Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) diễn ra như thế nào?

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) diễn ra như thế nào? ( âm mưu, diễn biến ).
2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào? ( xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào? )
3. Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5 / 6 / 1862 và Hiệp ước Hác - măng 25 / 8 / 1883.
4. Vì sao nói nhà Nguyễn ngày càng lún sâu trên con đường đầu hàng ? Em nhận xét gì về tinh thần chống Pháp của nhà Nguyễn? ( thái độ, dẫn chứng bằng 4 hiệp ước ).
5. Tìm hiểu vài nét về Lê Thành Phương? ( tiểu sử, mộ và đền thờ, di tích lịch sử cấp quốc gia ).
6. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào?
7. Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế.
8. Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Pháp thuộc ở Đông Dương.
7 trả lời
Hỏi chi tiết
4.161
6
2
Bích
29/04/2018 12:31:48
Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) diễn ra như thế nào? ( âm mưu, diễn biến ).​
Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và do nhiều nguồn tin, chủ yếu của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ cung cấp, thực dân Pháp đã nắm được tình hình Bắc Kì. Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
Sáng ngày 20 - 11 - 1873, quán Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
7000 quân triều đình, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.
Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân toả đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Bích
29/04/2018 12:33:16

Câu 2 : Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào? ( xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào? )
Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

4
0
Bích
29/04/2018 12:35:22
Câu 3 Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5 / 6 / 1862 và Hiệp ước Hác - măng 25 / 8 / 1883.
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây:

Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.

Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.

Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.

Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

2
0
Bích
29/04/2018 12:39:58
Câu 5 Tìm hiểu vài nét về Lê Thành Phương? ( tiểu sử, mộ và đền thờ, di tích lịch sử cấp quốc gia ).

Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An). Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng một số sĩ phu yêu nước ở Phú Yên tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Ông được vua Hàm Nghi phong làm "Thống soái Quân vụ Đại thần

Ngày 20/02/1887 (tức 28 tháng Giêng, năm Đinh Hợi -1887) Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân- H. Tuy An). Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau, đã được trùng tu khá khang trang. Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng.

Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hoá Thông tin quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hằng năm, vào ngày giỗ của ông (28 tháng Giêng âm lịch), nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đền Lê Thành Phương thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan, tìm hiểu.

2
0
Bích
29/04/2018 12:41:22
Câu 6:Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào?
Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
3
0
Bích
29/04/2018 12:43:28

Câu 7 Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế.​
* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

​* Diễn biến:- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

5
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư