Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao Thúy Kiều lại gửi nghìn cái lạy đến Kim Trọng?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
424
0
0
Nhok Phượng Núi
30/03/2019 08:57:40
Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của dân tộc, ông đã có những đóng góp to lớn vào nền văn học thi ca cổ của dân tộc, những sáng tác của ông mang đậm tinh thần nhân đạo đặc sắc nhất là thi phẩm “Truyện Kiều” áng văn thơ vừa tả người, tả tình cũng như một truyện kể về cuộc đời người con gái “hồng nhan bạc mệnh”.
Bằng tâm huyết và tài năng của mình nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công những hình tượng nhân vật rất đặc sắc tiêu biểu là hình tượng Thúy Kiều. Một người con gái tài sắc vẹn toàn sống giữa cuộc đời phong trần phải chịu bao cay đắng, tủi cực, trải qua hết sóng gió này đến sóng gió khác, thân phận người phụ nữ của sống thời phong kiến xưa. Thúy Kiều không những có tài có sắc mà là người có đức, có chí hiếu, là người tình chung thủy, nhân nghĩa và rất giàu đức hi sinh. Chặng đường đời của Kiều giống như áng thiên sử dài muôn thuở gập ghềnh không biết trôi dạt về đâu.
Không giống với Thúy Vân, Thúy Kiều người con gái tài hoa xinh đẹp, một tài năng hiếm thấy nổi bật cả về cầm, kì, thi, họa. Nguyễn Du đã dốc hết bút lực của mình để làm tôn lên vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều. Nếu người em Thúy vân có vẻ đẹp “mây thua”, “tuyết nhường”, hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, tính cách đoan trang thuỳ mị đây cũng như ngầm báo trước một tương lai êm đềm, phẳng lặng thì Thuý Kiều với vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, thì số phận ngụ ý qua câu chữ nàng sẽ gặp nhiều bất trắc, sóng gió.
Trong thơ ca hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài hấp dẫn được nhiều thi sĩ lựa chọn, đặc biệt trong kho tàng ca dao dân ca thì số phận người phụ nữ trôi nổi được tác giả dân gian sáng tác rất nhiều, ca dao than thân rất đậm nét:
“Thân em như dải lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Đó là lời ca về cuộc đời bèo dạt của những thân phận người phụ nữ, họ được ví như dải lụa đào thuy thướt tha mềm mại những lại long đong, lận đận “phất phơ” không biết vào tay ai.
Phải chăng nàng đã dự báo được trước số phận của mình biết được cuộc đời mình sẽ long đong như con thuyền trôi. Qua hình ảnh nàng Kiểu người đọc thấy được sự đồng vọng của Nguyễn Du với thân phận người con gái ấy:
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
Trong Truyện Kiều thì hình ảnh người phụ nữ xưa hiện lên luôn, Kiều có tài sắc giàu đức hy sinh, là một người con hiếu thảo. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, tâm trí Kiều như bị cào xé : Rường cao rứt ngược dẩy oan, Dẫu là đá cũng nát gan lọ người. Bị bọn quan lại tham nhũng đẩy vào đường cùng: Có ba trăm lạng việc này mới xong; không còn cách nào khác, để cứu được gia đình cứu được cha nàng phải bán thân mình. Hành động ấy của Thúy Kiều đó được coi như nghĩa cử cao đẹp về tình hiếu thảo, Kiều đặt chữ hiếu lên đầu nàng hy sinh cả tình yêu cả hạnh phúc riêng mình để trọn chữ hiếu.
Cơn giông tố ập đến trên đầu người phụ nữ, Nguyễn Du như khóc thay lời ai oán đó:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Tuy chịu cảnh cùng cực như vậy nhưng ý chí bên trong của Thúy Kiều luôn rừng rực, nàng vẫn luôn có khao khát tìm được hạnh phúc, sẵn sàng “xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình để tìm Kim Trọng, tìm đến hạnh phúc của mình. Hành động đó minh chứng được rằng Thúy Kiều đã vượt qua những gò bó của thời cuộc để đi tìm hạnh phúc đúng nghĩa.
Nguyễn du đã để nhân vật của mình nổi bật lên trên nền xã hội phong kiến thối nát với những đức tính truyền thống đẹp đẽ.
“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”
Con người sinh ra có tài không phải là tội, nhưng đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến thì những số phận con người ấy lại vô tình bị đùn đẩy vào cảnh phong trần khi bị coi là thứ đồ hàng mua đi bán lại:
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
… Cò kè bớt một thêm hai”
Cái tài, cái sắc giờ đây bị mang ra cân đong đo đếm, bị quy ra thành tiền:
“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công nỗi buồn u uất của Thúy Kiều, đồng thời cũng thể hiện được niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp. Bức tranh hiện lên như tấm màn vén từng lớp từng lớp của cuộc đời người con gái biết hy sinh, đức tính đáng quý, đáng trân trọng.
Đứng trước thực tại đau xót như thế Thúy Kiều vẫn có những mong ước về một tương lai, nàng nghĩ rằng mình sẽ chết nhưng chết trong lời nguyền chung thủy:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”
Lời thương ai oán của Kiều cất lên như tiếng xé lòng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Đức tính vị tha vẫn sáng bừng lên trong tâm hồn của nàng Kiều:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Lời thơ cất lên như chở che cả nỗi lòng nặng chĩu của Thúy Kiều. Qua đây ông đề cao, cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống con người nhỏ bé, bị coi rẻ trong xã hội phải chịu bất hạnh đặc biệt đó là những người phụ nữ. Đồng thời tác giả cũng ngầm tố cáo xã hội tàn ác đã vùi dập bao kiếp người tài hoa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×