Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả con người Việt Nam

Mình muốn tả về con người Việt nam ai biết kết bạn zalo với mình nhé 01208792379
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.715
2
2
Nguyễn Thành Trương
10/03/2018 13:58:04
Buổi sơ khai văn học, bằng tư duy thần thoại, văn học nhìn tự nhiên như các vị thần linh, nhằm nhận thức, cải tạo, chinh phục cái tự nhiên này. Tiếp đến, tự nhiên chính là thiên nhiên quê hương, đất nước : núi sông, đổng ruộng, bến nước, dòng sông, con trâu, cánh cò tươi đẹp, thân thương. Thiên nhiên này chủ yếu được thể hiện trong các thể loại trữ tình dân gian.
Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện thực :
Mục đồng, sáo vẳng, trâu về hết
Cò trắng từng đôi, liệng xuống đồng (Trần Nhân Tông)
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan (Nguyễn Trãi)
Dâu già lá rụng tằm vừa chín
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê (Nguyễn Trung Ngạn)
Và một thiên nhiên tượng trưng cho lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người. Tùng, cúc, trúc mai là biểu thị hình ảnh con người thanh cao, cứng cỏi ; lâm tuyền (rừng, suối) là thú ẩn đật, tránh xa thế sự nhiều tục lụy, nhiễu nhương.
Con người Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên
Nhưng điểm chung lại là, dù thiên nhiên nào thì đó cũng là tình yêu đất nước hoặc thể hiện sự tương thông giữa người và cảnh – về với tự nhiên để giữ khí tiết phẩm giá con người. Cho nên Nguyễn Trãi mới ví mình như cây tùng, cây bách sương giá đã quen. Còn Nguyễn Trung Ngạn nơi đất khách, mường tượng cảnh dân dã quê nhà, đã khẳng định : “ Nghe nối ở nhà nghèo vẫn tốt; Dẫu vui đất khách chẳng bằng về”.
!--> Thiên nhiên trong văn học hiện đại tiếp tục là sự thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương. Biểu thị tình yêu cuộc sống, con người, đôi lứa. Giảm thiểu tính trực tả tách biệt, ước lệ thường thấy ở văn học dân gian, văn học trung đại để đóng vai như một nhân vật đời thường của văn học. Sự hoà điệu con người và thiên nhiên được tăng cường, chứ không chỉ là bối cảnh theo kiểu “người buồn, cảnh có vui đâu bao gìđ\ Ta có thể dẫn ra những hình ảnh thiên nhiên thực, rất người của văn học hiện đại. Thời trước, Nguyễn Du tả đôi mắt người con gái đẹp như nước mùa thu, núi mùa xuân (Làn thu thuỷ nét xuân sơn). Ông dùng thiên nhiên diễm lệ để so sánh, không cần biết đôi mắt ấy có thực hay không. Nhưng thơ hiện đại thì khác, cũng dùng hình ảnh thiên nhiên, nhưng phải rất thực và nhất là, rất nhiều rung động của thi nhân trong đó. Xuân Diệu viết : Lá liễu dài như một nét mi. Với Tế Hanh “ Ai bảo mắt em như lá liễu ; Đã cắt lòng anh một nét dao”. Ngay như tả riêng thiên nhiên, thiên nhiên ấy cũng không mang giọt máu của nó mà mang giọt máu người :
Một tối bầu trời đắm sắc mây,
Cây tìm nghiêng xuống đoá hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy (Xuân Diệu)
Rồi như rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Ngay cái tàu lá chuối của Nam Cao cũng dãy lên đành đạch như là hứng tình, cũng như trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu ; Đợi gió đông về để lả lơi của Hàn Mặc Tử chứ không như cái tàu chuối “tình thư một bức phong còn kín” của Ngyễn Trãi hay “Vừng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai miệng một lời song song’’ của Nguyễn Du.
Và tình yêu đối với cái thiên nhiên này, cũng là những tình yêu rất cá tính. Nồng thắm nhưng chân chất như Đoàn Văn Cừ, tiểu thư một chút như Anh Thơ, vương vui, buồn thế sự, nhân sinh như Huy Cận, đắm say, mạnh mẽ, vồ vập trong lành như Xuân Diệu.
Dẫu ông có nói “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
mỹ hoa
10/03/2018 14:00:52
Vào một sớm xuân, đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn cảnh bình minh thấy bầu trời đang chuyển từ xám sang hồng đỏ, nghe gió đưa về sự nồng ấm của thời khắc chuyển giao ngày và đêm, bạn sẽ không khỏi bâng khuâng và tình yêu non nước này mãi lâng lâng trong lòng...Việt Nam vươn mình ra biển Đông bằng đầu tàu Cà Mau, mút chỉ địa đầu phía Bắc lại là những bản làng Lũng Cú, có khi nơi hẹp nhất chỉ là cái eo đất chưa tới 50km nhưng lại là một niềm tự hào lớn không chỉ được xác định trên bản đồ thế giới. Tuy rằng có lúc tôi muốn thoát khỏi nơi mình sinh sống và tìm đến những chân trời mới lạ. Song càng ngày tôi càng hiểu vì sao dải đất cong cong hình chữ S này như một hình ảnh nặng gánh trong tâm trí những người con xa quê. Lý do có thể chưa hẳn vì Việt Nam cảnh đẹp hữu tình, mà kết tinh trong vẻ đẹp đó còn có tâm hồn hết sức nghĩa tình, những con người giàu lòng mến khách, và một phong thái tự hào lẫy lừng về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dãt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời
Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa chảy tràn từ thượng nguồn rừng núi ra tới cận bờ duyên hải. Sớm nắng ửng hồng ló dạng đỉnh đồng những ngôi chùa lưng chừng đỉnh núi chót vót cũng lại chỉ đường chân trời rạng rỡ những mũi thuyền căng phồng sức gió ra khơi đánh cá. Với rìa đất đai đầy màu sắc của nửa trăm tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho những bờ biển và thềm lục địa đẹp nhất nhì thế giới. Điểm xuyết những bờ biển dài trắng những cồn cát là những hàng dừa, những rặng phi lao rợp bóng mát rượi cả những trưa nắng gay gắt nhất…
Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam. Nó không chỉ tạo ra những đồi chè xanh bát ngát, những ruộng lúa thẳng cánh cò bay hay trải ngút tầm mắt những lũy tre lượn quanh xóm làng. Thêm vào đó là những cốt cách con người, những sắc điệu văn hóa sống động cũng trở nên đa dạng ở mỗi vùng miền. Hàng bao đời gắn bó với cây lúa, cây tre cũng đã nhào nặn nên lớp lớp tính cách người Việt chịu thương chịu khó. Hay trong gian khổ đấu tranh dựng nước và giữ nước đã khiến Việt Nam là một cộng đồng gắn kết keo sơn và người người biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Song trên tất cả là những cách cư xử khéo léo, bằng nhiêt tình cởi mở chào đón bạn bè bốn phương đến với đất nước, tinh thần Việt.
Xuôi vào miền Nam Thành đồng Tổ quốc, dù đi giữa đèo Hải Vân ngăn cách bởi dãy Trường Sơn dặm dài kháng chiến, hay dạo quanh trên sông rạch giao thương tấp nập ở miền Tây đâu đâu cũng thấy những nụ cười thân thiện. Là khởi nguồn Tây nguyên đại ngàn hùng vĩ gập ghềnh thác suối. Là xứ sở mộng mơ cao nguyên và thành phố hoa Đà Lạt. Là sự dịu dàng trên dòng Hương, những chiều mưa mộng mơ Đại Nội. Dù khoác trên mình khố áo thổ cẩm riêng có hay tà áo dài truyền thống tha thướt thì vẫn làm say lòng người mỗi lần ghé chân qua.
Đi qua hầu hết đau thương và xa cách, miền Bắc chào đón bạn bè với không gian trầm của một ngày tranh tối tranh sáng. Những hệ lụy của sự kín đáo kiêu kỳ, những sải chân đo đếm bằng tính đoan trang hiền dịu đang dần đứng giữa giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây. Gìn giữ văn hóa ngàn năm văn hiến cho thủ đô Hà Nội cũng là một nét tiêu biểu khiến du khách tới Việt Nam lưu tâm. Nơi đây những nét phù điêu trạm trổ trên sân rồng hoàng thành cổ cũng phảng phất uy phong, một mái đình rêu phong cũng mang dáng dấp thời gian đổi dời, một giọng ru hời bên cánh võng làm ngọt ngào cả trưa hè oi bức, những bức tường mái nhà phố cổ mỗi ngày thêm xô nghiêng.. Tất cả được thể hiện trong một bức tranh rất quý giá nhưng được xếp lại trong viện bảo tàng chưa được trùng tu.
Nếu bước tới thềm văn hóa, ai đó cũng sẽ ghé qua chùa chiền và di tích đình đài và tắm gội tâm hồn giữa khoảng không thanh tịnh. Tiếng mõ chiêng đều đặn, những lời khấn rầm rì nơi cửa điện thiền giáo cũng là một sự giải phóng cho tâm hồn. Đây đó trên đất Việt chào đón bạn bằng những sản vật phong phú, thì sẽ lại là phù du giữa đời sống chay tịnh nhưng tu hành đắc đạo nơi thiền môn Phật pháp. Hầu như tín ngưỡng rõ nét nhất mà bạn nên cảm nhận bằng tâm hồn, ấy là những chuyến hành hương bái lễ trong dịp Tết đến xuân về. Những khổ tục trần đời sẽ dần được gột rửa và thứ tha bằng thuyết pháp vô minh, đạo đế. Đó cũng là một sự giải thoát và trút đi gánh nặng tâm lý trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.Một Việt Nam đẹp giàu với vẻ tự nhiên hiếm có và bản sắc văn hóa đa dạng phong phú luôn mời gọi bạn bè bốn phương bằng cả nhiệt thành và thịnh tình hiếu khách. Trên mọi ngả giao lưu văn hóa, con người Việt Nam luôn được đánh giá cao bởi chính lịch sử lâu dài suốt chặng đường xây dựng tình hữu nghị thân ái. Cùng hành trình tiếp đón những cửa ngõ văn minh thế giới, người Việt trẻ cũng dần hình thành niềm tự hào dân tộc khi thực sự biết yêu thương quê hương mình. Như yêu thương một con người kĩu kịt chiếc đòn gánh quẩy đôi bồ Nam Bắc.
Yêu thiết tha quê hương đất nước, page Việt Nam trong tim tôi được lập ra nhằm mục đích đem đến cho tất cả mọi người dù là người Việt Nam hay đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới những nhìn nhận khách quan nhất về đất nước Việt Nam, để chúng ta thêm yêu mảnh đất hình chữ S thân thương này và cùng chung tay góp sức xây dựng một Việt Nam hòa bình, bền vững và phát triển.
0
0
Portgas ( Gol ) D. ...
10/03/2018 20:43:47

Nhưng dĩ nhiên, trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém. Đó là sản phẩm mặt trái của kinh tế tiểu nông, thiết chế cộng đồng gia đình và xóm làng, của nền văn minh tiền công nghiệp.

Chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tinh thần tự tôn dân tộc đã từng được phát huy cao độ trong chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập thống nhất quốc gia, phải được chuyển sang cả lĩnh vực xây dựng đất nước với quan niệm và ý thức coi nghèo nàn, lạc hậu cũng là nỗi nhục không kém gì nhục mất nước. Chúng ta thấm thía câu nói của Hồ chủ tịch: “Nếu nước độc lập mà dân không có hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Ý thức đó khi thấm nhuần vào từng con người và toàn dân thì sẽ trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn, một động lực nội sinh của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Truyền thống cộng đồng cho đến nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm và quan hệ xã hội của con người Việt Nam. Nhưng trong bản thân truyền thống này hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực trong tác động đối với sự phát triển hiện nay của đất nước. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Trong truyền thống cộng đồng do lịch sử để lại, quan hệ và lợi ích cộng đồng mang tính chi phối và bao trùm lên tất cả. Con người cá nhân chỉ được tôn trọng và bảo vệ khi tự ghép mình trong cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật tục với nhiều đẳng cấp và cấp độ cộng đồng chồng xếp lên nhau. Con người cá nhân chưa bao giờ được coi là thực thể độc lập với quyền tồn tại và phát triển nhân cách và tài năng của mình.

Ngày nay trong cơ chế kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, những mâu thuẫn đó càng bộc lộ nghiêm trọng đến mức cần nghiên cứu và xử lý một cách khoa học trên yêu cầu phát triển mới của kinh tế – xã hội. Mối nguy hại lớn nhất là người ta nhân danh cộng đồng, tập thể để mưu lợi cá nhân và dùng cộng đồng, tập thể để kiềm chế, vùi dập, thậm chí đè nén, hãm hại cá nhân. Vấn đề cần giải quyết là kế thừa truyền thống cộng đồng trên một cấu trúc và quan niệm mới về mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và làng nước, trong đó con người phải thực sự được thừa nhận và tôn trọng trong sự phát triển nhân cách, tài năng và những lợi ích chính đáng.

Những truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, tinh thần hiếu học, năng lực trí tuệ, lòng nhân ái, tính cách cởi mở, dễ thích nghi, hội nhập đều là những chỗ mạnh của con người VN trong xây dựng đất nước và giao lưu quốc tế hiện nay, nhưng cũng phải kế thừa và phát huy trên tinh thần đổi mới, nâng cao cho phù hợp yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh chung của thời đại.

Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống đang di tồn trong cuộc sống và con người VN hiện nay, là những trở lực, những sức ỳ khá nặng nề cho bước đi lên của đất nước và xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong lịch sử VN, đây là một chuyển biến về chất có ý nghĩa hết sức trọng đại, những di sản tiêu cực của truyền thống càng bộc lộ tính lỗi thời, lạc hậu của nó. Nó tồn tại dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, những lề thói làm ăn, những cách ứng xử.. có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và trong cuộc sống, trong nền sản xuất tiền công nghiệp. Vì vậy, cuộc đấu tranh để cải tạo, khắc phục và xóa bỏ nó rất khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×