Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một áng văn hay với nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một đoạn văn ngắn khoảng 15 - 20 dòng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.647
5
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/10/2017 11:58:05
Giá trị nội dung là cái cốt lõi đọng lại của một tác phẩm văn học, không chỉ vậy, mỗi một tác phẩm văn học xét về khía cạnh chuyên môn văn học còn để lại những giá trị nghệ thuật vô cùng quý báu. Cũng như nhiều tác phẩm khác, chuyện người con gái Nam Xương đã cũng mang đến một giá trị nội dung sâu sắc cùng với giá trị nghệ thuật độc đáo.

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương,  “chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp với tự sự trữ tình.

Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống (chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ  nữ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến,…); tạo dựng được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.

Chuyện người con gái Nam Xương đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo 
Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật đã đạt đến đỉnh cao, các nhân vật chính đều được lột tả hết tính cách và con người mình. Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng trở về trên sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ…việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Nghệ thuật dựng truyện: trên cơ sở có sẵn, tác giả đã sáng tạo thêm và sắp xếp các tình tiết làm cho diễn biến của truyện hợp lý, tự nhiên, tăng kịch tính, hấp dẫn và sinh động. Tuy tác giả có sáng tạo thêm một số yếu tố trong diễn biến truyện nhưng tất cả đều xảy ra hết sức tự nhiên, không mang sự hoang đường.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: có thể nói nghệ thuật khắc họa hình ảnh nhân vật ở đây cực kỳ sắc nét, người đọc có thể hình dung được nhân vật trong truyện của mình đang đọc. Nhân vật được khắc họa tâm lý và tính cách thông qua lời nói (đối thoại) và lời tự bạch ( đội thoại). Khác với các nhân vật trong truyện cổ tích.

Sử dụng yếu tố truyền kỳ (kỳ ảo): trong truyện có nhiều yếu tốt kỳ ảo, không phù hợp với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên đây không phải là các yếu tố hoang đường, sự kỳ ảo làm nổi bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Kết hợp các phương thức biểu đạt: truyện có sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương thức biểu đạt  như tự sự + biểu cảm  (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi trữ tình sống mãi với thời gian

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư