Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tại sao các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song không vững chắc? Dựa vào bảng 16.1 (SGK Tr.54), nhận xét tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á và giải thích vì sao năm 1998 tăng trưởng ở các nước giảm mạnh?

8 trả lời
Hỏi chi tiết
6.230
5
6
Hoàng Anh Thư
17/01/2018 21:20:02
Làm ơn giải dùm mik ik mí bn !
Mai mik nộp òi !!
Huhuhu !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
9
Bạch Ca
17/01/2018 21:21:05
1,vì
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.
13
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/01/2018 21:21:55
1)Tại sao các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song không vững chắc:
_ Kinh tế của các nước này dễ bị tác động ở bên ngoài
_Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức
3) —Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
5
3
Bạch Ca
17/01/2018 21:22:38
2,Gợi ý
a) Giai đoạn 1990 - 1996.
  • Những nước có mức tăng trưởng kinh tế tương đối đều là:
  • Những nước có mức tăng trưởng kinh tế không đều là:
b, Giai đoạn 1998 - 2000 (năm 1997 khủng hoảng tài chính tại Thái Lan) -Năm 1998:
Những nước có mức tăng trưởng giảm là.........................................................
Năm 2000:
  • Những nước có mức tăng trưởng cao (trên 6%) là:......................................
  • Những nước có mức tăng trưởng chậm (dưới 6%) là:..................................
c, Nhận xét chung về nền kinh tế các nước Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai).
Trả lời:
a, Giai đoạn 1990 - 1996.
  • Những nước có mức tăng trưởng kinh tế tương đối đều là: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.
  • Những nước có mức tăng trưởng kinh tế không đều là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
b, Giai đoạn 1998 - 2000 (năm 1997 khủng hoảng tài chính tại Thái Lan)
Năm 1998: Những nước có mức tăng trưởng giảm là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan
Năm 2000:
  • Những nước có mức tăng trưởng cao (trên 6%) là: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po
  • Những nước có mức tăng trưởng chậm (dưới 6%) là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam
c, Nhận xét chung
So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn
8
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/01/2018 21:23:07
2)– Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước.
– Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu. Gần đây một số nước đã sản xuất được các mặt hàng công nghiệp chính xác, cao cấp.
10
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/01/2018 21:24:14
5)+Thuận lợi :
-Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
-Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
-Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
-Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
-Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
+ Khó khăn:
-Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
-Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
-Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. -Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
-Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng
7
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
17/01/2018 21:26:43
6)-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
7) Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đâu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001.
- Nhận xét:
+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.
+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (2074 USD), tiếp theo là Bru-nây (12300USD), Ma-lai-xi-a (3680USD), Thái Lan (1870USD).
+ Các nước có GDP/người thấp dưới 1000USD là Phi-líp-pin (930USD), In-đô-nê-xi-a (680USD), Việt Nam (415USD), Lào (317USD), Cam-pu-chia (28USD).
+ GDP/người của Xin-ga-po gấp 74 lần GDP/người của Cam-pu-chia, gấp 65,4 lần GDP/người của Lào, gấp gần 50 lần GDP/người của Việt Nam…
4
3
Hoàng Anh Thư
17/01/2018 21:32:48
Thank you nha ! Mí bn !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư