Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

19/11/2018 10:46:07

Suy nghĩ của em về ý nghĩa xã hội trong bài Tăng Sâm giết người (văn nghị luận lớp 10)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
420
1
0
doan man
19/11/2018 13:15:55
Sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, truyền thông nước này lại rộ lên chuyện hàng loạt sao Hoa ngữ đăng ảnh, chia sẻ bài báo trên mạng Weibo thể hiện quan điểm ủng hộ và khẳng định khu vực biển trong “đường lưỡi bò” kia là của Trung Quốc và nước này có chủ quyền ở Biển Đông.
Theo Reuters, ngoài ảnh bản đồ có “đường chín đoạn” - “đường lưỡi bò” phi lý, họ còn cùng nhau đặt hastag #‎中国一点不能少 (tạm dịch: Trung Quốc một tấc đất cũng không thể thiếu) kèm theo.
Phản ứng trước thái độ bất chấp luật pháp quốc tế ấy của một số sao Hoa ngữ, mấy ngày qua, cư dân mạng bày tỏ sự thất vọng và kiên quyết tẩy chay những kẻ mà lâu nay họ vẫn coi là "thần tượng".
Một loạt các sao Hoa ngữ như Triệu Vy, Lưu Diệc Phi, Phạm Băng Băng, Lục Tiểu Linh Đồng, Dương Mịch, Lưu Khải Uy, Lưu Thi Thi, Trương Hinh Dư, Lý Băng Băng, Lục Nghị, Na Anh, Victoria F(x), Giang Khải Đồng, Dương Tử, Kris, ... đều nằm trong danh sách bị cư dân mạng tẩy chay.
Đó là phản ứng kịp thời với thái độ dứt khoát, rõ ràng của cộng đồng mạng trước một sự kiện đòi hỏi mọi người phải rạch ròi giữa lòng yêu nước với thị hiếu cá nhân.
Thời gian gần đây, nhiều sự kiện thời sự nóng bỏng liên quan đến an ninh trật tự xã hội và môi trường đã thu hút sự quan tâm, lo lắng của dư luận như chuyện Formosa thải chất độc ra biển và nay đang chôn chất thải độc trên đất liền; chuyện khách du lịch Trung Quốc mặc sức "múa gậy vườn hoang" xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam, …
Trước những vấn đề nóng bỏng, cấp bách như thế, chúng ta không thể biện bạch cho phản ứng chậm chạp, thiếu kiên quyết của các cấp các ngành bằng những ngôn từ ru ngủ: trầm tĩnh, bình tĩnh, từ từ.
Cũng không thể chấp nhận lối ngụy biện rằng nếu phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ thì sẽ gây ra nào là kì thị hay thù hận. Chẳng lẽ trước kẻ thủ ác, đã và đang có hành động xâm hại mình thì cứ "trầm tĩnh" mà ngậm miệng ăn tiền như ông giám đốc môi trường nọ ư? (Dân bảo ông "ăn" của Formosa 4 triệu đồng một xe chất thải đổ vào trang trại nhà ông ở đầu nguồn nước).
Trung Quốc đang huy động mọi nguồn lực để thực hiện cái gọi là đường chín đoạn nhằm độc chiếm biển Đông. Không chỉ bồi đắp, xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo, đá xâm chiếm trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa mà họ còn lôi kéo cả giới nghệ sĩ vào cuộc, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế.
Lẽ nào chúng ta cứ "trầm tĩnh" mãi được?
Cộng đồng mạng đã lên tiếng. Một số nghệ sĩ cũng đã lên tiếng, tỏ thái độ bất bình trước cách hành xử nước lớn thiếu thiện chí, chà đạp lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Dư luận mong sẽ có nhiều tiếng nói hơn nữa của giới nghệ sĩ nước nhà trước những vấn đề lớn về chủ quyền đất nước, về môi trường đang rất nóng bỏng hiện nay.
Nhân chuyện hành xử của các sao Hoa ngữ về phán quyết của PCA, một số bình luận của bạn đọc trên các báo mạng nêu vấn đề: Lâu nay, phim truyền hình Trung Quốc gần như độc chiếm các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương. Bất cứ giờ nào bật ti vi lên, trên hệ thống truyền hình toàn quốc đều chiếu phim Trung Quốc.
Liệu có phải đây cũng là một dạng "xâm lăng" văn hóa rất tinh vi, theo kiểu mưa dầm thấm đất mà chúng ta dù vô tình hay hữu ý đang quảng bá cho họ?
Bỗng nhớ đến câu chuyện cổ của người Trung Hoa: "Tăng Sâm giết người"
Chuyện kể rằng một hôm mẹ Tăng Sâm đang ngồi quay tơ, thì bỗng nhiên một kẻ hớt hải chạy vào bảo:
- Tăng Sâm giết người!
Mẹ Tăng không tin, tiếp tục làm việc, vì bà biết rằng Tăng Sâm là đứa con hiền hòa, chưa bao giờ biết cãi lộn, đánh nhau thì làm gì có chuyện giết người.
Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến, báo:
- Tăng Sâm giết người!
Bà mẹ hơi giật mình, hơi lo lo, nhưng vẫn tiếp tục công việc.
Một lát sau, lại có kẻ hớt hải chạy vào, bảo:
- Tăng Sâm giết người!
Đến đây thì mẹ Tăng Sâm không thể bình tĩnh được nữa, bà bỗng bật dậy và hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.
Phải chăng giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cũng đang áp dụng bài học tuyên truyền từ câu chuyện cổ này?
Những ngày này ở Philippines, truyền thông xã hội đang lan truyền rất nhanh thuật ngữ "Chexit" (China exit - biến thể từ Brexit) với mong muốn các tàu Trung Quốc sớm ra khỏi vùng nước của Philippines.
Đây là bài học truyền thông khiến chúng ta phải suy nghĩ. Cứ "trầm tĩnh", "từ từ" để rồi nước đến… bụng mới nhảy thì thật là nguy tai!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
...
21/11/2018 20:56:04
Bạn kể lại câu chuyện ak bạn "QUANG VINH" đang làm về nghị luận xã hội bạn ạ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×