Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về triết lí sống trong truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu

Suy nghĩ về triết lí sống trong truyện ngắn Bến quê - Nguyễn Minh Châu
Giúp e vs ạ> em cảm ơn trước
4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.246
1
1
Bảo Quyên
11/06/2017 10:26:09
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm : Bến quê ; tác giả : Nguyễn Minh Châu.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm.
* Đoạn văn mở bài : Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Hàng loạt những truyện ngắn trăn trở, day dứt đã ra đời và đã một thời gây xôn xao dư luận : từ Bức tranh mở đường cho sự đổi mới văn học vào những năm đầu của thập kỷ 80 ở thế kỷ trước cho đến Phiên chợ Giát là tác phẩm cuối cùng viết trên giường bệnh. Nhà văn đã từng bước khám phá cái thế giới nội tâm ở mỗi con người trong những tình huống đầy mâu thuẫn và nghịch lý mà Bến quê là một truyện ngắn xuất sắc trong tập truyện ngắn cùng tên được xuất bản năm 1985, bốn năm trước khi nhà văn từ giã cõi đời.
II. Thân bài :
1. Tóm tắt truyện: Cốt truyện thật đơn giản nhưng mang tính triết lý, mang tính trải nghiệm sâu sắc có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời của một con người : Nhĩ mắc bệnh hiểm nghèo, nằm liệt giường, phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ con... Một buổi sáng đầu thu, từ cửa sổ nhìn ra, đất trời lúc giao mùa với hoa bằng lăng tím thẫm, với nước con sông Hông một màu đỏ nhạt...Rồi cái bãi bồi bên kia sông hiện ra ...Nơi gần gũi mà cả đời Nhĩ dù đã đi khắp mọi nơi trên trái đát lại chưa bao giờ đi tới đó...Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lê cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ...để rồi cuối cùng nhận ra cái quy luật đầy nghịch lý của đời người : con người ta trên ường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trên giường bệnh :
a. Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên : buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng mình :
- Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng : từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, đến vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông. 
- Tất cả đều được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế. Không gian và những cảm xúc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
b. Cảm nhận về Liên :
- Lần đầu tiên Nhĩ "để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá", cảm nhận "những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai" và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ. Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ của mình :"cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau những ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm...Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này".
c. Cảm nhận về bản thân :
- Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông : 
+ Buổi sáng hôm ấy, lần đầu tiên Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật bình dị và gần gũi xung quanh mình. Và trớ trêu thay, với con người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ, "cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình" lại là "một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến". Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống - những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi con người còn lao theo nhữgn ham muốn xa vời. Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng ; và cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa ...
+ Lại càng trớ trêu hơn nữa khi anh nhờ thằng con trai thựchiện ước muốn của mình, thằng con trai anh cũng không hiểu được niềm khao khát của cha nó, nên làm một cách miễn cưỡng và ròi bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn nó gặp trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người :"con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình ". Anh không trách đứa con trai bởi giống như anh ngày trước,"nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu". 
+ Hành động kỳ quặc của Nhĩ cuối truyện khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông, Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn vào một cử chỉ có vẻ kỳ quặc :" Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.". Anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Không nên sa vào những cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời dứt ra khỏi, hướng tới những giá trị đích thực giản dị, gần gũi, bền vững.biểu hiện sự nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò càng tô đậm niềm khao khát của anh. 
3. Nghệ thuật truyện :
- Xây dựng nhân vật tư tưởng. Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời và con người. Nhân vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Những chiêm nghiệm, triết lý đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng .
- Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật truyện : Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng . Trong Bến quê, hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng. Bãi bồi, bến sông, khung cảnh thiên nhiên : là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc. Bông hoa bằng lăng cuối mùa ; tiếng những tảng đất lở ởû bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng :Sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng. Đứa con trai của Nhĩ đã sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường : sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi. Hành động và cử chỉ của Nhĩ :thức tỉnh con người.
- Miêu tả tâm lý tinh tế.
- Cách xây dựng tình huống nghịch lý. Đi hầu hết khắp nơi trên thế giới, bị liệt toàn thân, không thể đi đâu được.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
III. Kết bài : 
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học.
- Tác phẩm mang tính hiện đại, tính nhân văn sâu sắc.
* Đoạn văn kết bài : Có thể ở đâu đó những điều cảm nhận của Nguyễn Minh Châu chưa phải đã đạt đến độ khái quát sâu sắc. Nhưng trong cách cảm, cách nghĩ của ông trong "Bến quê" là có cơ sở hợp với tính nhân văn và đáp ứng được yêu cầu thời đại. Tiếc thay cái chết đã đến khi sức sáng tạo của nhà văn đang tràn đầy, khi tư tưởng nghệ thuật của ông đã trở nên sâu sắc, đầy hứa hẹn, làm cho những ai yêu mến Nguyễn Minh Châu bỗng cảm thấy hụt hẫng tiếc nuối. Ông như một ngôi sao băng vút qua bầu trời, sáng loà rồi tan biến vào cõi vĩnh hằng nhưng với di sản văn học ông để lại cho đời, đặc biệt là với truyện ngắn Bến quê cũng đáng để cho chúng ta tự hào và đủ để an ủi linh hồn ông ở thế giới bên kia.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Thuỳ Linh
11/06/2017 10:27:05
Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn của những biểu tượng bởi rằng mỗi nhân vật, mỗi sự việc trong từng trang viết của ông đều hướng đến một triết lí, một ý nghĩa nhân sinh nào đó. Người đọc cần phải đọc bằng tâm thì mới có thể nhận ra giá trị đó. Truyện ngắn “Bến quê” là một câu chuyện đầy sức ám ảnh mỗi khi gấp trang sách lại. Ở đó Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm triết lí sống “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay chùng chình”.

Đây chính là triết lí sống là nhân vật Nhĩ đã nhận ra khi anh đang đứng ở bên kia cái dốc của cuộc đời. Phải chăng đây cũng chính là triết lí mà Nguyễn Minh Châu đúc rút nên, vừa mang tính trải nghiệm, vừa mang tính tổng kết cho một đời người. Hẳn rằng phải có sự tinh tế, sự thấu hiểu cũng như sự từng trải, tác giả mới có thể nhận ra chân lí hiển nhiên nhưng lại đầy chua xót và nuối tiếc như vậy.

“Bến quê” là câu chuyện được kể lại qua cái nhìn, chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ, nhân vật trung tâm, nhân vật mà tác giả gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng cùng những chiêm nghiệm cuộc sống đáng trăn trở.

Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những nghịch lí, có thể coi đó là những tình huống tạo nên nghịch lí và tạo nên triết lí cuộc sống sâu sắc nhất. Nhân vật Nhĩ được đặt vào một hoàn cảnh rất trớ trêu “suốt đời Nhĩ từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng đến cuối đời căn bệnh quái ác hành hạ, Nhĩ lại chưa từng đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng, nơi gần gũi và thân quen nhất. Đây chính là một nghịch lí cuộc sống đáng suy ngẫm.

Cả cuộc đời bôn ba khắp nơi, nhưng cái nơi thân quen và gần gũi nhất, ngay trên quê hương mình lại chưa một lần có cơ hội đặt chân tới. Sự trớ trêu này đã tạo nên ân hận và đầy day dứt trong lòng Nhĩ.

Tuy nhiên vào một buổi sáng, Nhĩ nhận ra mọi thứ quá đỗi thân quen qua ô của sổ, Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và muốn được đặt chân đến đó trước khi từ giã cuộc đời. Nhưng số phận khắc nghiệt, cuộc sống trớ trêu, Nhĩ lại không thể tự mình làm được cái việc tương chừng đơn giản đó. Đây chính là một nghịch lí thứ hai mà người đọc cảm nhận được.

Cuối cùng Nhĩ đã nhờ đứa con trai sang bên đó hộ mình, để ngắm nhìn bãi bồi màu mỡ, phù sa. Nhưng đứa con trai không thể hiểu được điều mà cha mong muốn nên thực hiện một cách miễn cưỡng nhất. Trên chặng được đi, đứa con trai đã không thể vượt qua được cám dỗ của những người chơi cờ, cậu đã mê mải và sà vào đó, quên mất lời cha, có thể sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Lúc này Nhĩ mới đau đớn nhận ra “Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái vòng vèo hay chùng chình”. Cái sự “vòng vèo hay chùng chình” đó chính là cám dỗ mà con người khó có thể vượt qua được. Nếu không có đủ mạnh mẽ, không biết tỉnh táo thì sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy đó. Nhĩ bất lực nhìn con trai và cố vươn tới cửa sổ lấy tay vẫy vẫy, Nhĩ cố dồn chút sức lực cuối cùng để bảo đứa con trai hãy đi đi, đừng để những thứ tầm thường xung quanh mình cám dỗ. Đây chính là triết lí mà đi hết một đời Nhĩ mới nhận ra và thấu hiểu. Nhưng tất cả đều đã muộn rồi, cuộc đời Nhĩ sắp không gượng được bao nhiêu nữa.

Với triết lý sâu sắc và đầy sức ám ảnh đó. Nguyễn Minh Châu đã gieo vào lòng người đọc nhiều băn khoăn, nhiều trăn trở khi đang bước đi trên chặng đường đời. Liệu rẳng chúng ta có đủ bản lĩnh để vượt qua được những cám dỗ ngọt ngào ở bên ngoài kia hay không. Sự vòng vèo, chùng chình đó có cuốn chúng ta vào, và chúng ta có bỏ lỡ những điều bình dị nhưng tốt đẹp ở trong cuộc đời hay không.

Như vậy với triết lí sống đó, mỗi khi nghĩ đến nhân vật Nhĩ, nghĩ đến cái khoát tay ở cuối truyện; người đọc càng thêm thấm thía hơn, càng thêm trận trọng cuộc sống hiện tai. Những thứ tưởng chừng như rất đỗi bình dị nhưng lại có sức ám ảnh lớn vỡi mỗi người.
0
0
Huyền Thu
11/06/2017 10:28:05
Cũng như nhiều tác phẩm của mình, trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã khai thác rất thành công tình huống truyện mang đầy nghịch lí. Có lẽ những nghịch lí ấy, dưới ngòi bút tài hoa là thứ công cụ đắc lực nhất, thể hiện một chiều sâu triết lí, tư tưởng. Mở đầu trang truyện, hình ảnh Nhĩ - nhân vật chính — hiện lên trong hoàn cảnh thật đáng thương. Suốt cuộc đời, Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Vậy mà, gần một năm nay căn bệnh quái ác đã cột chặt lấy anh vào giường bệnh. Liệt toàn thân, tự nhích người di chuyển vài chục phân trên tấm nệm khó bằng bay nửa vòng trái đất, sinh hoạt chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của Liên. Anh giờ đây đâụ có khác một đứa trẻ là mấy. Chiếc giường bệnh dường như là chiếc nôi, còn đôi bàn tay người vợ tần tảo dường như là đôi bàn tay người mẹ thủa nào, vẫn hiện về trong miền kí ức. Đã có lần anh nhận ra trong một dòng suy nghĩ hài hước cái hoàn cảnh không biết phải gọi là bi kịch hay hài kịch của bản thân: Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một đứa bé mới đẻ đang toe toét cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với.

Đó là nghịch lí hay số mệnh? Đã là số mệnh sao lại phũ phàng đến thế? Có lẽ nào nghịch lí cuộc đời đã nhiều lần bắt anh day dứt thế chăng? Trong những ngày như thế, anh có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc đời trong những ngày tháng đã qua. Và số mệnh lại một lần nữa cất cao tiếng nói, vẫn là nghịch lí, nhưng là một nghịch lí con người đã quên bẵng bấy lâu. Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của cái bãi bồi bên kia sông Hồng, ngay trước khung cửa sổ. Cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng, lúc này đang phô ra trước cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non Những sắc màu quen thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.

Có ngờ đâu cả cuộc đời Nhĩ đâ từng in gót khắp năm châu mà chưa từng một lần đặt chân lên cái bờ sông trước mặt mình. Như một định mệnh, miền đất cuộc đời anh mãi mãi chẳng thế đặt chân lên. Nghịch lí cuộc đời, bất chấp lời khẩn khoản tha thiết nhất của Nhĩ, vẫn sắp đặt một định mệnh để Tuấn - con anh sa vào đám cờ phá thế ven đường và mơ ước cháy bỏng đến cuối cuộc đời anh mới chiêm nghiệm ra tắt vụt trong vô vọng. Đó có lẽ cũng là một nhận thức về cuộc đời mà nhà văn lặng lẽ gửi vào tình huống mang nghịch lí phũ phàng với cái tâm hồn khắc khoải trong nhửng ngày tháng cuối cuộc sống và số phận con người chứa đầy những ngẫu nhiên, những nghịch lí vượt khỏi dự định, ước muốn, sự hiểu biết và cả toan tính của con người. Bằng suy ngẫm, bằng tổng kết qua biết bao trải nghiệm con người mới nhận ra triết lí mà cuộc đời nào rồi cũng phải đón nhận: Con người ta, bước trên đường đời khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình cuộc sống- giăng ra trước lối. Chỉ có những vẻ đẹp gần gũi thiêng liêng là có thể cho ta chỗ dựa, nâng cho ta tiếp bước trên đường đời. Với Nhĩ, đó là cái bãi bồi bên kia sông, là người vợ tần tảo giàu đức hi sinh, đến lúc này anh mới thấm thía.

Bến quê được viết theo cách nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, nó mang màu sắc và chiều sâu nội tâm rất chủ quan của các nhân vật trữ tình. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ khi xây dựng nhân vật Nhĩ mang những tình cảm, suy ngẫm sâu sắc, chan chứa trải nghiệm, triết lí về đời người, về ý nghĩa của những điều ta chiêm nghiệm được từ cuộc sống và cuộc đời mỗi con người. Những ngày cuối cuộc đời, trong cái dòng chảy cùa suy ngẫm và tình cảm mới xuất hiện nơi Nhĩ, thiên nhiên như đẹp hơn, chiếu vào cuộc đời Nhĩ cái nhìn gần gũi, trìu mến hơn tất cả những gì anh đã từng đươc biết. Sáng đầu thu hiện lên trong không gian gần xa như một bức tranh lên cái thần của cảnh sắc. Đó là những bông hoa bằng lăng nở muộn sắc đang phai giữa không gian vời vợi trong vắt của bầu trời. Nắng soi lên dòng sông uốn lượn mềm mại. đỏ nhàn nhạt màu nước phù sa, soi lên cái chiều rộng, chiều sâu của bãi bồi ngay trước khung cửa sổ. Nó là tâm điểm cũng là cái thần sắc của bức tranh... Nhĩ say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp đến kì lạ ấy, chiêm ngưỡng trong sự bất ngờ, ngạc nhièn đến thích thú. Cũng phải thôi, sau bao ngày in gót khắp năm châu, đây là những phút cuối cùng anh được sống thanh thản giữa quê hương, giữa những cảnh vật, con người đã ngàn lần phô ra trước mắt. Anh thấy nó đẹp đến kì lạ, bởi vì đó là lần đầu tiên anh say sưa chiêm ngưỡng nó, say sưa khám phá cái ẩn mình bên trong lớp vỏ gần gũi, hiền lành đã quen thuộc bấy lâu.

Có lẽ anh đã yêu, yêu tha thiết sự giàu có, đơn sơ, gần gũi mà vô cùng mới mẻ của thiên nhiên. Nhưng khi tình yêu ấy chớm nở, cũng là lúc con người Nhĩ nhận ra nó đã nhen lên trong vô vọng. Anh có thời gian để ngắm nhìn nó nhưng số phận đã cướp đoạt khỏi tay anh. Cay đắng nào bằng khi nhận ra cảnh vật kia, dù chỉ cách đôi bờ ngầu đỏ của con sông quen thuộc mãi mãi là miền đất xa lắc. Đến với nó chỉ là giấc mơ xa vời tầm tay. Nếu thiên nhiên khiến Nhĩ say mê và thất vọng thì những người thân gợi lên trong anh nỗi buồn xen lần những mặc cảm, xót xa tê tái. Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, đó cũng là lần đầu tiên nỗi buồn về gia đình quặn lên trong anh. Cái nghèo khó của gia đình không giấu được qua mảnh vá trên chiếc áo Liên đang mặc, trên đôi tay gầy gò. Nhĩ đã thấu hiểu sự vất vả, hi sinh thầm lặng của người vợ hiền thảo. Trong câu nói của anh với Liên có sự bỏ lửng như sự tắc nghẹn của tâm hồn, của trái tim: Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh, Nhĩ không nói mà cũng không dám nói. Cái ngắt quãng ấy là bao vất vả, khó khăn Liên lặng lẽ gánh vác để lo cho gia đình. Nó âm thầm như cái âm điệu câm lặng của dấu ba chấm. Trong đó dường như còn chứa chan cả mồ hôi, nước mắt đắng cay Liên đã nuốt thầm, đã chịu đựng. Nhĩ không dám nói điều đó, vì nó là lưỡi dao cứa vào lòng anh, cứa cả vào lòng vợ. Anh là trụ cột của gia đình mà chưa một lần anh làm cho gia đình ấy được sung sướng. Cuộc đời Liên từ khi sống với anh cũng đâu có khác trước. Qua những lời dịu dàng của Liên anh đã hiểu tình yêu Liên dành cho mình nhưng điều đó càng khiến anh day dứt vì trách nhiệm của người chồng, người cha chưa bao giờ trọn vẹn, ở nơi anh trào dâng bao xúc cảm. Đó là sự thương cảm với cuộc đời tần tảo, lặng lẽ của vợ, Một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm. Đó là sự xúc động khi anh tìm được cho mình nơi nương tựa là gia đình, là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, mãi mãi vẹn nguyên phẩm chất: Cũng như cảnh bãi bồi dang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa. Vào cái buổi sáng đầu thu ấy, khi đã nhận ra vẻ đẹp rất đỗi bình dị gần gũi của cảnh vật, trong tâm hồn Nhĩ cháy lên một cái gì đó mơ hồ như một dự cảm, một cái gi đó cháy bỏng như một khát khao. Dường như bằng trực giác Nhĩ đã nhận ra thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa. Câu hỏi anh bất chợt hỏi vợ như một sự tính toán thời gian về cái ngày anh biết chắc sẽ đến nay mai. Nhà văn Giắc Lân đơn từng viết: Thiên nhiên có nhiều cái nhắc nhở con người về cái chết.

Với Nhĩ có lẽ cũng vậy thôi. Có lẽ anh cùng hiểu rằng màu sắc của những chùm bằng lăng bỗng trớ nên đậm sắc hơn, những tảng đất đỏ oà vào giấc ngủ, chúng cũng như cuộc đời anh, tàn tạ, héo hắt dần, chuẩn bị cho sự đứt lìa khỏi cuộc sống. Cảm giác về cái chết treo lơ lửng dường như thôi thúc cái khát khao trong anh cháy bỏng hơn, gấp gáp hơn trước khi những đốm tàn của ngọn lửa sự sống tắt lịm hẳn. Những ngày cuổì cùng này anh chỉ có một khát khao duy nhất: được đặt chân lên bờ đất phía bên kia sông. Mới đây thôi anh đã khám phá ra cái vẻ đẹp diệu kì của cái bãi bồi bên kia sông. Một miền đất của trù phú và mơ ước. Cái tưởng chừng dễ dàng nhất người ta thường hay bỏ qua và rồi sau này lại phải hối tiếc về điều đó. Rất nhiều, rất nhiều nơi xa xăm Nhĩ đã bước chân qua vậy mà, cái bãi bồi ngay bên kia thôi chưa một lần anh đặt bàn chân tới. Đến khi khát khao thì anh không thể cất bước đó tiến về miền đất ấy nữa. Anh như một nhà thám hiểm, thèm khát khám phá chân trời mới nhưng con tàu đi tới thì đã mãi mãi ở lại với biển khơi. Mơ ước rồi cũng là vô vọng. Tuy khoảng trời kia chỉ cách ô cửa sổ của Nhĩ thôi nhưng dường như mãi mãi xa vô cùng tận. Có lẽ trong những lần khắc khoải hướng ánh mắt sang bãi bồi bên kia sông, không ít lần Nhĩ mang trong lòng những suy ngẫm, những trải nghiệm về chính bản thân. Cái bờ bên kia không dừng lại ở ý nghĩa hiện thực nữa, nó hàm chứa những giá trị biểu tương vô cùng thiêng liêng. Bến bờ ấy cũng có thể là cuộc đời chưa đi tới, phần cuộc mà mồi con người đều muốn khám phá dù biết rằng nó là không giới hạn, bến bờ ấy cũng có thể là bến đậu quê hương, bến đậu cuộc đời, bến đậu của những giá trị tinh thần gần gũi mà ý nghĩa. Bãi bồi, bến sông, con đò như một phần của cuộc sông, đơn sơ, giản dị gắn bó như chính giạ đình, như chính quê hương. Khao khát tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực trong cuộc sống, nơi quê hương mà con người bồng bột với nhiều ham muốn thời trai trẻ đã bỏ qua. Nó là một sự thức tỉnh có xen niềm ân hận và nỗi xót xa. Niềm ân hận và xót xa khi con người đã nhận thức được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời. Cánh buồm chỉ một lần duy nhất qua sông. Đường đời cũng như thế, chỉ có ai không do dự, không chậm chạp dềnh dàng mới có thể bước vững vàng đi tới phía trước. Nhĩ không thể đặt chân lên con đò đưa đến khát khao. Anh đành gứi gắm tất cả tình cảm, tất cả niềm tin vào Tuấn, nhờ Tuấn giúp anh đặt chân lên cái bên kia sông ước mơ. Tiếng nện dép ra bờ xa dần mang theo bao háo hức của tâm hồn người cha tội nghiệp. Nhĩ đã hi vọng, đã tưởng tượng thấy Tuấn, như một nhà thám hiểm chậm rãi bước khoan thai trên cái bãi bồi trước khung cửa sổ. Nhưng ở đời người ta khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Tuấn đâu có thể hiểu được ý nghĩa thiêng liêng chứa trong ước muốn của cha. Cậu sà vào ván cờ phá thế trên đường tự nhiên như cách con người vướng phải những cám dỗ trong cuộc sống. Nhĩ không trách Tuấn. Anh đã từng một thời như Tuấn, anh hiểu ở cái tuổi như Tuấn, người ta chưa đủ chín chắn đế nhận ra vẻ đẹp thực sự, vẻ đẹp vẹn nguyên cả trong những nét tiêu sơ của cuộc đời. Chì có anh, đã từng trải, đã đi qua rất nhiều phương trời, đã nếm trải rất nhiều tình cảm, cảm xúc mới thấy yêu thấy quý những giá trị bình dị giản đơn kia. Chỉ có anh mới hiểu nó ý nghĩa đến nhường nào với mỗi con người trong cuộc sống. Đó cũng là chân lí cuộc đời. Nhĩ đã phát hiện chân lí ấy để rồi hồi hộp và say mê chờ đợi được khám phá nó trong tâm gương cuộc đời. Với anh, đó phải chăng là niềm hạnh phúc cuối cùng anh có thể hướng tới trước khi nhắm mắt xuôi tay, một niềm hạnh phúc giản đơn chiêm nghiệm từ cả cuộc đời. Anh giữ trọn trong tâm hồn khao khát và ước mơ. Thu hết mọi sức tàn, Nhĩ bấu chặt cả mười đầu ngón tay vào cái bậu cửa , vừa run lẩy bẩy, anh dường như đang níu giữ cho mình một cái gì đó? Có thể là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà tha thiết kia chăng? Hay đó còn là một lẽ sống, một giá trị tinh thần thiêng liêng anh đã rút ra trong những ngày cuối cùng trước khi giã từ cuộc sống. Nhưng kia, Nhĩ đang đu mình ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó. Hành động cuối cùng của giấc mơ. Ngay khi đó con đò ước mơ cập bến. Nhĩ đã cố hết sức để thúc giục đứa con giúp anh hoàn thành nốt cái khát khao còn dang dở. Nhĩ đã cố hết sức để gửi đến mọi người lời nhắn nhủ thức tỉnh, thoát khỏi sự vòng vèo, chùng chình chúng ta sa vào để hướng đến những giá trị đích thực mà gần gũi trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ của Nhĩ cũng có thể là lời cuối cùng của cuộc đời anh. Nó thiêng liêng như cô đúc cả cuộc đời con người vậy. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Minh Châu hóa thân vào nhân vật để nhắn nhủ những lời tha thiết chân thành đến như thế. Nó chứa trong biểu tượng nhưng cũng đẹp, cũng gần gũi như chính cuộc đời.
Có lẽ qua Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy ngẫm và trải nghiệm của cả cuộc đời. Bằng trái tim đầy xúc cảm của một nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trải nghiệm ấy đến cả cuộc đới, đến tất cả mọi người như để thức tỉnh, như để nhắc nhở con người về tình cảm đẹp đẽ nhất. Đáng quý trọng biết bao một trái tim như thế, một trái tim chỉ biết tìm cái đẹp, cái hay tô điểm cho cuộc đời chung của chúng ta. Tại sao chúng ta không thể sống đẹp hơn nữa, để tô điểm thêm cho cuộc đời mỗi chúng ta, cuộc đời chung và đáp lại những cống hiến to lớn như thê?
0
0
Trần Thị Huyền Trang
11/06/2017 10:29:11
​Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn của những biểu tượng bởi rằng mỗi nhân vật, mỗi sự việc trong từng trang viết của ông đều hướng đến một triết lí, một ý nghĩa nhân sinh nào đó. Người đọc cần phải đọc bằng tâm thì mới có thể nhận ra giá trị đó. Truyện ngắn “Bến quê” là một câu chuyện đầy sức ám ảnh mỗi khi gấp trang sách lại. Ở đó Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm triết lí sống “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay chùng chình”.

Đây chính là triết lí sống là nhân vật Nhĩ đã nhận ra khi anh đang đứng ở bên kia cái dốc của cuộc đời. Phải chăng đây cũng chính là triết lí mà Nguyễn Minh Châu đúc rút nên, vừa mang tính trải nghiệm, vừa mang tính tổng kết cho một đời người. Hẳn rằng phải có sự tinh tế, sự thấu hiểu cũng như sự từng trải, tác giả mới có thể nhận ra chân lí hiển nhiên nhưng lại đầy chua xót và nuối tiếc như vậy.

“Bến quê” là câu chuyện được kể lại qua cái nhìn, chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ, nhân vật trung tâm, nhân vật mà tác giả gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng cùng những chiêm nghiệm cuộc sống đáng trăn trở.

Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những nghịch lí, có thể coi đó là những tình huống tạo nên nghịch lí và tạo nên triết lí cuộc sống sâu sắc nhất. Nhân vật Nhĩ được đặt vào một hoàn cảnh rất trớ trêu “suốt đời Nhĩ từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng đến cuối đời căn bệnh quái ác hành hạ, Nhĩ lại chưa từng đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng, nơi gần gũi và thân quen nhất. Đây chính là một nghịch lí cuộc sống đáng suy ngẫm.

Cả cuộc đời bôn ba khắp nơi, nhưng cái nơi thân quen và gần gũi nhất, ngay trên quê hương mình lại chưa một lần có cơ hội đặt chân tới. Sự trớ trêu này đã tạo nên ân hận và đầy day dứt trong lòng Nhĩ.

Tuy nhiên vào một buổi sáng, Nhĩ nhận ra mọi thứ quá đỗi thân quen qua ô của sổ, Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và muốn được đặt chân đến đó trước khi từ giã cuộc đời. Nhưng số phận khắc nghiệt, cuộc sống trớ trêu, Nhĩ lại không thể tự mình làm được cái việc tương chừng đơn giản đó. Đây chính là một nghịch lí thứ hai mà người đọc cảm nhận được.

Cuối cùng Nhĩ đã nhờ đứa con trai sang bên đó hộ mình, để ngắm nhìn bãi bồi màu mỡ, phù sa. Nhưng đứa con trai không thể hiểu được điều mà cha mong muốn nên thực hiện một cách miễn cưỡng nhất. Trên chặng được đi, đứa con trai đã không thể vượt qua được cám dỗ của những người chơi cờ, cậu đã mê mải và sà vào đó, quên mất lời cha, có thể sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Lúc này Nhĩ mới đau đớn nhận ra “Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái vòng vèo hay chùng chình”. Cái sự “vòng vèo hay chùng chình” đó chính là cám dỗ mà con người khó có thể vượt qua được. Nếu không có đủ mạnh mẽ, không biết tỉnh táo thì sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy đó. Nhĩ bất lực nhìn con trai và cố vươn tới cửa sổ lấy tay vẫy vẫy, Nhĩ cố dồn chút sức lực cuối cùng để bảo đứa con trai hãy đi đi, đừng để những thứ tầm thường xung quanh mình cám dỗ. Đây chính là triết lí mà đi hết một đời Nhĩ mới nhận ra và thấu hiểu. Nhưng tất cả đều đã muộn rồi, cuộc đời Nhĩ sắp không gượng được bao nhiêu nữa.

Với triết lý sâu sắc và đầy sức ám ảnh đó. Nguyễn Minh Châu đã gieo vào lòng người đọc nhiều băn khoăn, nhiều trăn trở khi đang bước đi trên chặng đường đời. Liệu rẳng chúng ta có đủ bản lĩnh để vượt qua được những cám dỗ ngọt ngào ở bên ngoài kia hay không. Sự vòng vèo, chùng chình đó có cuốn chúng ta vào, và chúng ta có bỏ lỡ những điều bình dị nhưng tốt đẹp ở trong cuộc đời hay không.

Như vậy với triết lí sống đó, mỗi khi nghĩ đến nhân vật Nhĩ, nghĩ đến cái khoát tay ở cuối truyện; người đọc càng thêm thấm thía hơn, càng thêm trận trọng cuộc sống hiện tai. Những thứ tưởng chừng như rất đỗi bình dị nhưng lại có sức ám ảnh lớn vỡi mỗi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư