*Ý 3:
a, * Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.
Ví dụ: dùng hình ảnh “tuyết rơi” để tả mùa đông, “lá vàng rụng” để chỉ mùa thu, “giọt châu” để chỉ giọt nước mắt, “làn thu thuỷ” để chỉ ánh mắt của người con gái.
* Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.
Ví dụ: Hình ảnh cây trúc tượng trưng cho người quân tử, cây tùng tượng trưng cho nhân cách cứng cỏi, vững vàng, tuyết tượng trưng cho tâm hồn trong sáng,...
-------> Ước lệ và tượng trưng giống nhau ở chỗ cả hai đều là hình ảnh ẩn dụ và khác nhau ở chỗ tượng trưng là một hình ảnh hoàn chỉnh, ước lệ phần nhiều chỉ là một chi tiết của hình tượng. Phương pháp nghệ thuật cổ không miêu tả hiện thực theo dạng tả chân thực, theo thẩm mĩ văn học cổ dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng đem lại cho lời văn lời thơ trang nhã, bóng bẩy, súc tích. Nhưng, ước lệ tượng trưng được sử dụng một cách sáo mòn, rập khuôn theo công thức sẽ làm cho câu văn, câu thơ rơi vào tình trạng hình thức, nghèo nàn về nội dung.
* Ước lệ tượng trưng : là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý. Các nhà thơ cổ đặc biệt là Nguyễn Du là người đã có nhiều sáng tạo trong thủ pháp này.