Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Cho vd

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
401
1
0
....^_^....
18/12/2018 18:23:36
  • Dân chủ là:
    • Mọi người làm chủ công việc
    • Mọi người được viết được cùng tham gia.
    • Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát
  • Kỉ luật là:
    • Tuân theo quy định của cộng đồng
                Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao
VD:
_ Tích cực phát biểu ý kiến
_ Chấp hành tốt các nội qui nhà trường
_ Tham gia xây dựng tập thể lớp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nhok Phượng Núi
18/12/2018 18:41:29
Dân chủ và kỉ luật
Như tôi đã nói, lễ Chào cờ ở trường tiểu học chỉ diễn ra có một lần suốt sau năm học. Nhưng tại sao người Đức không sao nhãng lá cờ và dân tộc họ? Chúng ta thường nhìn lên sân bóng đã thấy hàng triệu người Đức giương cao cờ Tổ quốc trong các buổi xem đá bóng, ở quán bia, thậm chí ở ngày Lễ hội Đàn ông, họ cũng trương cờ lên chiếc xe chở đầy chở bia, dạo quanh các đường phố, như thể đất nước cùng vui chung với đàn ông Đức. Tôi cũng đã nhìn thấy khẩu hiệu chăng khắp nơi khi bức tường Berlin sập đổ và cuộc biểu tình kinh hoàng năm nào với tiếng hô như sóng biển: Chúng ta là một dân tộc. Sự thái quá của vấn đề dân tộc cũng gây nên hiện tượng cực đoan về Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và được luật pháp Đức hiện nay nghiêm cấm, nhằm không tái hiện Chủ nghĩa phát xít ở Đức.
Thực ra việc Chào cờ tôi kể trên không có nghĩa là nhà trường Đức, coi thường lễ nghi chào cờ mà nó biểu hiện việc chống chủ nghĩa hình thức trong đời sống học đường.
Năm con dượng tôi học lớp Chín, nước Đức xảy ra vụ hành hung những người nước ngoài. Lập tức tại lớp nó trong giờ Sử, giáo viên tổ chức mạn đàm về tình trạng này. Con dượng tôi kể lại, rất nhiều ý kiến khác nhau của học trò tìm hiểu nguyên nhân và bày tỏ thái độ của từng đứa về người nuớc ngoài trong con mắt của chúng. Sự kiện diễn ra ở lớp mà trong lớp có ba người nước ngoài cũng không làm chúng e ngại gì. Có trò kể vài việc xấu của người Việt Nam khi chúng nhìn thấy ở chợ họ buôn lậu thuốc lá. Tất nhiên vì lòng tự ái dân tộc, con dượng tôi đã phản biện, và nói rõ rằng, không phải tất cả người Việt ở Đức đều như vậy. Nó đưa ra bằng chứng không thể ai cãi khi mà nhiều người biết nghệ sĩ Tôn Nữ Nguyệt Minh nổi tiếng như thế nào trong thế giới âm nhạc salon, những người Việt như tôi và mẹ nó đã chăm chỉ ra sao để lao động, kiến thiết nước Đức từ thời D.D.R và hiện tại v.v... Hai trò Thổ cũng kể về hệ thống phân phối rau quả cho toàn thành phố Berlin và món bánh kẹp thịt cừu nướng Donergebap, món ăn mà đứa trẻ Đức nào cũng thích. Buổi thảo luận khá thú vị dù có nhiều ý kiến, nhận thức khác nhau về nước Đức với dân tộc và người nước ngoài. Tất nhiên tôi đoán rằng, để thảo luận việc này, bà giáo sử của chúng phải có sự chuẩn bị công phu cho một kịch bản được tính toán nhiều chiều với kiến thức vững vàng, sâu sắc về sư phạm và lịch sử nước Đức qua hai lần thế chiến với những hệ lụy của vấn đề dân tộc, những giá trị dân tộc cực đoan cần lên án. Như vậy, từ một thực tế nóng hổi của Đức, nhà sư phạm đã vô tình rèn luyện kĩ năng đối thoại cho trò, để tạo thành một lối học không vẹt và mang tính dân chủ học đường sâu sắc. Cách học như thế, không dễ gì trôi tuột, bởi nó sinh động, để qua đó, giáo viên có thể trình bầy những giáo án nói về dân tộc Đức, về Tổ quốc...
Một chuyện nữa là, do dùng sách giáo khoa cũ của Tây Đức biên soạn, nên một số chi tiết sử về cuộc chiến ở Việt Nam thiếu chính xác. Con dượng tôi thực ra đã học xong lớp 12 hồi ở Việt Nam, nên cháu phát hiện ra sự sai sót này. Sau khi tham khảo ý kiến cha dượng nó là tôi, một nhà văn, trong bản tập luận giữa niên học, môn sử, cháu chọn đề tài thu hoạch, viết về Cuộc chiến tranh Việt Nam với Pháp và Mỹ, để qua đó cải chính nhiều chi tiết mà sách Tây Đức chưa chính xác. Bản thu hoạch của cháu được đánh giá khá cao. Tất nhiên sau khi cô giáo kiểm tra những thông tin ấy trên mạng internet. Tôi rất tự hào về việc này và suy nghĩ, con tôi cũng chẳng phải trò học giỏi gì, nhưng tính dân chủ và độc lập trong học đường Đức là môi dung tốt để cháu phát huy lòng tự hào dân tộc mà gia đình, cha dượng nó rất quan tâm.
Giáo dục tại Đức rất chú trọng tới học và hành. Nó cho phép học trò tranh luận với giáo viên về những hiện tượng trong quá trình nhận thức sống, quanh môi trường của trò, có so sánh với những điều ở sách vở. Khi chúng học về trách nhiệm công dân, chúng được Công an về tận nơi giảng dạy về luật đi đường và kiểm tra lại những chiếc xe đạp của toàn lớp xem có đủ đèn, chuông, mũ bảo hiểm, đúng luật pháp hay không. Khi học về sinh vật, chúng được tới các sở thú, tận mắt đi xem con Voi và con Voọc Việt Nam, hay tê giác châu Phi. Điều đó thì nền giáo dục nước ta và nhiều nuớc khác cũng muốn, nhưng điều kiện có nơi không cho phép. Nhưng cái đáng kể ở đây là khi chúng tham quan hay học, chúng được tự do bày tỏ nhận thức, nhưng vẫn phải có kỉ luật không khoan nhượng. Lần học về quảng cáo trên vô tuyến, tổ ba người của con gái tôi tha hồ nói về thái độ của chúng với cách quảng cáo ở Đức và thế giới. Học trò chê diễn viên này hay khen người kia. Chúng cũng có thể phê phán thứ quảng cáo nói quá lên sự thật, hay bày tỏ rằng, tôi không thích buôn bán mà chỉ thích làm bác sĩ, hoặc nghề gì đó, nên không yêu gì, cái nghề quảng cáo. Con gái tôi là đứa như vậy Nhưng khi cô giáo cho bài tập, chúng tập trung ở nhà tôi, đề nghị tôi giúp chúng ghi video lại vở diễn ngắn, để làm bài tập về quảng cáo “một lọai xà phòng”.
Hai mươi năm tại Đức, qua hai con tôi, hỏi cả nhiều trò, có cháu nay đã là tiến sĩ, đại diện cho hãng Simen tại Nhật, tôi biết rằng, nền giáo dục học đường Đức cho phép người ta tranh luận và trao đổi, nhưng không bao giờ được phép hạ bút: “Tôi thấy Henrich Hainer không hay, nên tôi không làm bài văn này!”. Là học trò, phải học và làm bài tập. “Anh chị không thấy Hainer hay thì phải chứng minh không hay ở đâu?”. Đó là mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật học đường và cũng là tính kỉ luật mãi về sau này cho đời học tập của một con người ở nước Đức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×