,không muốn bỏ công sức ra mà đã muốn thu được thành quả ngay lập tức. Người đi làm chỉ muốn chăm chăm muốn thu lợi, đạt thành tích một mình, không muốn chia sẻ ý tưởng, kiến thức cho người vì sợ họ vượt trội hơn họ. Đi ra đường, gặp người bị nạn thì không muốn giúp đỡ, quyên góp sức khỏe hay tiền bạc vì nghĩ bản thân bị thua thiệt.

Cụ thể như những thanh niên đủ 18 tuổi, cần tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng nhiều trường hợp chỉ tìm cách trốn tránh bằng đủ các lý do để không phải tham gia. Họ lo sợ những khó khăn, vất vả, rồi công việc, giấc mơ bị dang dở mà không nghĩ đến mục đích của tập thể , khi đất nước lâm nguy bị giặc xâm chiếm thì ai sẽ là những người cầm súng để chiến đấu.

Hay trong một lớp học, sự ích kỉ được biểu hiện rất rõ nét. Những người học giỏi thường dễ dàng bị rơi vào vòng xoáy kiêu ngạo. Họ không muốn dành thời gian giúp đỡ cho những bạn học kém hơn vì sợ mất thời gian . Điều này gây nên việc dẫn đến một tập thể không thể vững mạnh, tiến bộ, các bạn cùng nhau tiến bộ được mà càng làm gia tăng khoảng cách tình cảm bạn bè, kiến thức.

Lòng ích kỉ còn được biểu hiện trong những mối quan hệ người thân, gia đình, hàng xóm. Có rất nhiều cuộc xô xát, ẩu đả giữa những người hàng xóm, khi nhà này thấy nhà khác ăn nên làm ra, đông khách, lại tìm cách chèn ép, nói xấu gây danh tiếng xấu, khó khăn cho người khác. Hay cùng là anh em trong gia đình nhưng khi dính dáng đến tiền bạc, lại thường tính đến tiền nong. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi phải nuôi nấng, chăm nuôi cha mẹ già. Đặc biệt, trẻ em ngày nay thường bị thiếu tính chia sẻ ích kỉ. Những anh chị lớn tuổi hơn vì đang được bố mẹ nuông chiều, chăm lo từ nhỏ, khi có sự xuất hiện của em trai, em gái lại tỏ ra ganh tị, không muốn chơi hay chia sẻ với các em. Điều nay gây nên một hệ lụy xấu, dẫn đến nhiều tính xấu cho thế hệ trẻ.

Những người có tính ích kỉ thường chỉ muốn “ ngư ông đắc lợi”. Mưu tính mọi cách để dành nhiều lợi ích cho mình, đùn đẩy khó khăn cho người khác. Họ luôn ước mơ đạt được thành công nhưng khi có gian nan lại chỉ dùng mọi thủ đoạn, hãm hại hay lừa dói đồng nghiệp, người thân để đạt được mục đích. Họ không nghĩ đến những hậu quả khi mà bản thân họ bị phá hiện, sẽ bị mọi người xa lánh, bản thân mãi cũng chỉ dậm chân tại chỗ. Vì tính ích kỉ, mà khi gặp hoạn nạn sẽ chẳng có ai giúp đỡ sẻ chia. Trong đời sống, nếu chúng ta biết cho đi, tự khắc sẽ có ngày ta nhận lại được những món quà từ điều mình chia sẻ. Nếu chỉ muốn giữ khư khư cho bản thân, thì cuộc sống của họ sẽ bị cô lập và chẳng bao giờ có được sự trau dồi, trao đổi để phát triển lên được.

Mỗi người cần tích cực, hòa nhập cùng mọi người để loại bỏ tính ích kỷ, cùng nhau giúp đỡ, giao lưu để tạo nên môi trường giao tiếp thân thiện, tích cực. Các hoạt động đoàn thể, tình nguyện cũng là một cách để giúp mọi người dẹp bỏ tính ích kỷ. Hãy luôn sống với tinh thần hòa nhập, sẻ chia, chung tay để tạo nên một xã hội ngày càng đoàn kết, phát triển hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/04/2019 19:24:31
Bailey từng phát biểu: "Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười." Để sống được như thế đòi hỏi mỗi người cần phải từng ngày nỗ lực để hoàn thiện bản thân, dẹp bỏ những tính xấu mà mình thường hay mắc phải. Một trong những tính xấu đó chính là tính ích kỉ.
Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả,khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển. Liệu có ai muốn giúp đỡ người không bao giờ giúp đỡ người khác? Có ai muốn hợp tác người lúc nào cũng tính toán quyền lợi của bản thân trong khi điều kiện là đôi bên cùng có lợi ? Người ích kỉ sẽ sống một cuộc sống mờ nhạt, không hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh. Họ sống thiếu tình thương vì họ sợ nếu yêu thương quá nhiều thì họ sẽ bị thiệt thòi. Nói cách khác, họ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải đang “sống”. Như câu nói của nhà văn Huy-gô: “Kẻ nào m\vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.” Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Đừng để trái tim của chúng ta bị sự ích kỉ quấn lấy, rồi từ đó hình thành mầm mống cho thói ganh ghét, đố kị, cho thói tham lam, dối trá, lừa lọc. Có lẽ trong chúng ta không ai không biết vụ thảm sát kinh hoàng đã khiến sáu người trong một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước. Động cơ của tên thủ ác Nguyễn Hải Dương cũng xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân khi bị người yêu giàu có từ chối tình cảm của mình. Quả không sai khi Mác-đen đã nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.” Từ việc chỉ biết nghĩ cho bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Ví dụ như những người nông dân không chân chính trong xã hội bây giờ, chỉ vì nghĩ đến quyền lợi của bản thân, dù biết nó sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí là bệnh ung thư, vậy mà họ vẫn làm rau bẩn, vẫn dùng nước thải có chứa dầu từ các doanh nghiệp để tưới, vẫn phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại cho cây trồng. Có một câu nói của biên tập viên Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” mà đến giờ tôi vẫn không quên: “Đến khi nào thì con người chúng ta mới thôi độc ác với nhau?”
Mỗi con người chúng ta, khi sống hãy biết quan tâm và yêu thương nhau, biết mở lòng với những người khác. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện để bản thân biết sẻ chia, biết đồng cảm. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×