Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu khái quát tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược

​lịch sư 11 ạ
15 trả lời
Hỏi chi tiết
2.656
1
0
$$$$$$
17/02/2019 21:00:25
Vì sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Vệt Nam ?
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.
+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .
- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
17/02/2019 21:17:35
Nêu khái quát tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược
________________________
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược:
* Chính trị:
- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: sa sút.
+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.
+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.
+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
* Xã hội:
- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.
1
0
doan man
17/02/2019 21:19:35
nguyên nhân sâu xa và duyên cớ việc pháp xâm lược nước ta
____________________________
**Nguyên nhân:
-Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.
**.Duyên cớ:
-Lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta ) 31-8-1858).
**Thủ đoạn xâm lược Việt Nam của Pháp:)
-Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, tàu chiến Pháp nhiều lần kéo đến đe dọa, thị uy ngoài cửa biển Đà Nẵng.
-Lấy cớ triều đình cấm đạo Thiên Chúa, để nổ súng xâm lược nước ta.
-Năm 1859, bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào đánh phá thành Gia Định và dùng thủ đoạn vừa đánh vừa hoà, thực dan Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ.
-Hai lần dùng sức mạnh về quân sự đánh chiếm thành Hà Nội (1873 và 1882) và thôn tính một số tỉnh Bắc kỳ.
-Gây chiến với nhà Thanh để loại bỏ ảnh hưởng Trung Quốc đối với Việt Nam.
-Tháng 8-1883, lợi dụng triều đình Huế rối ren sau khi vua Tự Đức chết, Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế, buộc nhà Nguyễn thừa nhận quyền thống trị của pháp bằng những hoà ước Hác măng (1883)và Pa tơ nốt (1884).
*Kết luận: Sau gần 30 năm, với chủ trương lấn dần từng bước, kết hợp việc dùng vũ lực với những thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam.
1
0
doan man
17/02/2019 21:21:30
viì sao nói xã hội việt nam thời nguyễn là xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng
__________________
Nông nghiệp sa sút, kéo theo luôn sự suy thoái rõ rệt của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân. Còn công nghiệp cũng ngày càng lụi tàn vì các quy định ngặt nghèo như các chế độ công tượng mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính chất nô dịch…
Thương nghiệp trong nước và với nước ngoài sút kém rõ rệt, riêng thuế cửa quan trước có 60 sở thu thì đến năm 1851 chỉ còn 21 sở. Một số cửa cảng trước kia buôn bán phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ. Trên cơ sở một nền kinh tế sa sút về các mặt như vậy, tài chính quốc gia ngày càng thêm kiệt quệ.
Trong hoàn cảnh đó, mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị với nhân dân cả nước - chủ yếu là nông dân - đã trở nên vô cùng gay gắt và đã được bộc lộ rõ một cách kịch liệt bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuyên suốt các đời vua nhà Nguyễn, kể từ đời vua đầu tiên Gia Long đến vua Tự Đức là ông vua được chứng kiến sự xâm lược của tư bản Pháp.

Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã dồn mọi lực lượng quân sự trong tay vào việc bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Chính trong quá trình tiến hành “tiễu phỉ” quyết liệt đó, mà lực lượng quân sự của triều đình suy yếu dần, đồng thời cũng hủy hoại mất khả năng kháng chiến to lớn trong nhân dân, và như vậy đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp để thôn tính nước ta. Đó là chưa nói tới chính sách sai lầm của triều Nguyễn về đối ngoại.
Một mặt ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng đang cùng chung số phận bị chủ nghĩa tư bản Pháp uy hiếp, làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân ngày thêm khánh kiệt; mặt khác đối với tư bản phương Tây đang gõ cửa đòi vào thì một mực bế quan tỏa cảng, tưởng rằng đó là phương sách hay nhất để tự cứu. Bên ngoài kẻ thù ráo riết dòm ngó trong khi bên trong lại rối loạn và suy yếu, hoàn cảnh đó chỉ có lợi cho kẻ thù.
Nguy cơ mất nước vào tay bè lũ thực dân Pháp ngày càng rõ, tình hình đó làm cho những người yêu nước và thức thời không thể có thái độ bàng quan, lạnh nhạt.
Ngay cả một số quan lại triều đình - nhất là một số người có dịp đi ra nước ngoài công cán nên thấy rõ sức mạnh của văn minh thế giới - cũng phải lên tiếng, đề đạt với triều đình một số công việc cáp bách cần làm để nước giầu, dân mạnh thì mới có khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
1
1
doan man
17/02/2019 21:24:24
Nhận xét tinh thần thái độ cách đánh giặc của triều đình và nhân dân ta khi Pháp tấn công Đà Nẵng
_____________________________________
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
1
0
doan man
17/02/2019 21:51:29
nội dung hai bản hiệp ước 1883 và 1884 có gì khác nhau
_________________
Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.
nhận xét
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.
1
0
doan man
17/02/2019 21:55:59
hoàn cảnh kí kết hiệp định Pa-ta-nốt
__________________
Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
1
0
doan man
17/02/2019 21:56:10
hoàn cảnh kí kết hiệp định Pa-ta-nốt
__________________
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:01:55
Tại sao sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp lại kéo quân vào Gia Định mà không phải đưa quân ra Bắc ?
Khi thất bại ở đà nẵng pháp đánh chiếm gia định vì:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:06:57
Phân tích đặc điểm của phong trào nhân dân chống Pháp xâm lược ( 1858- 1884 )
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:15:13
Trình bày những hiểu biết về Hoàng Diệu ?
Hoàng Diệu (Mậu Tí 1828 – Nhâm Ngọ 1882)
Chí sĩ, danh sĩ, võ tướng, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Trước vốn tên Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí 1828, đỗ cử nhân khoa Mậu thân 1848 rồi phó bảng khoa Quí Sửu 1853, lúc 25 tuổi.
Sơ bổ Tri huyện Tuy Phước (Bình Định), rồi thăng Tri phủ Tuy Viễn cũng trong tỉnh Bình Định. Sau đó ông bị giáng, đổi về Tri huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ít lâu thăng Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, rồi Bố chánh Bắc Ninh. Ông nổi tiếng công minh và thanh liêm. Suốt 30 năm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch, nghèo túng.
Đến năm Đinh Sửu 1877, ông về Huế làm Tham tri bộ Hình, qua Tham tri bộ Lại, coi viện Đô sát và dự vào viện Cơ mật. Năm sau, làm Tuần vũ Quảng Nam, rồi làm Tổng đốc An Tịnh. Chẳng bao lâu ông được triều đình bổ nhiệm chức Phó toàn quyền Đại thần để hiệp thương với sứ bộ Y Pha Nho (Tây Ban Nha). Năm Canh Thìn 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh, gồm coi cả việc thương chánh.
Đầu năm Nhâm Ngọ 1882, đại tá Pháp Henri Rivière đem quân ra cướp miền Bắc, lấy cớ bảo vệ sinh mạng và tài sản Pháp kiều. Ông bất bình, chuẩn bị đề phòng và sẵn sàng đối phó mọi bất trắc, đột biến do quân Pháp âm mưu gây ra
Quả nhiên, lúc 5 giờ ngày 8 tháng 3 Nhâm Ngọ (25-4-1882) Henri Rivière sai thông dịch viên tên Phong đưa tối hậu thư, yêu sách 3 điều:
+ Phá các tạo tác phòng thủ trong thành.
+ Giải giới binh lính.
+ Đúng 8 giờ các vị tổng đốc tuần phủ, bố chánh, án sát và chánh, phó lãnh binh phải thân đến trình diện tại dinh đại tá.
Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê. Xong sẽ giao trả thành lại. Ông tiếp tối hậu thư, phẫn uất sai ngay Tôn Thất Bá đi điều hình. Nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15 Rivière tấn công với số quân 450 người và một ít thân binh; có 4 tàu chiến yểm hộ; La Fanfare, La Massue, La Hache, La Surprise (tàu này không kịp tới, vì mắc cạn dọc đường Hải Phòng đi Hà Nội).
Trước hỏa lực của quân Pháp, Hoàng Diệu quyết liệt đối phó. Ông chỉ huy quân sĩ chống cự ở cửa Bắc. Trong khi ấy Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân Mục) ở phía Đông Nam Hà Nội theo giặc. Một lát sau, kho thuốc súng trong thành nổ, do Pháp thuê kẻ gian đốt (có sách nói là Tôn Thất Bá đã làm nội tuyến cho địch). Bố chánh Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ thành chạy, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn trong hành cung.
Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 50 tuổi.
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:18:07
Trình bày những hiểu biết về Trương Định ?
Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.
Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Trương Định đã đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây mai… Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa binh rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Vua quan nhà Nguyễn đã sai Phan Thanh Giản đến bắt ông phải giải binh, đồng thời thăng cho ông chức lãnh binh và bắt phải đi nhậm chức ở nơi khác. Vì tôn quân, lúc đầu ông định tuân lệnh, nhưng nhân dân và nghĩa quân giữ ông lại. Họ kéo nhau ra trước ngựa của ông và nhất trí tôn ông làm “Bình Tây đại nguyên soái”.
Tháng 2 năm 1863, địch tổng công kích đại bản doanh Trương Định ở Gò Công. Cuộc chiến đấu đã diễ ra vô cùng ác liệt trong ba ngày liền. Hai phó tướng của ông là Đặng Kim Chung và Lưu Bảo Đường đều tử trận.
Nghĩa quân yếu thế phải rút về Phước Lộc, dựa vào khu rừng Sat (gần biển) để tiếp tục chống giặc. Ở đây, nghĩa quân còn chống cự với Pháp nhiều lần và kéo dài cuộc chiến đấu hơn 2 năm.
Ngày 20/8/1864, tên Việt gian đầu hàng Pháp là Huỳnh Công Tấn (Đội Tấn) bí mật đưa quân địch vào vây bắt ông ở Tân Phước, ông bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát.
Nhân dân, nghĩa quân, sĩ phu tất cả các nơi đều hết sức thương tiếc và coi ông là một vị anh hùng trong sự nghiệp chống Pháp thời kì đầu xâm lược nước ta.
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:22:19
Trình bày những hiểu biết về Nguyễn Tri Phương ?
Nguyễn Tri Phương sinh năm 1800, tên tục là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên. Ông là người con của làng Đường Long (Chí Long), thuộc Thừa Thiên – Huế ngày nay. Ông sinh trưởng trong một gia đình lao động, làm ruộng và nghề thợ mộc. Bằng ý chí vượt khó và tài năng sẵn có, ông đã dựng lên nghiệp lớn.
Năm 1823, ông bắt đầu nhen nhóm con đường làm quan khi được vua Minh Mạng bổ nhiệm làm Điển Bộ, một chức quan nhỏ của Nội Điện rồi nhanh chóng vươn lên những nấc thang cao hơn. Thể hiện được năng lực của mình, năm 1832, ông được đứng trong hàng ngũ Phái bộ đàm phán thương mại với Trung Hoa. Thời gian sau, ông lên làm Thị lang Bộ Lễ, bị dèm pha, ông từng bị cách chức rồi được phục chức. Thế nhưng, dường như ý trời đã để ông bén duyên với binh nghiệp.
35 tuối, Nguyễn Tri Phương được cử vào Gia Định với trọng trách dẹp loạn, khai hoang mở mang lãnh thổ. Đến năm 1840, Minh Mạng giao chức Tuần phủ Nam Nghĩa cho ông, nhiệm vụ là quản lý công tác phòng thủ cửa biển Đà Nẵng, là một trong những cửa biển trọng yếu và nhạy cảm, mang ý nghĩa sống còn, ngay gần kinh thành Huế. Sau đó, ông tiếp tục Nam tiến, làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường), rồi Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên) cả hai lần đều phải gánh nhiệm vụ dẹp tan giặc cướp từ bên ngoài tới cũng như quân Xiêm, bình ổn phía Tây đồng bằng sông Cửu Long. Cũng bởi chiến tích này, Thiệu Trị đã phong tặng mỹ hiệu “An Tây Trí Dũng Tướng”, cùng tước Tráng Liệt Tử, công trạng của ông được khắc lên bia Võ Miếu tại cố đô.
Cái tên Nguyễn Tri Phương cũng là do vì Tự Đức đã ban bởi lòng quý trọng người tài, xuất phát từ câu “Dõng thả tri phương”, tức là dũng mãnh mà lắm mưu chước. Khi đã 53 tuổi, ông được phong chức Kinh Lược Sứ Nam Kỳ, tiên phong trong công cuộc khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, đời sống người dân miền sông nước Cửu Long trở nên khấm khá hơn.
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng khơi ngòi cho cuộc xâm lược Việt Nam. Điểm tấn công đầu tiên là bán đảo Sơn Trà, Đã Nẵng. Vận nước lâm nguy, vua Tự Đức đã chọn mặt gửi vàng. Nguyễn Tri Phương nhận lệnh quay lại Đà Nẵng, cầm quân đánh giặc, được nắm toàn quyền quyết định trên chiến trường. Tháng 10-1858, phòng tuyến Điện Hải, An Hải bị vỡ, quân triều đình tan tác nhưng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương phòng tuyến Liên Trì đã được xây dựng, lấy phòng thủ để tiến công. Trong trận Liên Trì, quân ta thương tổn khá nặng, Nguyễn Tri Phương xin vua trách tội. Tự Đức đã giáng chức nhưng để ông ở lại đoái công chuộc tội. Không phụ lòng vua, ông đồng lòng hiệp sức với quân dân Đà Nẵng đã hất cẳng quân xâm lược ra khỏi Đà Nẵng vào ngày 23-3-1860.
Thất bại trong âm mưu đánh vào yếu huyệt Đà Nẵng, thực dân chuyển hướng tấn công thành Gia Định và chiếm được thành. Nguyễn Tri Phương thêm một lần được cử vào lãnh quân, xây dựng cũng như trấn thủ đại đồn Chí Hòa. Dù đã nỗ lực hết mình nhưng kết cục Chí Hòa vẫn rơi vào tay giặc. Trước tình thế này, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp năm 1862, và cắt đi 3 tỉnh Đông Nam Bộ là Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường.
Năm 1863, Nguyễn Tri Phương ra Bắc trấn áp quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ trắng, Cờ vàng tràn, từ biên giới sang cướp bóc hoành hành ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ông còn được phong chức Khâm Mạng Đại Thần, tổng chỉ huy đẩy lùi giặc phương Bắc. Lúc này tuổi cũng đã già, ông dâng sớ xin vua cho rút về Huế nhưng Tự Đức vẫn tin tưởng vào tài và kinh nghiệm trận mạc của ông nên không chấp thuận.
Sáng ngày 20/11/1873, Đại úy Garnier dẫn đám quân ô hợp tấn công Hà Nội lần thứ nhất. Chỉ có hơn 300 lính cùng với 2 pháo thuyền, nhưng chúng đã chiếm được Bắc Thành, Cửa Nam bị bắn vỡ. Hơn 2.000 quân lính triều đình với vũ khí thô sơ là gươm, giáo đã thua trận trước vũ khí hiện đại từ phương Tây. Trong trân này, Nguyễn Lâm – con trai Nguyễn Tri Phương tử trận, còn ông thì bị trúng đạn và rơi vào tay Pháp. Theo “Đại Nam thực lục”, người Pháp đem cháo và thuốc cho ông, ông đều phun nhổ cả ra, tuyệt thực, quyết không khuất phục quân thù. Sau một tháng can trường thủ tiết như vậy, Nguyễn Tri Phương qua đời ở tuổi 73, với câu nói để đời “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”.
Dù thống lĩnh đại quân, quyền bính ngất trời nhưng Nguyễn Tri Phương là một vị quan thanh liêm. Ngay cả sử gia nước ngoài Paulin Vial cũng nhận xét Nguyễn Tri Phương “phụng sự nước Nam với ý định không làm giàu bằng sự bóc lột cướp giật tài sản của dân chúng”, và đánh giá ông là một tấm gương “đức hạnh vô biên khó tìm thấy ở Á châu”! Dù không sinh ra ở Hà thành nhưng nhân dân nơi đây vẫn vô cùng cảm kích trước cống hiến của Nguyễn Tri Phương, và đã lập đền Trung Liệt thuộc Gò Đống Đa và Vọng Lâu thành Cửa Bắc để tôn thờ.
1
0
$$$$$$
18/02/2019 14:28:53
Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862 , phong trào của nhân dân có điểm gì mới ?
Trả lời:
Có nhiều điểm mới là ( ở trên )
0
0
anh nguyen
25/04/2020 16:22:56
cs bn nào biết nhận xét về quá trình pháp xâm lược việt nam 1858 đến 1884 ko ..?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư