Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là câu ghép? Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…"

PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT 
Câu 1:
- Thế nào là câu ghép?
- Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng?
… “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. (Trích “Lão Hạc” của Nam Cao).
Câu 2:
Qua hai nhân vật chị Dậu (trích: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (trích: “Lão Hạc” của Nam Cao). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ về số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Giới thiệu về ngày tết ở quê hương em.
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.286
42
7
Huyền Thu
06/08/2017 20:29:44
Câu 1:
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
- Câu ghép trong đoạn trích là: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. - Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
4
Huyền Thu
06/08/2017 20:30:45
Câu 2:
- Về nội dung : Đoạn văn nêu được các ý chính sau:
+ Bối cảnh xã hội : thực dân nửa phong kiến.
+ Số phận nhân vật: nghèo túng, khó khăn, vất vả.
+ Sống ân tình, thủy chung, đạo đức, giữ gìn nhân phẩm, sức sống mãnh liệt... thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. 
12
2
Huyền Thu
06/08/2017 20:31:40
Phần II
Có lẽ,trong mỗi chúng ta ,những người con sinh ra trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu,đã từng trải qua không khí đón tết cổ truyền dân tộc.Và tôi cũng vậy,ngày tết cổ truyền luôn là ngày tôi chờ đợi ,háo hức nhất trong một năm.

Dù ai đi xa,học tập,hay công tác ở khắp mọi miền của Tổ Quốc,đều mang trong một nỗi nhớ quê hương:”Quê hương nếu ai không nhớ,sẽ không lớn nổi thành người”.Tết cổ truyền là dịp tốt nhất để anh em,bạn bè,gia đình..đoàn tụ,quây quần sau những tháng ngày xa cách. Ấn tượng về ngày tết cổ truyền xuất hiện trong tâm trí tôi từ những lúc còn bé.Những lần đi chợ tết cùng bố mẹ,bạn bè thật khó quên,không khí đón tết thật sôi nổi,nhộn nhịp,mọi người đua chen nhau để vào chợ tết.Một năm lao động vất vả ,mệt nhọc,một năm học tập căng thẳng,áp lực rồi cũng qua đi ,để hướng tới một sự khởi đầu mới.

Tết trong tôi là những đêm cùng mẹ nấu bánh chưng.Phong tục nấu bánh chưng ngày tết là một truyền thống tốt đẹp có từ thời vua Hùng.Dân tộc nào cũng có những món ăn truyền thống riêng.Bánh chưng,bánh dầy chính là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam,là những món ăn ý nghĩa nhất dâng lên thờ cúng tổ tiên.Đồng thời,bánh chưng,bánh dầy còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguốn,nhớ công ơn sinh thành,nuôi dưỡng của cha mẹ.

Những lần cùng bạn bè vào chùa hái lộc,thắp hương,để cầu mong một năm mới may mắn,an lành sẽ đến với chúng ta.Cùng anh chị,bố mẹ chờ đợi từng phút,từng giây đón khoảnh khắc giao thừa,chuyển giao sang năm mới.Những tiếng pháo nổ inh ỏi,vang vọng là một nét đẹp quen thuộc trong đêm giao thừa.

Bữa cơm năm mới cùng gia đình thật ấm áp, nó như xua đi cái rét giá lạnh của tiết trời mùa đông.Mọi người cùng quây quần,sum họp vui vẻ nói chuyện cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.Ai cũng vậy,đều thích được nhận những bao lì xì xinh xắn,dễ thương trong ngày tết.Mặc dù,số tiền lì xì nhận được từ mọi người là không nhiều nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn.Cầu chúc cho mọi người gặp được nhiều may mắn,có sức khỏe dồi dào,học tập tốt...Có lẽ ,ngày tết là ngày mà mọi người khoác trong mình những bộ cánh đẹp nhất trong một năm…

Tết cổ truyền là một niềm vui,một sự khởi đầu,ba chữ”Tết Nguyên Đán “ đã nói lên điều đó.”Nguyên” có nghĩa là bắt đầu,”Đán “ là buổi ban mai,là sự khởi đầu của một năm mới.Năm mới đến,cũng là lúc chúng ta thêm một tuổi mới ,bố mẹ chúng ta cũng già thêm một tuổi.Những sợi tóc bạc, những nếp nhăn của bố mẹ cứ in hằn trong tâm trí tôi.Tôi chỉ muốn thời gian dừng lại,không trôi qua nữa mà không thể được.Thời gian như một mụ phù thủy xấu xa cướp đi tuổi xuân,những kỉ niệm của mỗi chúng ta.Nhưng thời gian thì không chờ đợi ai cả,vì vậy chúng ta phải sống thật tốt với mọi người xung quanh để không phải nuối tiếc quá nhiều.Tôi tự hứa với lòng mình ,sẽ trân trọng những giây phút quý giá bên bố mẹ.

Đón tết với một niềm vui ,hạnh phúc là một niềm may mắn với cá nhân tôi.Trên dải đất hình chữ S của chúng ta,còn rất nhiều những gia đình khó khăn rất cần sự quan tâm của mọi người.Hy vọng,những tấm lòng vàng quyên góp từ thiện của mọi người sẽ phần nào xoa dịu được nỗi buồn trong họ. Rồi những chiến sĩ nơi biên giới,hải đảo xa xôi còn đang chiến đấu,bảo vệ hòa bình,độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.Cảm ơn các anh rất nhiều,những anh hùng trong thời đại mới.
10
2
Huyền Thu
06/08/2017 20:32:03
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an. 

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người. 

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.
8
3
Thuỳ Linh
06/08/2017 20:35:08
Câu 1:
- Thế nào là câu ghép?
- Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng?
… “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. (Trích “Lão Hạc” của Nam Cao).

- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
- Câu ghép trong đoạn trích là: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. - Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời. 
7
4
Thuỳ Linh
06/08/2017 20:36:11
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Giới thiệu về ngày tết ở quê hương em.
Bài làm 
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.
0
0
Nguyễn Linh
30/12/2021 11:37:27
Câu 1:
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
- Câu ghép trong đoạn trích là: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. - Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×