Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cây dã quỳ

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.137
5
2

Đã là mùa xuân. Mùa này hoa dã quỳ nở nhuốm sắc vàng rực khắp mọi ngả đường. Nhưng loài dã quỳ chỉ sống được ở vùng đất đỏ bazan và chỉ nở hoa một lần vào mùa xuân, sau đó cây hoa lụi tàn. Ktun Hơtrinh - bạn tôi, một thiếu nữ Êđê bảo: “Cây hoa dã quỳ có những cánh hoa màu vàng tràn đầy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy của những đôi trai gái người Êđê, Mơnông trên đất Tây nguyên”.

Gần 15 năm tôi xa đất Tây nguyên về Bình Phước công tác. Mỗi lần xuân đến, tôi luôn dõi mắt xem trên quê mới có loài hoa dã quỳ hay không. Thật may mắn, Bình Phước duy nhất một vùng đất có dã quỳ, đó là vùng Thọ Sơn, Phú Sơn (Bù Đăng). Khi nói về loài hoa này không ít người dân ở đây đều cho đó chỉ là một loài hoa dại. Nhưng khi nhìn màu vàng rực rỡ của hoa, trong tôi lại bồi hồi nhớ về những cái tết nhuốm màu hoa dã quỳ ở Buôn Ma Thuột và câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái người Êđê mà bạn tôi, Ktun Hơtrinh thường hay kể.

TRUYỀN THUYẾT VỀ MỘT LOÀI HOA

Chuyện kể rằng, từ thuở hồng hoang, các dân tộc thiểu số trên đất Tây nguyên luôn kề vai sát cánh bên nhau cùng chống thiên tai, thú dữ và ngoại xâm. Vẻ đẹp của chàng trai Êđê, Mơnông... là thân thể cường tráng, giỏi đánh giặc, tài săn thú dữ. Còn thiếu nữ người dân tộc thiểu số đẹp phải là người có mái tóc dài như suối, bàn tay dệt thổ cẩm nhanh thoăn thoắt...

Sắc hoa dã quỳ

Ngày ấy, ở buôn làng Êđê nọ có chàng trai Ylang dũng mãnh đem lòng yêu thương nàng Hơlinh xinh đẹp của núi rừng Tây nguyên. Để chuẩn bị cho hôn lễ, chàng Ylang ngày vào rừng săn thú, còn nàng Hơlinh ở nhà dệt thổ cẩm chuẩn bị cho cuộc sống đôi lứa về sau. Một hôm, chàng Ylang vào rừng săn thú nhưng đi mãi không về và ngày hôn lễ đã cận kề. Hơlinh cảm nhận sự bất an nên nàng đã leo đèo lội suối đi tìm chàng. Nàng đi mãi qua bao cánh rừng, con suối nhưng bóng dáng Ylang vẫn bặt tăm. Đói và khát, Hơlinh kiệt sức chìm sâu vào giấc ngủ, trong giấc mơ nàng thấy chàng Ylang bị một bộ tộc xa lạ chuẩn bị hành quyết. Nàng gào thét gọi tên chàng mặc cho hàng trăm ngàn mũi giáo đâm vào da thịt. Tỉnh giấc, Hơlinh hốt hoảng giật mình vì sự thật đang diễn ra trước mắt chứ không phải là cơn mộng mị. Hờn ghen tình yêu của Hơlinh với Ylang, bộ tộc này đã dùng những mũi tên độc bắn vào hai người... rồi bỏ đi.

Nơi đôi trai tài, gái sắc của núi rừng Tây nguyên ngã xuống đã mọc lên một loại cây có sức sống mãnh liệt và nở ra một sắc hoa vàng rực rỡ như màu vàng lấp lánh trên chiếc váy của thiếu nữ Êđê. Điều đặc biệt, loài cây này chỉ mọc vào độ cuối mùa mưa và chỉ nở hoa vàng vào mùa xuân rồi tự lụi tàn vào cuối mùa khô. Người Tây nguyên gọi là hoa dã quỳ, còn vùng Thọ Sơn, Phú Sơn gọi là hoa cúc quỳ hay cây hoa dại. Ở Tây nguyên, mỗi dân tộc thiểu số đều có những truyền thuyết riêng của dân tộc mình về loài hoa này. Nhưng tất cả đều mang màu sắc tình yêu son sắt lứa đôi, yêu chuộng giá trị cuộc sống chân, thiện, mỹ...

VẺ ĐẸP TIỀM ẨN

Từ thị trấn Đức Phong, vượt qua dốc núi Dài để đến vùng Thọ Sơn, Phú Sơn ta có thể cảm nhận được khí hậu miền cao nguyên trong nồng nàn hương hoa cà phê, trong cái lạnh tê tái của từng cơn gió vùng cao hun hút thổi. Đặc biệt, qua màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ đã làm cho mọi người liên tưởng đến vùng đất Tây nguyên.

Suốt chặng đường từ Đức Phong đến ngã ba cây Chanh (Đắk Nông) ở đâu cũng thấy hoa dã quỳ nở vàng. Cây hoa dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh. Những cánh hoa màu vàng mỏng manh nhưng tràn đầy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy của lứa đôi. Với những người có kinh nghiệm, khi thấy hoa dã quỳ nở rộ biết đó là dấu hiệu về sự khốc liệt của mùa khô đang đến. Bà Võ Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Sơn nói: “Cây hoa dã quỳ ở đây không ai trồng, nó tự mọc và tự tàn. Người dân trong vùng thường lấy cây hoa này để làm phân xanh bón cho các vườn cà phê, cao su. Thân cây dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Hoa dã quỳ có đài hoa chứa hạt rất dễ phát tán theo gió, vì vậy phân tán khắp nơi”.

Tại tỉnh Lâm Đồng, hoa dã quỳ được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt vào tháng 12-2005. Loài hoa này mọc rất nhiều ở vệ đường, dọc quanh sườn núi hay vùng đất trống nhưng rất được giới văn chương, thi sĩ yêu mến. Dã quỳ đã đi vào văn, thơ, nhạc, họa... rất đáng yêu và ý nhị. Nhất là đối với tuổi học trò, những ai đã và đang đi qua những năm tháng sinh viên thì hoa dã quỳ như là biểu tượng của tình yêu tuổi học trò nhiều mơ mộng. Bởi cánh hoa dã quỳ rất mỏng manh nhưng ẩn chứa trong đó nhiều kỷ niệm đẹp về một thời “ômai”. Khi nở, hoa dã quỳ đẹp mơ màng như một nàng thiếu nữ, mong manh trước những cơn gió lạnh miền sơn cước. Còn trong dân gian, lá của cây dã quỳ được sử dụng trong một bài thuốc nam để chữa một số bệnh ngoài da.

Mời bạn về Bù Đăng dịp đầu xuân, để cảm nhận cái lạnh vùng cao trong gió và nắng mới. Nghe hơi thở cuộc sống khi các dân tộc anh em trên đất Bù Đăng đang chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×