Tại sao nói ''Dân cư châu Âu đang ngày càng già đi''?
Điều đó có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
1)
Dân số châu Âu là 727 triệu người (năm 2001).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%. Nhiều nước Đông Âu và một số nước Bắc Âu, Tây Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Dân số tăng ở một số nước chủ yếu là do nhập cư.
Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km2. Những vùng có
mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải. Trong khi đó, dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao.
Mức độ đô thị hoá cao. Châu Âu có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
2)
Thuận lợi :
- Hạn chế được quá trình phát triển dân số
- Hạn chế được vấn đề thiếu đất đai
Khó khăn :
- Thiếu nguồn nhân công, nguồn lao động
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước