Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cây tre (tự làm, 100 dòng)

tự nghĩ nha cô mình đọc hết tài liệu đs
5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.092
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 17:15:09
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
Nếu đã từng đi qua những vùng nông thôn Việt Nam thì chắc chắn không ai không thấy hình ảnh những con trâu đang cần mẫn cày ruộng hay thong thả gặm cỏ. Chẳng rõ từ đâu, vì lí do gì mà trâu - cái thành quả những ngày sáng tạo miệt mài của tạo hóa lại gắn bó gần gũi với người nông dân Việt Nam, lại trở thành một công cụ không thể thiếu của nhà nông và là một biểu tượng cao đẹp trong nét văn hóa truyền thống của đất nước hình chữ S anh hùng, bất khuất.
Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ Bò, được xếp vào bộ thú Guốc Chẵn. Trâu nhà có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng hung hãn qua hàng thế kỉ, dưới sự thuần hóa và yêu thương của dân tộc Việt Nam thì nay đã trở thành một giống động vật hiền lành, dễ bảo. Lông trâu màu xám hay đen xám. Thân hình vạm vỡ và thấp ngắn, cặp sừng cong cong như hình lưỡi liềm. Trâu nặng trung bình từ 350 – 450kg ; trâu cái từ 350 – 400kg, có tầm vóc khá to lớn, rất linh hoạt và hiền lành ; trâu đực từ 400-450kg có tầm vóc to lớn, cân đối, dài đòn, trước cao sau thấp, mang cái tính hung hăng của một kẻ nghịch ngợm nhưng lại rất hiền.
Vì khỏe mạnh, chăm chỉ và cần cù nên trâu là một sức kéo quan trọng trong nông nghiệp, là người bạn trung thành của nhà nông. Ngoài được biết đến như một loài động vật cày bừa trên đồng ruộng, trâu còn có thể kéo xe, kéo gỗ, chở hàng,…rất tốt. Thịt trâu, sữa trâu là những mặt hàng có giá trị kinh tế trên thị trường. Phân trâu thay cho phân hóa học giúp cây sinh trưởng mà không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho người bón. Da trâu làm mặt trống, sừng trâu làm tù và – những thứ không thể thiếu trong những buổi sinh hoạt, những Lễ hội truyền thống của dân tộc ta.
Không chỉ dừng lại ở cái lợi ích về mặt vật chất, trâu còn đi sâu vào lợi ích tinh thần của người nông dân Việt Nam. Trâu có mặt trên ruộng đồng mọi lúc. Khi mặt trời còn chưa ló dạng và buông những tia nắng chọc thủng những lớp sương dày, trâu đã có mặt cùng những người nông dân chăm chỉ để lo việc đồng áng ; trâu ngoan ngoãn mắc ách vào đôi vai to lớn và bước đi chậm rãi, đều đặn theo nhịp roi đập trên mông.. Cứ thế, những dài đất tơi xốp cứ chạy dài thẳng tắp theo những bước đi oai vệ, hùng dũng ấy. Đến khi mặt trời vội vã rút những dòng năng lượng quý giá về, chỉ để lại trên mảng trời những vệt sáng màu vàng như lòng đỏ trứng thì trâu mới được thong thả thưởng thức bữa ăn của mình dưới tiếng sao vi vu trong vắt của những đứa trẻ mục đồng. Hình ảnh con trâu đã nhẹ nhàng đi vào những khúc đồng dao êm ái :
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài đồng trâu cày với ta
Cái cày nối nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công…”
Thế đấy, dưới khung cảnh nên thơ của một biểu chiều tà, trong tiếng sáo êm ru những kẻ to lớn, vạm vỡ kia cũng trở nên ngây ngất, say mê và dịu dàng đi lúc nào không hay. Đó là tất cả những gì định nghĩa về trâu trong kí ức của lũ trẻ mục đồng.
Nói đến trâu thì chắc chắn không ai không biết đến lễ hội chọi trâu của vùng đất truyền thống Đồ Sơn (Hải Phòng) – một di sản văn hóa phi vật thể, một hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.Lễ chọi trâu chỉ mới được khôi phục lại trong vòng 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội truyền thống quốc gia bởi nó không chỉ có giá trị về văn hóa, tín ngưỡng độc đáo mà còn là một điểm du lịch thu hút nhiều người tìm về. Người Đồ Sơn có câu :
“ Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu..”
Trâu được xem là một hình tượng thiêng liêng bởi nó thuộc 1 trong bộ 12 con giáp được người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Trâu xuất hiện rất nhiều trong những bức tranh dân gian. Và đặc biệt hơn trâu là một biểu tượng của SEAGAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy vị trí của trâu trong lòng người Việt to lớn, cao đẹp đến chừng nào !
Nếu có một ý kiến cho rằng mọi thứ máy móc tân tiến, hiện đại mai sau có thể dẹp lợi ích của con trâu sang một cái góc nào đó thì tôi sẽ phủ nhận. Có thể vậy nhưng những gì đã lưu lại trong kí ức lịch sử Việt về trâu thì không có gì thay đổi. Thật cảm ơn bàn tay thần kì của tạo hóa đã ban cho con người giống động vật khôn ngoan, hữu ích ấy. Trâu sẽ mãi còn có mặt trên khắp các nẻo đường nông thôn của dải đất hình chữ S, sẽ mãi tồn đọng trong kí ức đẹp đẽ của những người dân Việt Nam mà không có gì thay thế được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 17:15:30
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
11/12/2017 17:15:54
Tre là một trong những cây phát triển nhanh nhất trên trái đất, với tốc độ tăng trưởng báo cáo của 100 cm (39 in) trong 24 giờ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đất của địa phương và điều kiện khí hậu, cũng như các loài, và tốc độ tăng trưởng tiêu biểu hơn cho nhiều tre thường được trồng ở vùng khí hậu ôn đới trong khoảng 3-10 cm (1,2-3,9 in) mỗi ngày trong thời gian phát triển. Chủ yếu phát triển ở các vùng khí hậu ấm áp hơn trong thời gian cuối kỷ Phấn Trắng , lĩnh vực rộng lớn tồn tại mà bây giờ là Châu Á. Một số tre gỗ lớn nhất có thể phát triển hơn 30 m (98 ft), và được lớn như đường kính 15-20 cm (5,9-7,9 in). Tuy nhiên, phạm vi kích thước cho tre trưởng thành phụ thuộc loài, với những cây tre nhỏ nhất chỉ đạt vài inch cao lúc trưởng thành. Một loạt cao điển hình mà sẽ bao gồm nhiều tre thường được trồng ở Hoa Kỳ là 15-40 feet (4,6-12 m), tùy thuộc vào loài. Anji Quốc gia của Trung Quốc được gọi là "Town Of tre" cung cấp môi trường tối ưu và điều kiện đất đai để trồng, thu hoạch, và quy trình một số cọc tre có giá trị nhất trên toàn thế giới.
Tre là một loại cỏ, điều này giải thích tốc độ tăng trưởng. Điều này có nghĩa rằng có rất nhiều của nó, và khi nó được thu hoạch nó phát triển bản thân trở lại một cách nhanh chóng đủ không để lại một vết lõm trong các hệ sinh thái. Không giống như tất cả các cây, thân tre cá nhân, hoặc luồng , nổi lên từ mặt đất tại đường kính đầy đủ của họ và phát triển chiều cao đầy đủ của họ trong một đơn mùa sinh trưởng của ba đến bốn tháng. Trong những vài tháng, mỗi buổi chụp mới phát triển theo chiều dọc thành một gióng không có phân nhánh ra cho đến khi phần lớn các chiều cao trưởng thành đạt. Sau đó, các chi nhánh mở rộng từ các nút và leafing ra xảy ra. Trong năm tới, bức tường bột giấy mỗi gióng từ từ cứng lại. Trong năm thứ ba, gióng cứng hơn nữa. Chụp hiện được coi là một gióng hoàn toàn trưởng thành. Trong 2-5 năm tới (tùy theo loài), nấm bắt đầu hình thành ở bên ngoài gióng, mà cuối cùng xuyên qua và vượt qua gióng. Khoảng 5-8 năm sau (loài và khí hậu phụ thuộc), các tăng trưởng nấm gây ra gióng lên những sụp đổ và tan rã. Cuộc đời ngắn ngủi này có nghĩa là luồng đã sẵn sàng cho thu hoạch và phù hợp để sử dụng trong xây dựng trong vòng 3-7 năm. Tre cá nhân không nhận được bất kỳ cao hơn hoặc lớn hơn đường kính trong những năm tiếp theo hơn là trong năm đầu tiên của họ, và họ không thay thế bất kỳ sự tăng trưởng bị mất từ cắt tỉa hoặc vỡ tự nhiên. Tre có một loạt các sức chịu đựng tùy thuộc vào loài và miền địa phương. Mẫu vật nhỏ hoặc trẻ của một loài cá nhân sẽ tạo ra luồng nhỏ ban đầu. Như các cụm và hệ thống rễ của nó trưởng thành, cây luồng cao hơn và lớn hơn sẽ được sản xuất mỗi năm cho đến khi nhà máy tiếp cận giới hạn loài đặc biệt của chiều cao và đường kính.
Nhiều loài tre nhiệt đới sẽ chết tại hoặc gần nhiệt độ đóng băng, trong khi một số cứng hơn hay còn gọi là tre ôn đới có thể tồn tại nhiệt độ thấp -29 ° C (-20 ° F). Một số loài tre hardiest có thể được trồng ở những nơi lạnh như USDA thực vật chịu đựng khu 5-6, mặc dù họ thường sẽ khai quang và thậm chí có thể mất tất cả sự phát triển trên mặt đất, nhưng thân rễ sẽ tồn tại và gửi lên bắn một lần nữa vào mùa xuân tới . Ở vùng khí hậu ôn hòa hơn, chẳng hạn như USDA Khu 8 trở lên, một số tre cứng có thể vẫn còn đầy đủ đọc lướt ra quanh năm.
0
0
Công Quỷ Súc
11/12/2017 17:16:35
cái này mị đọc trên mạng r doraemkon
2
0
Trịnh Quang Đức
11/12/2017 18:00:24
Hướng dẫn lập dàn ý thuyết minh về cây Tre Việt Nam:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng và mối quan hệ giữa cây tre với người dân Việt Nam.
Thân bài:
1. Nguồn gốc.
- Tre có từ lâu đời, từ ngày dựng nước và giữ nước. Tre đã trải qua hàn nghìn năm lịch sự và đã gắn bó với đời sống nhân dân.
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi.
2. Phân loại.
- Các loại tre: hiện nay tre Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có những loại tre sau: tre Đồng Nai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn Điện Biên, nứa, mai hay những khóm tre đầu làng.
3. Đặc điểm tre.
- Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá…
- Tre thường mọc từng bụi, từng khóm.
- Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai.
- Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng.
- Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt.
- Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá…
- Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
4. Công dụng của tre.
- Măng tre :
+ Thường được làm thức ăn như : măng chua, măng luộc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn đã có một cuộc sống dân dã :
’’Thu ăn măng trúc đông ăn giá’’
Thậm chí Bác Hồ lúc còn hoạt động tại Pắc Bó.
’’Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng’’
Chứng tỏ măng là một thức ăn thanh đạm luôn có mặt trong đời sống hằng ngày.
- Lá tre.
+ Thường là thức ăn cho gia súc như : trâu, bò, voi…
+ Có thể dùng để ủ hoa quả.
+ Có thể làm ổ cho gia cầm.
+ Là nguyên liệu đốt.
- Cành tre.
+ Có nhiều gai nhọn dùng để làm hàng rào hoặc làm nơi trú ẩn cho tôm, cua, cá.
- Thân tre : Có rất nhiều công dụng.
+ Tre luôn có mặt trong đời sống hằng ngày, là cánh tay phải của người nông dân khi ra đồng.
+ Trong những ngày Tết cổ truyền : tre được dùng làm cây nêu (treo cờ), những chiếc đu được làm từ tre hay món bánh chưng cũng góp mặt của tre giúp món ăn thêm đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Là công cụ sản xuất : cối xay tre nặng nề quay.
+ Khi đời sống người dân còn khó khăn, tre được dùng làm để đan nhà che mưa che nắng.
+ Tre còn được dùng để chế tạo ra những đôi đủa, rổ rá, cho đến giường tủ… Ngày nay tre là nguyên liệu để làm những vật trang trí trong ngành mây tre đan.
+ Tuổi thơ của trẻ em vùng quê gắn liền với con trâu và rặng tre. Những buổi trưa hè cùng bạn bè chơi đánh chuyền từ những que chắt bằng tre, hay những con diều sáo vi vu trên bầu trời..
+ Trong chiến đấu, tre là giúp nhân dân đánh bại quân thù bằng : gậy tre, chôn tre chống lại sắt thép của quân thù… tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
+ Tre hi sinh để bảo vệ cuộc sống con người.
Kết bài :
Cây tre là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Dù đất nước có công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến dâu, cây tre vẫn gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư