1. Âm tiết
Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable).
Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.
Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.
Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
- những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những âm tiết nửa khép.
- những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.
- những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.
- những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.
2. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
2.1. Có tính độc lập cao: + Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.
2.2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa + Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
2. 3. Có một cấu trúc chặt chẽ Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.
3. Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó
3.1. Thanh điệu
THANH ĐIỆU
ÂM ĐẦUVẦN
Âm đệmÂm chínhÂm cuối Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Vd: toán – toàn
3.2. Âm đầu Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán
3.3. Âm đệm Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Vd: toán – tán
3.4. Âm chính Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi
3.5. Âm cuối Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Vd: bàn – bài
5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay còn gọi là đối hệ).
Vd:
Đối hệVí dụtwanđối lập theo trục thanh điệutoàn, toản, toán2, 4, 5
đối lập theo trục âm đầutoán, hoánh---
đối lập theo trục âm đệmtoán, tán-Ø--
đối lập theo trục âm chínhtoan, tuôn--o-
đối lập theo trục âm cuốitoán, toáng---ŋ Trong mỗi trục đối lập có nhiều vế đối lập nhau, mỗi vế là một âm vị.
Trong trường hợp “toán” và “tán” ta cũng có sự đối lập ở trục âm đệm, ở đây có 2 vế, một vế được gọi là vế có, một vế được gọi là vế không (zero). Vì vậy ta có hai âm vị làm chức năng âm đệm: vế không được gọi là âm đệm zero; vế có là âm vị /w/.
Các bậc trong sự phân định thành tố âm tiết
Những đường ranh giới đi qua thanh điệu và âm đầu khác nhau về số lượng và cũng khác về chất lượng so với những đường ranh giới phân chia trong bộ phận còn lại của âm tiết. Đường ranh giới đi qua âm đầu và phần còn lại còn có thể nói là một đường ranh giới bán hình thái học (xét trong trường hợp nếu coi [iek] như một hình vị. Trong âm tiết, âm đầu luôn giữ một trường độ riêng, còn các bộ phận nằm trong phần còn lại thì có quan hệ nhân nhượng, nếu nguyên âm dài thì phụ âm cuối ngắn, nếu nguyên âm ngắn thì phụ âm cuối dài, cũng để đảm bảo cho tính cố định cho trường độ âm tiết.
Như vậy, tỏ ra rằng tính độc lập của âm đầu rất cao, còn các yếu tố làm nên bộ phận phía sau thì tính độc lập thấp, thậm chí không có cho mình một kích thước riêng.
Trong khi nghiên cứu về thanh điệu, Gordina thấy rằng đường cong biểu diễn âm điệu của thanh điệu đi qua các vần [an], [aŋ], và các vần [aw], [aj] đều như nhau. Như vậy, có nghĩa là thanh điệu độc lập với các thành phần chiết đoạn.