Chú cừu Dolly đã cấp thông tin cho nhiều nhà khoa học trên thế giới để họ tiếp tục nghiên cứu trong nhiều năm dài. Dolly là nhân vật chính của nhiều cuốn sách và bộ phim khoa học nổi tiếng. Số phận của đa số động vật nhân bản vô danh không được biết. Dù sao, họ đã phục vụ mục đích bảo đảm tiến bộ khoa học.
Đây là một trong những nguyên nhân tại sao các nhà khoa học coi việc nhân bản người là công nghệ nguy hiểm và không phù hợp với quan điểm đạo đức. Giáo sư Tarantul giải thích thêm, không ai có thể đảm bảo rằng, người nhân bản vô tính sẽ không có khuyết tật lớn.
Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng, nếu bãi bỏ lệnh cấm nhân bản người, thì sẻ có những trường hợp lạm dụng công nghệ này, dù nó đắt tiền như thế nào đi nữa. Giáo Hội cũng chống lại công nghệ nhân bản vô tính người.
Nuôi cấy mô hay cơ quan không gây nhiều tranh cãi như vậy. Công nghệ tế bào này được gọi là điều trị nhân bản giúp chữa trị một số bệnh, ví dụ, khôi phục lại các tế bào tim sau cơn nhồi máu. Công nghệ nhân bản này có triển vọng lớn. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Boris Rezhabek, Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển Trí quyển: “Thành lập các ngân hàng tế bào gốc không phải là một ý tưởng ngu ngốc, từ đó sẽ có thể nuôi cấy gan, tim và thận. Khả năng cấy ghép các cơ quan này không chỉ được chứng minh mà còn đi vào thực tiễn”.