LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tài liệu viết về một trang phục đẹp (Môn học Mỹ học đại cương)

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.137
0
0
Hải Hoàng
18/02/2017 20:56:09
Với 54 dân tộc anh em cùng sống dưới một mái nhà Việt Nam, nền văn hóa nói chung của Việt Nam rất đa dạng với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong nền văn hóa đó thì trang phục Việt Nam là một khía cạnh không thể không nói đến.

Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một trang phục truyền thống riêng biệt tạo nên một bức tranh sống động với những nét chấm phá đặc trưng. Từ môi trường địa lý, tập tục truyền thống vùng miền, đến cách sinh hoạt cộng đồng đã tạo ra những trang phục khác nhau cho 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Nếu các quốc gia trên thế giới chỉ có một vài bộ trang phục truyền thống thì ở nước ta với sự góp mặt của 54 dân tộc đã có đến 54 trang phục truyền thống vô cùng độc đáo.

Vốn được biết đến là một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế trong đó sự quan tâm về trang phục là một điều tất yếu. Bởi khi tìm hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thì trang phục dân tộc không những cho biết về văn hóa của dân tộc đó mà trang phục còn là một cách nhận diện hình ảnh của từng quốc gia khác nhau trên thế giới.

Đối với bạn bè thế giới, hình ảnh chiếc áo dài tha thướt dịu dàng của Việt nam đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Trong kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, trang phục nói chung của người Việt đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới nhưng điều đặc biệt là những trang phục truyền thống của dân tộc không hề mất đi giá trị vốn có mà ngược lại đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia.
Đứng ở góc độ văn hóa, trang phục là sự thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, khả năng thẩm mỹ của từng con người.  Đứng ở góc độ kinh tế, trang phục còn góp phần không nhỏ phát triển kinh tế. Xa xưa thì thông qua việc trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải người dân không những có thể tự sản xuất trang phục cho mình mà qua đó còn có sản phẩm để trao đổi, giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Ngày nay, ngành may mặc của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Hoa hậu các quốc gia khác nhau trên thế giới trong trang phục áo dài truyền thống của Việt nam.
Trong số những trang phục truyền thống của Việt Nam, phổ biến nhất là Áo dài. Mặc dù chưa có tài liệu nào cho biết chính xác sự ra đời của áo dài nhưng dường như đây là y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đầy hàng nghìn năm. Theo sách Sử ký ghi chép thì người Văn Lang xưa đã mặc áo dài và kể từ đó cho đến nay, áo dài có những thay đổi theo từng thời kỳ, chiếc áo dài hiện nay xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Khác với Kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn Quốc chiếc áo dài Việt nam vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại, vừa kín đáo những lại vẫn rất gợi cảm. Với phần thân trên ôm sát, thân dưới dài và xẻ cao hai bên hông, lẽ trên thế giới cũng ít có bộ trang phục truyền thống nào lại tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thân hình người phụ nữ như áo dài. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, cũng chưa có một văn bản nào nói về việc áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu trong suy nghĩ của người Việt chỉ cần nói đến trang phục truyền thống, người ta thường nghĩ ngay đến áo dài.

Trang phục truyền thông các dân tộc Việt nam có ảnh hưởng không nhỏ tới các mẫu thiết kế trang phục của làng trang Việt..Những mẫu thiết kế này đã và đang chinh phục được bạn bè quốc tế và giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong làng thời trang quốc tế.
Không chỉ xuất hiện và phổ biến trong nước, áo dài Việt Nam còn đi khám thế giới qua những chương trình thời trang, chương trình giao lưu văn hóa, qua các cuộc thi sắc đẹp…Trong các nghi lễ ngoại giao, những ngày trọng đại cũng như trong các lễ hội truyền thống, luôn luôn và không thể thiếu sự xuất hiện của áo dài.

Nói vậy không phải là những trang phục truyền thống khác của Việt Nam không đẹp mà chỉ bởi những trang phục của các dân tộc thiểu số, dân tộc miền núi không được phổ biến như trang phục của người Kinh, bởi người Kinh là dân tộc chiếm tới gần 86% dân số của cả nước. Các trang phục truyền thống của 53 dân tộc còn lại mỗi trang phục lại có một sự hình thành, một hoàn cảnh ra đời và lịch sử khác nhau..trong đó có nhiều bộ trang phục dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thiết kế nổi tiếng ở Việt Nam.

Hãy cùng Cinet tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo trong trang phục các dân tộc Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành thời trang Việt Nam từ xưa đến nay để thấy rõ nét văn hóa lôi quẩn của trang phục Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hải Hoàng
18/02/2017 20:57:48
Không quần jeans giày cao gót, em chọn riêng mình em áo dài…. duyên dáng…."

Lời hát qen thuộc đối với người con đất Việt. Lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, về với tà áo dài duyên dáng Việt. 

Áo dài là một loại trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Ngày nay, áo dài được coi như là quốc phục. Áo dài thường được may bằng chất liệu mỏng nhẹ, mềm mại. Chuyện kể rằng, xưa kia, những loại gấm tơ tằm được dệt lên từ bàn tay của những người nông dân chăm chỉ cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ. Rồi sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống thay thế cho những chiếc áo tứ thân hay váy thâm xòe của người Việt Nam. Vào thế kỷ 18, chiếc áo dài ra đời là bước nhảy vọt về trang phục và văn hóa của người Việt Nam. 

Gọi là áo dài bởi theo cấu tạo của áo, thân áo gồm hai mảnh bó sát eo người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong hai tà áo thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước di chuyển duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn vẽ lên vẻ đẹp yêu kiều của người con gái. Chiếc quần của áo dài được may theo kiểu quần ống rộng bẳng vải đồng chất, đồng màu với chiếc áo hay màu trắng nâng đỡ cho tà áo, làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục thêm mượt mà duyên dáng gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã bao nhiêu thập kỉ trôi qua, nhưng hình ảnh những cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong tà áo dài trắng tinh khôi vẫn như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Ngày nay trang phục ấy đã trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn cả nước. 

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Chiếc áo dài được ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát(1739 – 1765). Chiếc áo dài được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Chiếc áo dìa đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, giống với áo tứ thân nhưng hai tà trước không buộc lại và mặc cùng với váy thâm đen. Trải qua nhiều hình dáng kiểu cách áo dài khác nhau, cuối cùng chiếc áo dài Việt dừng lại ở kiểu truyền thống và cách tân. Áo dài truyền thống có cổ áo cao từ 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cổ cao ba ngấn thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, để phù hợp với nhiều gu thẩm mĩ khác nhau của người phụ nữ, cổ áo được biến tấu với nhiều kiểu như cổ tròn, cổ chữ u, cổ trái tim… Tiếp đến là phần thân áo. Thân áo được tính từ cổ áo xuống đến phần eo. Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc,ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Thiết kế này giúp làm nổi bật eo thon của người phụ nữ, làm cho đường cong của người phụ nữ được khai thác triệt để. Cúc áo dài thường là cúc bấm, dduwoj cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo của thân áo là hai tá áo xẻ hai bên hông. Hai tà áo này cũng chính là lí do gọi trang phục này là áo dài. Hai ta của áo dài bắt buộc phải dài qua gối. Tay áo dài được tính từ vai. Chiều dài của ống tay cũng rất đa dạng. Có thể kéo dài đến cổ tay hoặc đôi khi chỉ lửng đến cổ tay hoặc ngắn đến bắp tay. Ngày nay, chất liệu may áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng phong phú phù hợp với nhiều đối tượng. Áo dài ngày nay được xem như một trang phục truyền thống, vừa là một biể tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài không chỉ là đồng phục của những nữa sinh trung học mà còn trở thành trang phục công sở của nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là ngành hàng không, giáo viên, nhân viên bưu điện, viễn thông… 

Do chất liệu mềm mại của áo dài nên cần phải được bảo quản một cách rất kĩ càng. Nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt tay, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, là(ủi) dưới nhiệt độ vừa phải. Hình ảnh người phụ nữ Việt mặc áo dài nón lá đội đầu đã là hình tượng không thể xóa nhòa. Nó đã trở thành tượng đài tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt nam.

Ngày nay, do xu hướng hiện đại, áo dài mặc dù không là trang phục chính mặc thường nhật nhưng nó vẫn giữu vững vị trí là quốc phục của đất nước Việt Nam. Hình ảnh ta áo dài thướt tha trong gió thực sự không thôi hết quyến rũ trong mắt người nhìn. Yêu lắm tà áo dài Việt đã đi vào lịch sử, là biểu tượng của phái đẹp, là nét văn hóa tâm hồn Việt.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 21:00:18
Với 54 dân tộc anh em cùng sống dưới một mái nhà Việt Nam, nền văn hóa nói chung của Việt Nam rất đa dạng với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong nền văn hóa đó thì trang phục Việt Nam là một khía cạnh không thể không nói đến.

Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có một trang phục truyền thống riêng biệt tạo nên một bức tranh sống động với những nét chấm phá đặc trưng. Từ môi trường địa lý, tập tục truyền thống vùng miền, đến cách sinh hoạt cộng đồng đã tạo ra những trang phục khác nhau cho 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Nếu các quốc gia trên thế giới chỉ có một vài bộ trang phục truyền thống thì ở nước ta với sự góp mặt của 54 dân tộc đã có đến 54 trang phục truyền thống vô cùng độc đáo.

Vốn được biết đến là một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế trong đó sự quan tâm về trang phục là một điều tất yếu. Bởi khi tìm hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thì trang phục dân tộc không những cho biết về văn hóa của dân tộc đó mà trang phục còn là một cách nhận diện hình ảnh của từng quốc gia khác nhau trên thế giới

Đối với bạn bè thế giới, hình ảnh chiếc áo dài tha thướt dịu dàng của Việt nam đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Trong kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, trang phục nói chung của người Việt đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới nhưng điều đặc biệt là những trang phục truyền thống của dân tộc không hề mất đi giá trị vốn có mà ngược lại đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia.

​Đứng ở góc độ văn hóa, trang phục là sự thể hiện tư tưởng đạo đức, lối sống, khả năng thẩm mỹ của từng con người.  Đứng ở góc độ kinh tế, trang phục còn góp phần không nhỏ phát triển kinh tế. Xa xưa thì thông qua việc trồng dâu, nuôi tầm, dệt vải người dân không những có thể tự sản xuất trang phục cho mình mà qua đó còn có sản phẩm để trao đổi, giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Ngày nay, ngành may mặc của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Hoa hậu các quốc gia khác nhau trên thế giới trong trang phục áo dài truyền thống của Việt nam.
Trong số những trang phục truyền thống của Việt Nam, phổ biến nhất là Áo dài. Mặc dù chưa có tài liệu nào cho biết chính xác sự ra đời của áo dài nhưng dường như đây là y phục xa xưa nhất của người Việt theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đầy hàng nghìn năm. Theo sách Sử ký ghi chép thì người Văn Lang xưa đã mặc áo dài và kể từ đó cho đến nay, áo dài có những thay đổi theo từng thời kỳ, chiếc áo dài hiện nay xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Khác với Kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn Quốc chiếc áo dài Việt nam vừa mang nét truyền thống, vừa mang nét hiện đại, vừa kín đáo những lại vẫn rất gợi cảm. Với phần thân trên ôm sát, thân dưới dài và xẻ cao hai bên hông, lẽ trên thế giới cũng ít có bộ trang phục truyền thống nào lại tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của thân hình người phụ nữ như áo dài. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, cũng chưa có một văn bản nào nói về việc áo dài là quốc phục của Việt Nam nhưng từ lâu trong suy nghĩ của người Việt chỉ cần nói đến trang phục truyền thống, người ta thường nghĩ ngay đến áo dài.

Trang phục truyền thông các dân tộc Việt nam có ảnh hưởng không nhỏ tới các mẫu thiết kế trang phục của làng trang Việt..Những mẫu thiết kế này đã và đang chinh phục được bạn bè quốc tế và giúp Việt Nam khẳng định vị trí của mình trong làng thời trang quốc tế.
Không chỉ xuất hiện và phổ biến trong nước, áo dài Việt Nam còn đi khám thế giới qua những chương trình thời trang, chương trình giao lưu văn hóa, qua các cuộc thi sắc đẹp…Trong các nghi lễ ngoại giao, những ngày trọng đại cũng như trong các lễ hội truyền thống, luôn luôn và không thể thiếu sự xuất hiện của áo dài.

Nói vậy không phải là những trang phục truyền thống khác của Việt Nam không đẹp mà chỉ bởi những trang phục của các dân tộc thiểu số, dân tộc miền núi không được phổ biến như trang phục của người Kinh, bởi người Kinh là dân tộc chiếm tới gần 86% dân số của cả nước. Các trang phục truyền thống của 53 dân tộc còn lại mỗi trang phục lại có một sự hình thành, một hoàn cảnh ra đời và lịch sử khác nhau..trong đó có nhiều bộ trang phục dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thiết kế nổi tiếng ở Việt Nam.
0
0
Hải Hoàng
18/02/2017 21:11:43
Nếu mà chỉ nói về gốc độ tấm lý về cách ăn mặc, thì chúng ta thường hay đặt quan niệm là người khác họ sẽ nghĩa sao về mình khi mà mình chọn mặc cái áo/quần đó, có nghĩa là vấn đề thẩm mỹ đẹp hay xấu thì không còn nằm ở dưới cặp mắt nhận xét của cá nhân mình thay vì mình muốn có cái sự nhận xét chủ quan từ cặp mắt người khác để đánh giá xem món đồ đó có hợp với mình hay không. 

Dưới cặp mắt nhận xét của người khác về mặt thẩm mỹ và thời trang thì nó sẽ chia ra nhiều khía cạnh khác nhau, từ quan điểm của phái nữ về mặt thời trang, thẫm mỹ cũng như từ quan điểm của phái nam cũng như từ mỗi xã hội và văn hoá và nền phát triển ở mặt điển ảnh thì họ sẽ có những cái nhìn ở trong cặp của họ là cái gì gọi là nét đẹp tiêu biểu ở trong thế giới thời trang cũng như theo thời gian của nó. 

Nói riêng về cặp mắt của phái nam về bộ đồ trang phục đẹp cho phái nữ thì 1 bộ đồ nó phải mang tính cách dãng dị ở trên phương diện kiểu cọ, lẫn cả màu sắc ôn hoà và tô lên những nét thục nữ, nữ tính của phái nữ, thì đó là 1 bộ trang phục đẹp cho phái nữ dưới cặp mắt của phái nam.
0
0
Hải Hoàng
18/02/2017 21:13:07
Chào các con!
Hôm nay chúng ta sẽ nói chuyện về một chủ đề khác mà mẹ tin là các con và các bạn cùng lứa tuổi sẽ rất quan tâm. Đó là làm thế nào để ăn mặc đẹp. Bất kỳ loài nào trên thế giới khi ở tuổi cập kê cũng chú ý chăm sóc đến hình thức của mình. “Người đẹp vì lụa” mà, ăn mặc không chỉ giúp chúng ta đẹp hơn mà còn giúp chúng ta tự khẳng định mình, xây dựng lòng tin vào bản thân, vào sự hấp dẫn với người khác giới và cả những người xung quanh. Khi còn nhỏ, mẹ không biết điều này mà chỉ được dạy là: Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”… vì khi ấy lo “Cơm ba bát, áo ba manh…” là may rồi, sức đâu nghĩ đến chuyện mặc đẹp. Nhưng khi mẹ đọc chuyện về bà nữ Đại sứ đầu tiên của Nga ở Thụy điển – Alexandra Kollontai – nguyên là một nữ quý tộc rất xinh đẹp đã đi theo cách mạng và rất thành công trong diễn thuyết với công nhân, mẹ mới được biết là bà luôn mặc rất đẹp khi diễn thuyết. Có người hỏi bà: “Công nhân luôn rất giản dị, sao bà mặc đẹp thế làm gì?”, bà đã trả lời: “Có vậy tôi mới tự tin và họ mới thích nghe tôi nói!” Trang phục đã góp phần quan trọng trong thành công của bà!
Càng sống mẹ càng hiểu, thời trang là một nghệ thuật và làm thế nào để ăn mặc cho đẹp và phù hợp quả thật là một khoa học mà không phải ai cũng hiểu được. Không phải bỗng dưng mà các nhà văn trong những tiểu thuyết nổi tiếng như “Cuốn theo chiều gió”, “Chiến tranh và Hòa bình”, “Anna Karenina”… đã bỏ nhiều công sức để mô tả trang phục của các nữ nhân vật chính. Rõ ràng trang phục đẹp đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của nữ giới trong công cuộc chinh phục nam giới của họ và làm xã hội của họ đẹp hơn, tinh tế hơn. Nhưng nếu các thiếu nữ thuộc xã hội thượng lưu châu Âu được giáo dục kỹ càng về cách ăn mặc, cư xử, đi đứng… thì chúng ta lại không được chuẩn bị gì về những kiến thức này. Vì vậy, khi kinh tế khá hơn một chút, phụ nữ có điều kiện chăm sóc bản thân hơn thì doanh số bán hàng thời trang tăng vọt, số “tín đồ shopping” tăng lên ầm ầm nhưng số người ăn mặc đẹp vẫn không nhiều. Những chuyến đi du lịch, đi công tác nước ngoài cho mẹ cơ hội quan sát việc mua sắm của người Việt. Quan sát như vậy giúp mẹ học hỏi được nhiều. Bên cạnh một số “smart customers”, có rất nhiều người chi tiêu, lựa chọn không hợp lý như: mua theo người khác mà không biết mình có hợp không? Ham rẻ mà không để ý đến kiểu dáng hay chất lượng hoặc mua vì mê tín thương hiệu… Hơn nữa, trong khi chúng ta còn nghèo thì có quá nhiều bạn gái chi tiêu quá phung phí cho trang phục, chỉ để biến mình thành bản sao của người khác. Mẹ cũng không dám tự hào nhiều về khía cạnh này nhưng với tư cách là người đi trước, mẹ muốn chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
1. Trước hết, quan tâm đến ăn mặc là quyền của mọi người nói chung và đặc quyền của phái Đẹp nói riêng. Vì vậy, con gái có quyền và nên chú ý để ăn mặc đẹp. Nhưng trước hết, phải hiểu thế nào là ăn mặc đẹp? Đẹp không có nghĩa là thời trang mà có nghĩa là ăn mặc sao cho phù hợp với mình và với hoàn cảnh. Thời trang chỉ là khuynh hướng, trách nhiệm của mình là trong khuynh hướng đó, hãy tìm ra trang phục nào phù hợp nhất với mình.
2. Muốn mặc đẹp phải hiểu bản thân mình, những điểm yếu, điểm mạnh trong hình thức của mình. Điều này chắc các con đã nghe nhiều rồi, như người mập không nên mặc đồ quá rộng, người gầy không nên mặc màu sậm… Nhưng nếu chỉ có vậy thì tại sao những người có vóc dáng giống nhau không ăn mặc như nhau? Vì sao hai cô gái với vóc dáng tương tự nhau, khi thử cùng một bộ trang phục thì có người mặc đẹp, thấy thoải mái con người kia thì không? Đó là vì trang phục không chỉ là sản phẩm vật chất, nó còn mang giá trị vô hình là giúp người mặc thể hiện cá tính của mình. Chỉ những người thật sự hiểu bản thân mình, biết mình muốn thể hiện khía cạnh nào của bản thân và biết cách thể hiện mới thành công trong trang phục. Ngay cả những người đẹp, giàu có, nổi tiếng cũng không luôn thành công trong khía cạnh này. Chính vì vậy, thảm đỏ trong các giải Oscar, Grammy, Cannes… luôn thu hút người xem như một cuộc trình diễn thời trang lẫy lừng nhất với những kết quả luôn bất ngờ.
3. Như đã nói ở mục 1, trang phục phải phù hợp với thời đại. Dù trang phục của Scarlet có đẹp đến đâu thì cũng không thể được sử dụng trong thời đại ngày nay. Hơn nữa, hiện nay chúng ta đã có một công cụ đắc lực để nâng cao hiểu biết về trang phục, đó là các cuộc trình diễn, các tạp chí thời trang. Thông qua những công cụ ấy và qua quan sát những người xung quanh, chúng ta có thể nắm bắt được thời trang. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể lựa chọn những gì phù hợp với mình. Nắm bắt nhưng không chạy theo vì trang phục là để thể hiện con người mình chứ không để copy người khác.
4. Người ta thường nói: “Ăn là cho mình,mặc là cho người”, ngụ ý trang phục cần vừa mắt mọi người xung quanh. Mẹ không hoàn toàn tán thành quan điểm ấy. Chúng ta cần chọn trang phục nào mình thích và thấy thoải mái. Tuy nhiên, ta lại không thể thoải mái khi mọi người xung quanh phản ứng. Vì vậy, mặc đẹp cho mình nhưng cũng cần quan tâm đến ý kiến những người xung quanh, nhất là khi sống ở châu Á, nơi quan điểm tập thể đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân.
5. Mặc đẹp phải phù hợp với hoàn cảnh: Hoàn cảnh ở đây được hiểu theo hai nghĩa: hoàn cảnh xung quanh và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Trang phục dù đẹp đến đâu nếu mặc không đúng lúc cũng trở nên lố bịch. Mẹ đã thấy quá nhiều sinh viên đến lớp học mà ăn mặc như ra bãi biển với quần sooc, áo trễ cổ, hoặc như đi party với váy ngắn, bốt cao cổ, áo xống lòe loẹt… Những trang phục kiểu ấy vừa không thuận tiện cho công việc vừa làm mọi người khó chịu không cần thiết với mình.
Nhưng trang phục cũng phải phù hợp với hoàn cảnh cá nhân. Môi trường FTU với nhiều thanh niên năng động, ăn mặc đẹp đã giúp nhiều bạn trẻ nhanh chóng học hỏi, cải thiện được con người mình. Mẹ rất mừng khi nhận thấy theo thời gian, nhiều bạn “đẹp dần lên trong mắt tôi”. Đây chính là thế mạnh của sinh viên FTU. Nhiều người đã nhận xét, con gái FTU không xinh hơn nhiều trường khác nhưng biết cách ăn mặc và có cá tính hơn. Nhưng mẹ cũng đã thấy rất nhiều bạn gái xuất thân từ vùng xa, gia đình không khá giả…, năm đầu mẹ gặp còn ăn mặc rất sơ sài thì chỉ 1-2 năm sau khi gặp lại mẹ đã không thể nhận ra. Các bạn ấy đã lột xác thành “tay chơi Hà thành” chính hiệu trong những trang phục đắt tiền, nổi bật. Tuy nhiên, do trang phục ấy không phù hợp với con người, cách đi đứng… của bạn ấy nên nhìn rất phản cảm. Hơn nữa, nhiều bạn sinh ra mang công mắc nợ, đòi hỏi bố mẹ quá đáng để thỏa mãn chi tiêu của bản thân thì lại càng không nên. Không ai cấm các bạn ấy cải thiện hình thức của mình, nhưng hãy biết khai thác thế mạnh của mình, “Hoa chanh hãy nở ở vườn chanh”, như Nguyễn Bính đã nói. Duyên gái quê cũng rất đáng quý mà! Lại còn hiếm nữa!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư