Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tết cổ truyền của người Việt là dịp để mọi người đoàn tụ quây quần bên gia đình người thân. Vậy mà trong thời gian gần đây rất nhiều người lại chọn đó là thời gian để sắp đặt những hành trình du ngoạn, anh chị suy nghĩ như thế nào về hiện tượng đó

Mn cho em xin cái giàn bài cũng được ạ
Cảm ơn nạ​​
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.182
1
0
mỹ hoa
28/01/2018 21:14:49
“Xách ba lô lên và đi” là cách thưởng thức một cái Tết rất riêng của các bạn trẻ ham “xê dịch”. Họ mong muốn được đi khắp ngang cùng, ngõ hẻm của mảnh đất hình chữ S, chứng kiến những khoảnh khắc rượu champagne được khui, hòa cùng bản nhạc Happy New Year ở trời Tây. Với khối lượng công việc lớn, thời điểm Tết với những ngày nghỉ quý báu luôn là sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Bạn Hoàng Anh (Hà Nội) cho hay: “Bố mẹ mình suy nghĩ rất thoáng, không gò ép ngày Tết phải là những ngày sum họp cùng gia đình. Vì mình còn trẻ nên bố mẹ cũng không phản đối việc trải nghiệm những vùng đất mới. Mình nghĩ rằng việc đi du lịch vào những ngày Tết cũng góp thêm kiến thức vào cuốn “bách khoa toàn thư” của chúng ta. Những chuyến đi giúp ta có cơ hội giao lưu, học hỏi nền văn hóa giữa các nước”.
Cùng quan điểm với Hoàng Anh, Minh Hằng (Hà Nội) bày tỏ: “Có nên đi du lịch vào ngày Tết hay không mình nghĩ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Ai muốn sum họp ngày Tết thì về sum họp, ai thích trải nghiệm thì cứ trải nghiệm. Dù chọn gì thì bố mẹ vẫn mong con cái hạnh phúc vì được làm những điều mình muốn. Còn con cái vẫn có thể báo hiếu bố mẹ mà không nhất thiết phải ở bên cạnh”.
Đời sống kinh tế của xã hội ngày càng phát triển, thay vì “ăn Tết” như trước kia, nhiều người trẻ chỉ mong đến Tết để “nghỉ Tết” và “chơi Tết” bù lại một năm làm việc vất vả.
Sau một năm làm việc, chị Hòa (29 tuổi) quyết định cùng gia đình nhỏ của mình du lịch đến đất nước mặt trời mọc. Chị chia sẻ: “Mình lập gia đình đã được 4 năm. Năm nào Tết đến cũng phải ở nhà tiếp khách, nhậu nhẹt, vừa dọn dẹp mệt mỏi, vừa lãng phí. Cả năm làm việc quần quật, Tết đến cứ loanh quanh mấy bữa ăn mụ mẫm cả người, không còn thời gian đâu mà nghỉ ngơi. Rút kinh nghiệm, năm nay, vợ chồng mình quyết định không ăn Tết ở nhà mà đưa nhau đi du lịch Nhật Bản”.
 Thay vì “ăn Tết”, nhiều người trẻ chỉ mong đến Tết để “nghỉ Tết” và “chơi Tết” bù lại một năm làm việc vất vả
Không chỉ chị Hòa mà rất nhiều gia đình cũng đồng quan điểm đó, họ cảm thấy "mệt mỏi" với việc ăn uống, bếp núc, khách khứa suốt những ngày Tết nên cũng lên kế hoạch để "trốn" Tết đi chơi xa.
Xu hướng đi du lịch ở nước ngoài vào dịp Tết trước đây xuất phát từ những gia đình có điều kiện, nay đã phổ biến đối với người dân đô thị, bởi tâm lý đón Tết cổ truyền đã dần thay đổi và giá tour du lịch không còn đắt đỏ như trước. Tìm hiểu qua các công ty du lịch cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng khách đặt các tour du lịch ở nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán thường tăng khá cao.
Chị Lê Hương, Công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Mercare biết, số khách đặt tour du lịch ở nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện và tăng dần trong khoảng 4 năm trở lại đây vào dịp Tết Nguyên đán. Lượng khách đăng ký tour du lịch đón Tết Nguyên đán ở nước ngoài năm nay cao hơn so với những năm trước, tăng khoảng 50% so với năm ngoái".
Xã hội ngày càng hiện đại hóa, mọi thứ đều theo xu hướng hội nhập, bởi vậy mà suy nghĩ của giới trẻ, gia đình trẻ cũng khác đi rất nhiều. Họ quan niệm đi du lịch ở nước ngoài là để xả stress, để tiêu tiền, để thỏa mãn những cái gì liên quan đến sở thích cá nhân.
Đa phần những người giàu là đối tượng chính, họ có điều kiện, thời gian, tiền bạc. Giá của một tour du lịch tết 7 ngày 6 đêm sang Singapore, Thái Lan trung bình tầm trên 15 triệu; du lịch trong nước Nha Trang, Đà Lạt trong 4 ngày tầm 10 triệu. Vì thế, không ít gia đình có tâm lí cũng muốn cố thêm vài triệu để được du lịch nước ngoài vừa mới vừa lạ.
Trong khi đó, nhiều thế hệ đi trước luôn xem trọng Tết cổ truyền để sum họp và đi thăm người thân, tìm về những khoảnh khắc hoài cổ. Cũng nhiều người cho rằng du lịch vào ngày Tết cổ truyền là không nên, vì Tết về là dịp để chúng ta quay về với gốc rễ, với cội nguồn, với quê hương với ông bà cha mẹ. Dù cho cuộc sống có thay đổi đến bao nhiêu, nhịp sống có náo nức khẩn trương như thế nào thì cứ Tết đến xuân về, chúng ta luôn dành cho mình những thời khắc hoài cổ, thả hồn mình về một chốn xa xưa của nguồn cội.
Chị Hoàng Thị Trang, quê Bắc Giang cho biết: "Theo em, cả năm có tận 365 ngày. Thiếu gì thời điểm để chúng ta sắp xếp lịch đi chơi cho cả gia đình một cách chu đáo nhất chứ đâu phải là nhất quyết vào những ngày Tết âm đoàn tụ chứ. Chẳng biết mọi người nghĩ có phóng khoáng quá chăng nhưng với em và cả nhà em, Tết là những ngày đoàn viên, phải quây quần bên gia đình, họ hàng chứ không bao giờ được đi du lịch".
Chị Trần Phương, Nghệ An cũng đồng quan điểm: "Những người tỉnh lẻ như tôi chỉ mong đến tết để về quê thăm bố mẹ, tổ tiên. Tôi thấy những gia đình theo trào lưu mới này là bất hiếu. Đi du lịch thì có thể đi bất cứ lúc nào nhưng tết chỉ có một, tết là tết đoàn viên cơ mà".
Tết đến ai cũng rất mệt mỏi để phục vụ gia đình, nhưng bù lại, chúng ta sẽ được rất nhiều. Cảm giác đầm ấm bên gia đình, niềm vui sum họp của những người thân trong gia đình mới mãi lưu lại trong tâm trí chúng ta. Chỉ cần, chính bản thân chúng ta có thể tạo ra cái cảm giác được hưởng sự hạnh phúc đầm ấm khi vui vầy bên gia đình mỗi độ Tết đến, Xuân về thì ý nghĩ đi du lịch ngày Tết của chúng ta sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Và đó cũng là cách để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Huy (Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn văn hóa thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam): Không câu nệ, nhưng không rũ bỏ truyền thống
Cuộc sống càng hiện đại thì mọi thứ cũng thay đổi, Tết giờ đã khác xưa, nhiều phong tục cũ không còn, có thêm nhiều phong tục mới. Đặc biệt những năm trở lại đây, câu chuyện các gia đình đi du lịch ở nước ngoài đã bắt đầu. Đây là câu chuyện, là nếp sống mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam bây giờ.
Nhưng theo tôi, vẫn cần phải giữ lại một số nét truyền thống như: Tục lệ thờ cúng tổ tiên. Mỗi dịp Tết đến, con cháu phải về nhà lễ bái ông bà, cũng là lúc kiểm điểm lại những việc được và chưa được của mỗi người, của dòng họ, tất nhiên không nhất thiết phải nệ cổ như trước. Mỗi người làm mới mình, mới xã hội mỗi khi năm mới đến, những chuyện cũ, những chuyện không tốt đẹp, mọi thù oán bỏ đi, đón nhận những cái mới...
Trước khi đi du lịch thì nên thắp hương, cúng bái, mời tổ tiên ông bà về ăn tết, mọi thủ tục ngày tết xong xuôi thì mới lên đường đi du lịch. Và đi du lịch thì nên đi cùng gia đình, bạn bè để tất cả mọi người đều sum họp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Quỳnh
28/01/2018 21:25:38
Từ những phong tục tập quán đậm đặc trong mấy ngày Tết diễn ra trong các gia đình, tạo thành nếp nhà, làm nên một giá trị tâm linh của văn hoá gia đình, làm sống dậy trong mỗi con người mối giao cảm thiêng liêng với Trời, Đất, với cõi thiêng, trong tình cảm đầm ấm với những người ruột thịt thân yêu nhất.
Dường như trong vui vẻ, sum vầy, đầm ấm của ngày Tết, mỗi người trở lên rộng lượng, bao dung, hướng tới những điều Thiện, điều Lành nhiều hơn. Con người ai cũng tốt muốn sống tốt hơn và mong mỏi cho người khác cũng tốt hơn, đẹp hơn. Trong năm mới, chúng ta thường chúc nhau “Năm mới vạn sự tốt lành”, hay “Năm mới an khang thịnh vượng”… Đó là những lời chúc xuất phát từ cái tâm lương thiện, vừa chân thật, vừa đượm tình người trong thời khắc thật thiêng liêng và đặc biệt.
Nhất là sau một năm lao động vất vả và tích luỹ vật chất, những ngày Tết cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng sức khoẻ, thăm hỏi lẫn nhau và vui chơi giải trí. Có những nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng bữa ăn của Việt là một tổ hợp văn hoá, đặc biệt là trong những bữa ăn ngày Tết, sắc thái văn hoá càng rõ nét và sâu đậm. Có những món ăn trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành những giá trị văn hoá Việt không gì có thể thay thế như: bánh chưng, bánh dày, nem. v.v... Ngày Tết, cùng quây quần bên nhau chuẩn bị mâm cỗ để cúng gia tiên, sau đó cùng vui vầy ăn uống, trò chuyện vui vẻ trong hương thơm của hương trầm, của bánh chưng thật khó có niềm vui nào sánh được.
Và điều không thể không nhắc đến mỗi khi Tết đến, xuân về, mà bất cứ ai cũng đều nhớ câu thành ngữ “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Sau khi Tết bên nội, bên ngoại, mỗi người thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo với tinh thần tôn sư trọng đạo, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy - để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng tri thức. Hay tục xin chữ hay khai bút đầu xuân cũng là một nét đẹp mà người Việt thường duy trì để nhắc nhở người ta luôn trọng chữ, hiếu học. Rồi tục chúc thọ người cao tuổi, mừng tuổi cho trẻ em, tắm bằng lá mùi già vào ngày 30 Tết để cho người thanh sạch.v.v. đó là nét văn hóa nên giữ gìn trong nhịp sống hiện đại…
Đúng là những phong tục ngày Tết thật tuyệt vời làm sao! Ấy vậy mà trong những năm gần đây, không ít nơi lại đang có những hiện tượng chưa đẹp trong ngày Tết, không chỉ đang làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Nguyên đán, mà còn gây ra những hệ lụy, gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Như một số lợi dụng những phong tục truyền thống, giá trị văn hoá tâm linh của dân tộc biến thành những hủ tục mê tín dị đoan; nạn biếu xén, hối lộ, rồi đến việc lợi dụng người tiêu dùng để bán hàng giả, hàng kém chất lượng thu lợi bất chính; hay những hủ tục đốn cây, bẻ cành…. Đáng nói là một số sa đà vào cờ bạc, rượu chè, thậm chí đốt pháo, đua xe, gây mất trật tự công cộng.
Vì vậy hơn lúc nào hết khi điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, của chu kỳ vận hành đất trời, vạn vật cỏ cây đang đến gần, chính là lúc mỗi gia đình, mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi địa phương trân trọng giữ gìn và phát huy những phong tục đẹp trong ngày Tết bằng việc xây dựng kế hoạch để cùng chung tay gìn giữ những giá trị văn hoá tâm linh, suy nghĩ và hành động thể hiện tâm Lành, hướng Thiện để không chỉ xây dựng những giá trị văn hoá tốt đẹp trong dịp Tết, cho ngày Tết càng nhiều ý nghĩa, nhiều niềm vui xuân mới tròn đầy… mà còn nhân lên những phong tục tốt đẹp trong những ngày Tết đã được trao truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ cho đến ngày hôm nay.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/01/2018 12:54:45
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước đến nay, hòa cùng với văn hóa Tết âm lịch của các nước phương Đông. Đây là khoảng thời gian được xem là vui nhất, nhộn nhịp nhất và ấm áp nhất của cả một năm.
Mọi người có cơ hội sum họp, đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc tài lộc, náo nức, thiêng liêng, nồng ấm của mùa xuân, của những ngày đầu năm đầy phấn khởi.
Những bộn bề, lo toan của công việc sẽ tạm gác lại, thay vào đó là sự thoải mái, sự thư giãn tâm hồn và hòa mình vào không gian hân hoan của tiết xuân nồng thắm.
Ngày Tết Nguyên Đán là thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, là sự khởi đầu cho những hương sắc tân niên, cây trái đâm chồi nảy lộc, nhà nhà phát tài, sung túc, Thiên – Địa – Nhân hài hòa cùng sự trường tồn vĩnh cửu. Đồng thời, Tết còn là những ngày người Việt ta hướng về cội nguồn, tổ tiên.
Chính vì là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng những mong ước, nguyện cầu chân thành nên ngày Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu xa nhất so với những ngày lễ khác trong năm. Sau đây, mời bạn đọc cùng 10hay tìm hiểu 10 ý nghĩa của ngày Tết Nguyên
3.1. Tết Nguyên Đán là ngày giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh
Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩ, những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị Chư Thần nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành. Vì vậy, trong ngày Tết Nguyên Đán, mọi người thường làm việc thiện như tặng quần áo mới, chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,…
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày sum họp, đoàn viên
Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ có lẽ là dài nhất trong năm. Vì vậy, mọi người có thời gian tạm gác công việc chính, về quê thăm gia đình, cùng sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách bôn ba vì miếng cơm manh áo. Những khoảnh khắc sum vầy, đoàn tụ thành viên trong gia đình thật quý báu và hạnh phúc làm cho ngày Tết Nguyên Đán càng thêm ý nghĩa biết dường nào!
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày hướng về cội nguồn
Trước khi Tết đến, vào những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ là để tưởng nhớ đến những người đã mất. Sau đó, đến đêm giao thừa, trên bàn thờ của ông bà tổ tiên luôn nghi ngút khói hương thể hiện sự hướng về nguồn cội của thế hệ đi sau dành cho thế hệ đi trước qua hình thức rước ông bà. Trong những ngày Tết, chúng ta thường thấy trên bàn thờ ông bà, tổ tiên luôn đầy ắp bánh mứt, trái cây, mâm xôi, đĩa thịt nói lên được lòng kính yêu, hiếu đạo vốn có của người Việt ta.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày rước tài lộc
Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Vì vậy, đây là dịp để mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài. Nhiều gia đình thường mở cửa suốt ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài của cải đầy ắp.
3.5. Tết Nguyên Đán là ngày khởi nghiệp cho năm mới
Ngày Tết đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Nhiều người thường đi xem giờ tốt, ngày lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ. Vì vậy, ngày Tết mang ý nghĩa không kém phần quan trọng cho sự khởi đầu của công việc trong năm mới.
3.6. Tết Nguyên Đán là ngày may mắn
Nhiều người quan niệm rằng những ngày đầu năm thường là những ngày may mắn, tốt đẹp. Sự may mắn ấy hòa quyện trên những cánh hoa mai, hoa đào, trên những chiếc lá non xanh, trên những mâm ngũ quả. Vì vậy, nhiều người thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về với hy vọng thu thập được sự may mắn của mùa xuân.
3.7. Tết Nguyên Đán là ngày cầu duyên
Trong tâm tưởng của nhiều người, ngày Tết cũng là ngày ông Tơ bà Nguyệt, ông Mai bà Mối se duyên cho những người còn đang độc thân, dang dở trong chuyện tình cảm. Hòa trong không khí sum họp, vui tươi của mùa xuân là niềm hân hoan, hạnh phúc lứa đôi của những mối lương duyên cầu được, ước thấy. Chính vì ngày Tết thường là ngày cầu duyên, nên duyên và đẹp đôi nên ở tại nhiều nơi, chúng ta không những được nghe bao câu hát xuân nhộn nhịp mà còn rất phấn khích bởi những bài nhạc đám cưới náo nức, tưng bừng rộn vang.
3.8. Tết Nguyên Đán là ngày của sự đổi mới, lạc quan và hy vọng
Người Việt Nam ta tin rằng ngày Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm mới, là ngày của sự đổi mới với những niềm tin mới, tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Vì vậy, mọi người thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp, mới mẻ để chào đón cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, không thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đi để đón nhận những điều lạc quan, đầy hy vọng, đầy đẹp tươi trong năm mới đến.
3.9. Tết Nguyên Đán là ngày để yêu thương, hòa thuận
Ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn nhất. Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng nhau nhằm tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm mới đến.
3.10. Tết Nguyên Đán là ngày của sự tạ ơn
Người Việt Nam ta thường chọn ngày Tết làm ngày của sự tạ ơn. Hòa trong không gian sum vầy ấm cúng, hân hoan, con cái tạ ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ, cha mẹ tạ ơn tổ tiên qua đĩa thịt, mâm ngũ quả, nhân viên tạ ơn cấp trên qua những lời chúc chân thành, kính trọng, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng Tết,…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×