THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: Ø Vào thời điểm mà ai cũng có thể tin rằng toàn bộ động vật trên thế giới đã được khoa học mô tả hết, con Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), một loài sừng rỗng cổ, và hoẵng lớn (Megamuntiacus vuquangensis), to gần gấp 2 lần con hoẵng thường, cho thấy rằng mặc cho con người đã sử dụng quá mức sinh sản tự nhiên của Việt Nam, công tác bảo vệ hữu hiệu có thể giúp bảo quản những loài đặc hữu và có giá trị. Cùng với việc xác định loài bò xám, một loài bò hoang, đầu thế kỷ này, Việt Nam là một nước có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao được quốc tế biết đến. Tuy nhiên, số lớn những loài thú, chim và bò sát bị đe doạ hoặc nguy cấp được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (MOSTE, 1992) là một vấn đề rất được quan tâm. Tổng số lượng những loài bị đe doạ là cao đối với một nước và phản ánh tình trạng nghiêm trọng về sự đe dọa đối với sinh cảnh hoang dại ở Việt Nam. Những loài như là trâu rừng, hươu Eld, tê giác Sumatra và trĩ Edwards đã trở nên tuyệt trủng ở Việt Nam thế kỷ này, và không có hành động bảo tồn khẩn cấp, voi châu Á, tê giác Java và loài sao la mới được phát hiện cũng có một tương lai tương tự không xa. Vào thời điểm mà ai cũng có thể tin rằng toàn bộ động vật trên thế giới đã được khoa học mô tả hết, con Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), một loài sừng rỗng cổ, và hoẵng lớn (Megamuntiacus vuquangensis), to gần gấp 2 lần con hoẵng thường