Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về chợ hoa ngày tết

thuyết minh về chợ hoa ngày tết
thuyết minh về bánh chưng
4 trả lời
Hỏi chi tiết
6.971
7
3
doan man
17/02/2019 20:48:03
thuyết minh về bánh chưng
___________________
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.

Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.

Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc.

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.

Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
15
doan man
17/02/2019 20:48:34
thuyết minh về chợ hoa ngày tết
__________________
Mai và Đào đều là hai loài hoa biểu tượng của mùa xuân và là hoa của ‘ngày tết’.
Tự ngàn xưa, Mai đã được xếp vào loại hoa quý nhất trong ngàn hoa. Hoa mai cũng có rất nhiều loại: tứ quý, hồng mai, bạch mai, chi mai, hoàng mai, mai chiếu thủy, song mai… nhưng phổ biến hơn cả là hoa mai vàng. Hoa mai vàng có màu sắc thắm tươi, mỏng manh cho đến khi lìa cành mà sắc vàng vẫn không thay đổi. Cành mai nâu sẫm, ngắn, rất gân guốc nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng. Hoa mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử. Rất quý là những chậu mai vàng “cổ”. Đó là những gốc mai lâu năm, thân có nhiều nhánh, nụ nở bung đều và được uốn theo nhiều tầng, nhiều thế như: long phụng hòa duyên, long phụng hợp cẩn, rồng sà, phụng múa, rồng uốn khúc, ngọa hổ tàng long...
Mai vàng phổ biến ở từ miền trung trở vào. Tên khoa học của Mai vàng 5 cánh là Ochna integerrima, còn mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, gọi là "mai núi", có tên khoa học là Ochna integerrima (lour.) Merr. Ở Tây Nguyên mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra còn có các loại mai vàng nhiều cánh do lai tạo, chọn giống cải tạo dần, hiện tại có những loài lên tới 120 cánh gọi là "mai cúc", vì cánh lúc này chỉ còn bé tí như nhụy hoa.
Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.
Cây đào có tên khoa học là Prunus persica. Cây đào chỉ có thể sống tốt trong một khu vực tương đối hạn chế, do chúng có các yêu cầu về độ lạnh mà các khu vực cận nhiệt đới khó có thể phù hợp, tuy nhiên chúng cũng chịu rét rất kém. Loài cây này có thể chịu được lạnh từ khoảng -26 °C tới -30 °C. Các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ từ -15 °C đến -25 °C, phụ thuộc vào khoảng thời gian rét. Một vài giống thì dễ nhạy cảm với lạnh hơn trong khi các giống khác có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn (vài độ). Ngoài ra, nó cần nhiều nhiệt trong mùa hè để quả có thể chín được, điều này có nghĩa là nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có thể nằm trong khoảng 20 °C - 30 °C. Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt. Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè.
Tổ tiên ta thuở bình minh dựng nước trên đất Bắc, khi chọn hoa đào để làm thú tiêu khiển trong ba ngày tết, chắc hẳn đã nghĩ tới màu đỏ thắm rực rỡ của đào giống như viễn ảnh của một năm mới sắp tới cũng trong sáng đẹp đẽ như màu hoa. Sau những ngày đông giá lạnh, sắc hồng của đào như sưởi ấm lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân, những cây đào bích, đào phai càng quyến rũ hơn, giống như khuôn mặt yêu kiều của một cô gái được che phủ mờ mờ bởi một tấm khăn voan mỏng manh. Việc miền Bắc chơi đào, trong khi miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.
Muốn được cành đào và mai đẹp phải bỏ biết bao công chăm bón, nhưng trong các loài hoa, cầu kì nhất trong cách chăm sóc phải là hoa thuỷ tiên. Khi thuỷ tiên nở hoa, mỗi cụm hoa mang một dáng vẻ khác nhau. Dáng phượng múa, dáng rồng bay, dáng hạc chầu, dáng tiên sa... Mỗi cụm hoa thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn độc đáo của bàn tay người yêu hoa, và là kết quả của nghệ thuật gọt tỉa thuỷ tiên khởi từ trước đó hàng tháng trời. Chính bởi vậy, người xưa mới ham thích thú chơi thuỷ tiên, thú chơi giàu sáng tạo và giàu tính thẩm mỹ, nghệ thuật. Với mùi hương thơm ngát mà không nồng nã, ngạt ngào, quyến rũ mà sâu thẳm, kín đáo, dịu nhẹ mà chẳng nhạt nhoà, pha tạp, hương thuỷ tiên thật thanh cao, nổi trội trong thời khắc thiêng liêng của đất trời khi chuyển sang năm mới.
Bên cạnh hoa đào, hoa mai và hoa thuỷ tiên, còn rất nhiều các hoa xuân khác dành cho những sự lựa chọn khác nhau. Những bình hoa cúc, hoa hồng rực rỡ, hoa mơ trong trắng làm ấm thêm không khí sum họp gia đình. Có những loài hoa xuân mộc mạc nơi đồng quê dành tặng cho bất cứ ai có tâm hồn tinh tế. Đó là vạt hoa cải vàng rực rỡ như ủ nắng trong lòng, là hoa xoan tím biếc dịu dàng như thôn nữ. Đôi khi qua ngõ nhà ai bắt gặp một chút hương nhài khêu gợi mà kín đáo, lả lơi mà thắc thỏm, một gốc bưởi cằn nào đó bỗng tỏa làn hương mộc mạc đồng quê… Bông hoa ngày tết chính là hương sắc của mùa xuân dành tặng bạn.
13
5
Nguyễn Đình Thái
17/02/2019 21:00:35
*Chợ hoa ngày Tết:
Dàn Bài 
1/Mở Bài: 
- Giới thiệu chợ hoa ( Ở đâu? Khi nào?..) 
Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết dền Xuân về, dù có bận rộn đến đâu thì ngừơi dân Biên Hòa đều nhớ về 3 ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng nhất. Cứ đến ngày 20 tháng chạp hằng năm, tại Quảng Trường Tỉnh lại mở ra hội Hoa Xuân báo hiệu năm cũ đã qua và năm mới lại đến. 
2/Thân Bài: 
- Nguồn gốc ra đời của hội hoa xuân (Trước đây và bây giờ): 
Trước đây, chợ hoa Biên Hòa đc bày bán dọc theo bờ sông Đồng Nai nhưng sau lại dời vào khuôn viên của Quảng Trường Tỉnh. Quảng Truờng Tỉnh là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa lớn ở Biên Hòa. Ở đây cứ mỗi dịp 20 tháng chạp là các nhà vườn lại mang hoa về đây bán. 
- Đến với chợ hoa xuân, điều ta gặp đầu tiên là gì? Nằm ở đâu? Trang trí thế nào? 
Đến thăm chợ hoa, điều mà ta bắt gặp dầu tiên chính là cổng chào trưng bày ở phía cổng chính và đc kết tinh bởi rất nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu. Có năm, người ta còn kết thành hình 2 con rồng tượng trưng cho thế vươn lên của người dân Đồng Nai. 
- Bước vào khuôn viên của Quảng trường tỉnh, ta thấy ~ gì? Dáng và thế của chúng ra sao? Gồm ~ loại hoa nào? Có mấy cánh? Màu sắc ra sao? Tượng trưng cho điều gì?( Tả hoa mai) 
Bước vào khuôn viên của Quảng Trường, ta bắt gặp ngay ~ chậu mai vàng vs các thế đứg đag thi nhau khoe sắc thắm. Mai vàng phươg nam tượng trưng cho nắg xuân. Màu vàg thể hiện sự ấm cúng, sự tự tin, năg độg của ng` dân ĐN. Mai vàng cũg thuộc họ Hòag mai - là 1 loại hoa rừg. Mai vàg có mùi thơm ngan ngát. 
- Người chơi mai thường chọn mai theo kiểu nào? Vì sao? Có mấy loại mai? 
Khi chọn mai, ng` chơi mai phải để ý đến 2 loại búp: búp xah mới nhú hạt cườm là ~ bông mai đag thời ẩn nấu, còn nhữg chiếc búp nhọn như móg gà là ~ chiếc lá non đag thời xuất hiện. Bên cạh chọn cây có nhìu hoa, người chơi mai fảj chọn ~ thế và dág thật vững chãi. Cành fảj xum xuê, có đủ lá, đủ lộc, đủ chồi. Nếu có wả thì fảj có đủ wả xanh và wả chín. Đìu đó thể hiện sự an khang thịnh vượng cho gia chủ. Mai có rất nhìu lọai: bạch mai, hồng mai, tứ quý,… 
- Một số loài hoa dân dã khác? Màu sắc của nó thế nào? 
Bên cạnh đó cũg có 1 số loài hoa dân dã khác như: hướg dươg, mồng gà, thược dược, vạn thọ,… Mỗi chậu hoa, bông hoa đều có ~ nét đẹp và hương thơm riêng biệt. Màu đỏ của hoa mồg gà, màu vàg ghệ của hoa hướng dươg, màu tím hồg của hoa sứ,…Tất cả đã làm cho sắc xuân thêm lộng lẫy. 
- Nét đặc trưng của hoa Phong lan? 
Đặc biệt và trang trọng hơn là wầy bán hoa lan. Ngày nay, hoa lan đc rất nhìu ng` ưa thik bởi vẻ đẹp tao nhã và lịch thiệp của nó. 
- Phía tay trái là khu vực gì? Đặc điểm chung của nó là gì? Sống ở đâu? Giới thịu về đào Nhật Tân? 
Phía bên trái là khu vực bán hoa đào. Khu bán đào đối dịn vs khu bàn mai. Đào có 4 lọai: 
Đào phai, Đào bạch, Đào bích, Đào thất thốn. Đặc điểm chug của hoa đào là đều có hoa kép màu đỏ sẫm hoặc màu hồg. Hoa đào Nhật Tân là 1 món wà wý zá ko chỉ ở miền Bắc mà còn ở miền Nam, đặc biệt là dối vs ng` dân Biên Hòa - Đồng Nai. 





- Một số loại cây dân dã khác: 
Bên cạh ~ cành hoa mai, hoa đào, ta fải nhắc đến 1 số loài cây khác như: vú sữa, cây sung, cây khế hay cây tắc,… 
- Ngòai ra còn có ~ gì? 
Đến vs hội hoa xuân, ta ko chỉ nhìn thấy nhữg lòai hoa thơm, hoa đẹp mà còn dc tận mắt chứng kiến ~ tác fẩm nghệ thuật do ~ nghệ nhân tài 3 làm ra. Hay các a chị sviên trường Cao Đẳng Nghệ Thuật TP Biên Hòa vs trang phục ô Đồ xưa đang ng62i viết thư pháp… 
- Thời gian diễn ra nhộn nhịp nhất là khi nào? Giá thàh ra sao? 
Chợ Tết diễn ra từ ság sớm cho đến 23h. Nhưg dôg zdui và nhộn nhịp nhất zẫn là khoảng thời zan từ ngày 25 – ngày 30 Tết Âm lịch. Mỗi ng` đến đây đã chọnmua dc ~ chậu hoa đẹp để trag trí cho căn nhà mình thêm dẹp hơn trong nhung ngày Tết. Dù có ~ lòai hoa giá khá cao, có khi lên tới 3-4 triệu nhưg cũg có loài hoa dân dã có giá cả rất fảj chăng. Nhìu lúc có cây chỉ có zá khoảng 50 ngàn. 
- Tầm wan trọng của lễ hội Hoa tết: 
Lễ hội hoa Tết đã trở thàh 1 lễ hội văn hóa ko thể thíu đối vs vùng đất BH-ĐN mỗi độ tết đến xuân về. 
3/ Kết Bài: 
- Cảm nghĩ của em về Hội Hoa Tết 
Lễ hội hoa xuân gjờ đây kon chỉ đơn thuần là 1 lễ hội zdui chơi ngày tết mà còn trở thàh 1 món ăn tih thần, 1 nét đẹp truyền thốg ko thể thíu dối vs ng` dân ĐN. Em lun tự hào về chợ hoa Xuân và mong cho chợ hoa sẽ lun sốg mãi trog tâm hồn mọi ng`.
2
2
Nguyễn Đình Thái
17/02/2019 21:01:24
*Bánh chưng:

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Riêng người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu (tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho) rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành." Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầỵ. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất.

Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người thuyết minh về chiếc bánh chưng với nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm, bánh chưng vẫn không hề thay đổi. Nguyên liệu làm nên bánh chưng phải là gạo nếp, một thứ gạo dẻo thơm được chắt lọc từ tinh hoa của trời đất. Bánh chưng còn tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước, một đất nước có bề dày truyền thống làm nông nghiệp. Nhân bánh gồm có: thịt lợn, nhưng phải có đủ cả bì, mỡ, nạc; đỗ xanh phải đãi thật sạch vỏ và đồ chín rồi sau đó giã nhuyễn và nắm thành nắm để dễ gói. Lá dùng để gói bánh chưng phải là lá dong, một thứ lá có mùi thơm rất tự nhiên. Lạt dùng để buộc phải được chẻ những cây tre có độ dẻo tốt.

Độc đáo hơn nữa, khi bánh phải “chưng” (ngày nay, người ta thường gọi là luộc) trong một thời gian khá dài khoảng 12 tiếng và chỉ được để lửa râm râm, bánh mới ngon. Khi bánh đã được luộc chín thì sự hòa trộn của gạo, thịt, đỗ và cả lá bánh tạo nên một thứ hương vị thật thanh tao, thơm mát, đó chính là hương vị của sự hiếu thảo…

Trong những ngày Tết cổ truyền, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn nên mọi nhà có thể tự làm hoặc được mua. Nhưng cho dù mua hay tự làm thì bánh chưng vẫn là một nét đẹp lâu đời không gì thay thế được trong văn hoá tâm linh của người Việt. Trong tâm khảm của những người Việt xa quê, bánh chưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của nó. Ngay tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất vui khi được Ban Y tế California nhận định: “Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.

Hay ở Đức, nếu ai đã từng gặp bất kỳ bà mẹ Việt Nam nào hiện đang sinh sống ở đây, đều được họ chia sẻ sự trống vắng và nỗi nhớ quê hương quay quắt mỗi dịp xuân về. Vì ngày Tết Việt Nam thường rơi vào những ngày con cháu họ bận đi làm, không thể đoàn tụ đông vui, nên hễ có dịp sum họp gia đình như lễ tạ ơn, lễ giáng sinh… thì các bà mẹ xa quê xem đó là ngày Tết của mình. Vào những dịp như vậy thì các bà đều làm bánh tét, bánh chưng để nhớ về quê cha, đất tổ.

Thuyết minh về chiếc bánh chưng đã nhiều nhưng không ai có thể phủ nhận, đó là một món ăn độc đáo và có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến đất nước ta trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo